Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển năm 2025: Nha Trang say Hi
    Tin Thế Giới
Iran nói Mỹ cần 'lên tiếng', Israel yêu cầu dân Iran 'tránh xa các nhà máy vũ khí'
    Tin Việt Nam
Việt Nam và Mỹ kết thúc vòng đàm phán thương mại đối ứng lần 3
    Tin Cộng Đồng
Cộng đồng người Việt tại Israel vẫn an toàn, một gia đình bị ảnh hưởng nhẹ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Trump thu hồi quy chế miễn thuế cho Đại học Harvard
    Văn Nghệ
Thanh Thủy trở thành một trong những 'Hoa hậu đẹp nhất thế giới' năm 2024
    Điện Ảnh
An Dĩ Hiên sống khốn khổ sau khi chồng ngồi tù
    Âm Nhạc
Á quân Tiếng hát Việt toàn cầu đổi nghệ danh, ra album đầu tay
    Văn Học
Thái Bình, Kon Tum: Chuẩn bị chu đáo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Lời giải cho nghi án giới tính của 'ông hoàng thơ tình' Xuân Diệu
Sau nhiều năm bị nghi ngờ là gay, cuối cùng người vợ duy nhất của ông, đạo diễn Bạch Diệp tiết lộ giới tính thật của Xuân Diệu.

 



Những nghi ngờ xung quanh giới tính của Xuân Diệu cứ âm ỉ suốt mấy chục năm, từ thời ông còn trai trẻ cho đến sau khi chia tay với vợ. Khi cuốn hồi ký "Cát bụi chân ai" của nhà văn Tô Hoài ra đời năm 1993, nhiều người đã tin về "tình trai" của Xuân Diệu. Nhưng có lẽ, người biết rõ nhất về chuyện phòng the của Xuân Diệu chỉ có người vợ cũ của ông, nữ đạo diễn nổi tiếng Bạch Diệp. Sau nhiều năm, cuối cùng bà cũng tiết lộ với báo ĐS&PL những câu chuyện được giấu kín trong lòng...

 

Đối với nhiều người, cuốn Hồi ký cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài xuất bản năm 1993 như là "đáp án" cho câu hỏi bấy lâu về giới tính của "ông hoàng thơ tình" Việt Nam. Nhưng ở một nguồn dư luận khác thì lại cho rằng, đó chỉ là những hồi ức của một người, không đủ để chứng minh rằng Xuân Diệu chỉ hoàn toàn mê đắm các mối "tình trai". Đặc biệt là đoạn tả những đêm "ma quái": "Bàn tay ma ở đâu sờ vào.Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ... Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng... Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa... Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mớ rờn rợn tởm".

 

Những dòng hồi ức của Tô Hoài về năm tháng ở "U tỳ quốc" Yên Dã, huyện Đại Từ, Thái Nguyên (U tỳ quốc là cách gọi của Xuân Diệu) còn có hình ảnh các chàng trai trẻ cứ tối đến là chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Rồi một ngày, Xuân Diệu bị lôi ra kiểm điểm. "Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi... tình trai...! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả" (Cát bụi chân ai, chương III). Rồi một lần đi công tác, Tô Hoài kể rằng, con gái đi ngang mặt Xuân Diệu cứ dửng dưng như không, nhưng con trai thì xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Xuân Diệu còn nhìn dõi vào mắt, nắm cổ tay từng đứa, mân mê như chọn đẵn mía!

 

Bí mật làm tan vỡ cuộc hôn nhân 6 tháng

 

Sau nhiều năm chôn giấu bí mật về cuộc hôn nhân ngắn ngủi với "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, cuối cùng, nữ đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Việt Nam - Bạch Diệp - cũng tiết lộ với ĐS&PL về những nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của họ tan vỡ.

 

Trong căn nhà nhỏ trên phố Đội Cấn, bà Bạch Diệp nhớ lại: "Từ nhỏ tôi đã bị cấm đọc tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết tình yêu, lại học ở trường dòng nên gần như tôi không biết gì nhiều về tình yêu nhục dục, quan hệ vợ chồng. Lấy nhau nhưng đêm tân hôn và cả những ngày sau nữa không có chuyện quan hệ chăn gối nhưng tôi cũng không thắc mắc nhiều đến chuyện đó. Đến khi lấy nhau được 3 tháng thì bố tôi phát hiện chúng tôi chưa ăn ở với nhau. Đó là do một lần chúng tôi đi Quảng Ninh chơi về thì mẹ lôi tôi vào phòng hỏi: thế nào? Thì tôi ngạc nhiên hỏi thế nào là thế nào ạ. Thế là mẹ tôi hỏi thẳng chuyện chăn gối của hai vợ chồng. Tôi liền bảo: con tưởng phải 1 năm sau mới ngủ với nhau chứ, mới mấy tháng đã ngủ gì".

