Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia
    Tin Thế Giới
Iran cảnh báo mối đe dọa 'không thể kiểm soát' khi Mỹ phủ quyết ngừng bắn ở Gaza
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan
    Tin Cộng Đồng
Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư
    Tin Hoa Kỳ
Chủ tịch Hạ viện bị phế truất McCarthy thông báo sẽ rời Quốc hội Mỹ
    Văn Nghệ
Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND
    Điện Ảnh
Một bộ phim Việt phải rời rạp, chưa được Cục Điện ảnh cấp phép
    Âm Nhạc
Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ
    Văn Học
Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Anh, Pháp, Đức cùng gởi công hàm phản bác yêu sách Trung Quốc trên Biển Đông
Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức ngày 16-9 đã gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc. Công hàm chung nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, 'quyền lịch sử' Trung Quốc đưa ra là vô lý chiếu theo UNCLOS 1982.

Anh, Pháp và Đức (nhóm E3) khẳng định ngay từ đầu công hàm các nước này lên tiếng với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), nhấn mạnh công ước này là "khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương".

Công hàm nhấn mạnh quyền đi lại không gây hại, tự do hàng hải và hàng không như đã nêu trong UNCLOS phải được tôn trọng, đặc biệt tại Biển Đông.

Mặc dù công hàm chung tái khẳng định E3 không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông, việc chỉ ra những cái sai của Trung Quốc là một hành động rất có ý nghĩa.

Công hàm của Anh, Pháp và Đức khẳng định đường cơ sở thẳng Trung Quốc tự vẽ ra ở Hoàng Sa của Việt Nam và "quyền lịch sử" mà Bắc Kinh đưa ra là không có cơ sở dựa trên UNCLOS.

"Các yêu sách liên quan đến việc thực thi "quyền lịch sử" trên Biển Đông là không tuân thủ luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công hàm chung nhấn mạnh đồng thời khẳng định "quyền lịch sử" mà Trung Quốc nêu ra đã bị bác bỏ trong phán quyết ngày 12-7-2016 của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông.

Theo nhóm E3, phần II và phần IV của UNCLOS đã quy định đầy đủ và rõ ràng cách xác định đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo. Do đó, việc Trung Quốc - một quốc gia lục địa - tự ý vẽ đường cơ sở thẳng ở Hoàng Sa (PV - thuộc chủ quyền của Việt Nam) là "không có cơ sở pháp lý".

Hoạt động bồi đắp và cải tạo các thực thể mà Trung Quốc đã chiếm đóng hay bất kỳ tác động nhân tạo nào khác sẽ không làm thay đổi phân loại đối tượng địa lý theo UNCLOS.

"Các tranh chấp yêu sách hàng hải ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của UNCLOS cũng như các phương tiện và thủ tục giải quyết tranh chấp đã được đưa ra trong UNCLOS", công hàm của E3 kêu gọi.

"Với tư cách là các quốc gia thành viên UNCLOS, Pháp, Đức và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục duy trì và khẳng định các quyền và tự do của mình như được quy định trong UNCLOS, góp phần thúc đẩy hợp tác trong khu vực theo quy định của công ước", công hàm kết thúc.

"Cuộc chiến công hàm" về Biển Đông - cách gọi hiện nay của nhiều người trước việc các nước liên tục gửi công hàm/công thư lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc - phát sinh sau một công hàm do Malaysia đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc vào tháng 12-2019.

Hành động mở màn cuộc chiến công hàm của Malaysia đã kéo theo cả những nước không tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông như Indonesia, Mỹ, Úc và mới nhất là nhóm E3 tham gia vào cuộc chiến công hàm này - góp phần làm nổi bật sự phi lý và bất hợp pháp trong các yêu sách của Trung Quốc.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)
    Nhật, Campuchia đưa ra tuyên bố chung về Ukraine, Myanmar và Biển Đông (21-03-2022)
    Philippines sẽ triển khai tàu tuần duyên lớn nhất hoạt động ở Biển Đông (28-02-2022)

Các bài viết cũ:
    ARF nhìn nhận có vụ việc nghiêm trọng ở Biển Đông, kêu gọi không quân sự hóa (12-09-2020)
    Công hàm Biển Đông của Úc là khởi đầu đẩy lùi việc bành trướng của Trung Quốc (02-08-2020)
    Mỹ khẳng định sát cánh cùng Việt Nam giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông (12-07-2020)
    Mỹ bất ngờ hé lộ chi tiết tập trận cả ngày lẫn đêm trên Biển Đông (05-07-2020)
    Vụ tàu Quảng Ngãi bị đâm ở Hoàng Sa: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra (14-06-2020)
    Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, tầm bắn 12.000km (13-05-2020)
    Buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm ở Biển Đông (24-04-2020)
    Quan chức Mỹ: Phải sẵn sàng cho đụng độ quân sự với Trung Quốc (21-02-2020)
    Biển Đông một năm sóng gió: Từ tàu khảo sát địa chất tới tàu sân bay (29-12-2019)
    Về vụ tàu Hải Dương 9 của Trung Quốc, Việt Nam theo dõi sát tình hình (21-11-2019)
    Bảo vệ Biển Đông, Việt Nam sẽ kêu gọi các quốc gia tuân thủ UNCLOS (15-11-2019)
    Ngoại trưởng Philippines: 'Bắt tay với Mỹ nhưng chả biết Mỹ bảo vệ đến mức nào' (07-11-2019)
    Biển Đông, RCEP phủ bóng ASEAN (03-11-2019)
    Pompeo: Mỹ làm quá ít khi Trung Quốc quấy nhiễu Việt Nam (31-10-2019)
    Tàu Hải Dương Địa chất 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam, hướng về Trung Quốc (24-10-2019)
    Tư lệnh tuần duyên Mỹ: Hợp tác với Việt Nam đang hết sức tích cực (22-10-2019)
    Cựu cố vấn Chính phủ Nhật: sáng kiến Vành đai - Con đường chỉ 'phô trương chính trị' (18-10-2019)
    Mỹ cảnh báo Trung Quốc lợi dụng COC cho mưu đồ trên Biển Đông (18-10-2019)
    Các nước ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông (16-10-2019)
    'Chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng' (14-10-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ai Biểu Xấu


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150179665.