 

Sau buổi nói chuyện đó, cha của Bạch Diệp liền gọi Xuân Diệu lên gác nói chuyện. Bố vợ và con rể nói chuyện kín trong phòng một lúc thật lâu thì Xuân Diệu ra về. "Bố tôi bảo Xuân Diệu bị bệnh tiên thiên, không thể quan hệ vợ chồng được. Nhưng Xuân Diệu mắc chứng bệnh đó là do bẩm sinh chứ không phải do chơi bời mà ra. Bố tôi bảo sẽ chữa cho Xuân Diệu. Ông cũng "giao chỉ tiêu" cho chàng rể trong 3 tháng nếu không khỏi bệnh, không làm tròn vai trò của người chồng "thì phải bỏ con Diệp". Từ đó, ngày nào Xuân Diệu cũng mải miết sắc thuốc uống mong chữa trị được chứng bệnh yếu sinh lý bẩm sinh. Bạch Diệp biết bệnh của chồng thì thêm phần thương xót, không kêu ca, than phiền một lời. Mẹ của Bạch Diệp còn sốt sắng đi tận Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng xem bói. Mỗi lần nghe thầy phán: "thằng chồng nó bị ma ám, phải đem lá bùa này về đốt, lấy tro phá với nước lã, bắt nó uống"; hay "phải xoay giường ra hướng khác, hướng này khí độc"... thì đều về bắt con gái, con rể làm theo. Nhưng cuối cùng chứng bệnh "tiên thiên" của chàng rể cũng chẳng suy suyển chút nào.

 

PGS. TS Lê Lương Đống, Quyền vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế cho biết: "Bệnh tiên thiên là bệnh mang tính bẩm sinh. Bệnh tiên thiên có rất nhiều dạng chẳng hạn như tim tiên thiên, thận tiên thiên, cơ địa tiên thiên... Những người bẩm sinh yếu tiên thiên có chung đặc điểm là từ bé đã ốm yếu quặt quẹo, bệnh tật liên miên, bị hết bệnh này đến bệnh khác, sức đề kháng kém khỏi được bệnh này lại sinh ra bệnh khác. Kể cả khi người đó tập thể hình, có sức cơ bắp thì sức đề kháng vẫn kém.

 

PGS.TS Lê Lương Đống cũng cho rằng: Với Xuân Diêu có thể do bị bệnh tiên thiên ở thận hoặc rối loạn vận mạch não, gây co thắt mạch máu não nên một nửa não thường bị co thắt gây đau đớn. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến cảm xúc phòng the. Hoặc có thể ông bị bệnh thận tiên thiên nên dẫn đến suy thận, yếu sinh lý, xương cốt rệu rã, hay bị sụn lưng ngay từ khi còn trẻ hay ốm vặt. Người mắc chứng bệnh này thường nhút nhát, cảm xúc cũng thất thường.




Xuân Diệu mặc cảm về bệnh của mình

 

Rồi một hôm, Xuân Diệu nói với vợ: Diệp ơi, 3 tháng rồi mà anh không biến chuyển gì. Chúng ta phải chia tay thôi, anh phải thực hiện lời hứa với bố. Nói đến đó, cả hai vợ chồng cùng khóc.

 

Nhớ lại những ngày ấy, bà Bạch Diệp bảo, suốt 6 tháng làm vợ chồng, không những không có chuyện quan hệ chăn gối mà ngay cả ôm thôi, giữa chúng tôi cũng không có. Mỗi đêm, Bạch diệp thường nằm sát về một mé, quay mặt vào trong, còn Xuân Diệu sau một hồi loay hoay với giấy bút và thơ thì cũng nằm cách xa vợ ở phía mé giường còn lại. Có lẽ, ngay chính cả "ông mai" Hoàng Tùng khi cố làm sợi dây gắn kết hai con người này lại cũng không thể ngờ cuộc hôn nhân của họ lại ngắn ngủi đến nhường ấy. Dù Hoàng Tùng là người rất cẩn thận, trước khi làm mai ông đã cử người đến tận nơi hỏi Huy Cận về Xuân Diệu thì Huy Cận bảo, Xuân Diệu là người bình thường. "Xuân Diệu không hiểu hết mình, ông ấy nghĩ là vì không quan hệ nên không quen, lấy vợ vào sẽ hết nên mới quyết định lấy tôi. Nhưng nào ngờ, sự tình cũng chẳng chuyển biến được. Có lần tôi hỏi một người em dâu của Xuân Diệu thì được biết một người em của Xuân Diệu cũng mắc chứng bệnh đó", người vợ cũ của "ông hoàng thơ tình" nói.

 

Nhưng có lẽ, cuộc sống vợ chồng của họ đã không đổ vỡ chóng vánh như vậy, cuộc đời con gái của nhà báo Bạch Diệp cũng không lỡ dở nếu Xuân Diệu là người ham mê vun xới cuộc sống gia đình. Bởi với Bạch Diệp, chuyên ân ái gối chăn không phải là tất cả trong cuộc hôn nhân ấy: "Nếu Xuân Diệu mà sống tình cảm như những người chồng bình thường khác thì tôi có thể vẫn sống được trong mái ấm gia đình đó. Chuyện chăn gối không phải là cái gì ghê gớm lắm, bởi từ bé tôi đã lớn lên trong môi trường của kinh thánh và dòng tu. Nhưng Xuân Diệu hình như mặc cảm, cứ nghĩ rằng cư xử tình cảm là sẽ phải dẫn đến chuyện ấy nên ông ấy không gần gũi, vuốt ve vợ, nên phải bỏ chứ nếu không thì cũng không đến nỗi phải bỏ nhau. Xuân Diệu lại chỉ thích vuốt ve con trai mà thôi. Ông ấy sống như một người đàn ông không bình thường, lại xa lánh, không gần gũi vợ nên khi Xuân Diệu bảo thôi thì tôi đồng ý thôi luôn".

 

Và rồi cuộc hôn nhân duy nhất trong cuộc đời "ông hoàng thơ tình" đã kết thúc buồn thảm như vậy. Trong tiểu sử của ông, người ta vẫn điểm đến tên người đàn bà duy nhất trong cuộc đời của ông, nhưng có lẽ đó chỉ là người vợ trên danh nghĩa mà thôi. Dù vậy, cho đến bây giờ, người vợ duy nhất vẫn nhớ về ông với niềm cảm mến sâu sắc: "Cuộc hôn nhân ngắn ngủi với Xuân Diệu như một luồng gió mát đi qua cuộc đời tôi. Luồng gió đó dù ngắn nhưng đã để lại mãi ấn tượng trong tâm hồn. Chỉ là một luồng gió thoáng qua nhưng lại làm tôi giữ mãi niềm thương mến, bởi tôi thực lòng rất thương Xuân Diệu".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thái Bình, Kon Tum: Chuẩn bị chu đáo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (02-06-2025)
    Cả 8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á 2025 (11-05-2025)
    Du học sinh Trung Quốc ở Việt Nam - Nhịp cầu hữu nghị từ trái tim (20-04-2025)
    Một học sinh Việt Nam đạt điểm toán cao nhất thế giới (15-03-2025)
    Hà Nội công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 (26-02-2025)
    Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm và chúc mừng Trường Đại học Y Hà Nội (26-02-2025)
    Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này (16-02-2025)
    Địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất năm 2025 (18-01-2025)
    Hà Nội công bố điểm kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố lớp 12 (18-01-2025)
    27 năm lớp học tình thương: Gieo con chữ, gieo niềm tin tử tế (08-01-2025)
    Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm (03-01-2025)
    Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Lần đầu tiên có môn tiếng Nhật (23-12-2024)
    Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự trở thành thương hiệu có tiếng trong khu vực và trên thế giới (18-12-2024)
    TP.HCM dự kiến cần 653 tỷ đồng để miễn học phí từ mầm non đến phổ thông năm học 2025-2026 (16-12-2024)
    Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội (04-12-2024)
    Khánh Hòa: Nuôi cơm trưa, uống sữa miễn phí để ngăn học trò miền núi bỏ học (20-11-2024)
    Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025 (04-11-2024)
    Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1 (13-10-2024)
    Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein (09-10-2024)
    Nobel Vật lý 2024 được trao cho 2 nhà nghiên cứu mạng lưới thần kinh nhân tạo (08-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Nghệ thuật miêu tả cái chết trong sử thi Mahabharata (16-12-2015)
    Đừng phê bình khi trình chưa có (05-12-2015)
    Sự thật phũ phàng về nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc (23-11-2015)
    Chí Phèo, nhân vật bị khước từ (17-11-2015)
    'Những người khốn khổ' - sự vĩ đại của những cuộc đời giản dị... (03-11-2015)
    Suy ngẫm về những cuốn sách cấm (19-10-2015)
    Giải thưởng Nobel và những điều có thể bạn chưa biết (20-09-2015)
    Di sản văn học của Phật hoàng Trần Nhân Tông (03-09-2015)
    Tìm hiểu thú thưởng thức âm nhạc của người xưa qua truyện Kiều (26-08-2015)
    Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và con người trong ca dao Nam Bộ (21-08-2015)
    Triết lý về con người trong văn học dân gian Việt Nam (08-08-2015)
    Đằng sau truyện cổ Grimm là những khoảng tối bạo lực? (17-07-2015)
    Văn học dân gian và tính cách người Nhật Bản (07-07-2015)
    10 cuốn sách văn học tuyệt vời nhất mọi thời đại (26-06-2015)
    Thơ Hồ Xuân Hương: Tình dục và tâm thức phản kháng (17-06-2015)
    Festival Văn học và Nghệ thuật xứ Wales (30-05-2015)
    10 cuốn sách văn học tuyệt vời nhất mọi thời đại (25-04-2015)
    Günter Grass - từ lính Đức Quốc xã tới chủ nhân Nobel văn chương (14-04-2015)
    Sách nữ hoàng Victoria viết lúc 10 tuổi được xuất bản (10-04-2015)
    Chàng thiếu niên lập dị của Matthew Quick (04-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chết Hụt


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 164890050.