Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Vương quốc Anh gửi lượng lớn thiết bị quân sự 'sắp đem đi vứt' cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trục Quay Chiến Lược
Gs/Ts Nguyễn Hữu Hoạt

Tổng thống Joe Biden đã chọn Kurt Campbell đảm nhận chức vụ thứ trưởng ngoại giao đặc trách Á Châu. Kurt là chiến lược gia, chủ trương “xoay trục Á châu” dưới thời kỳ Obama. Ông đã trực tiếp làm việc dưới quyền của ngoại trưởng Hillary Clinton. Được đánh giá là một Masterminds điều phối và phụ trách khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đặc biệt nghiên cứu và vạch ra đường lối đối phó với Bắc Kinh. Nhận định của giới ngoại giao cho rằng Kurt Campbell có khuynh hướng diều hâu và không thiện cảm với chính quyền Bắc Kinh.

Sau khi Tổng thống Obama mãn nhiệm, Kurt Campbell đã thành lập và điều hành công ty tư vấn Asia Group, đồng sáng lập Trung Tâm nghiên cứu an ninh. Ngoài ra ông còn là cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden.

Trước đây vào năm 2016, Kurt Campbell đã vạch ra con đường tiếp cận Á châu trong cuốn sách “The Pivot” do ông xuất bản. Chủ trương của ông là củng cố lại các liên minh Á châu, xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Ấn Độ, Nhật, Việt Nam, Úc, Indonesia, Đài Loan v.v.. để đối mặt với cuồng nộ Bắc Kinh. Mặc dầu trong thời gian không tham chính, nhưng qua những bài viết của ông, về mặt tích cực ông đã tán thành đường lối cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Xa hơn chẳng những tán thành Kurt Campbell còn ca ngợi và kêu gọi ủng hộ lập trường và lối ứng xử của Trump đối với Tập Cận Bình và Kim Jong-un Bắc Hàn. Bên cạnh sự tán thành và cổ võ ấy, ông cũng đã chỉ trích Trump đã phá vỡ và làm sứt mẻ quan hệ với đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn cũng như tạo nên những bất đồng với các đồng minh Á châu khác. Kurt cho rằng nếu một cuộc chiến xảy ra với Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào, Nhật bản sẽ là đồng minh tin cậy và có thể sản xuất nhanh chóng vũ khí đạn dược đáp ứng cho nhu cầu chiến trường nhanh và hữu hiệu nhất. Nhận định trên của Kurt cùng với quan điểm của cố Tổng thống Lyndon B. Johnson trước đây.

The Pivot (T rục quay)của Kurt đã mô tả sự thờ ơ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Đông và bán cầu Châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chính sách xoay trục về Á châu, nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ, đồng thời phát huy tiềm năng và sức mạnh của Mỹ ngăn chận mục tiêu thống trị toàn cầu của Trung Quốc. Điều mà những xung đột về quân sự và kinh tế tương lai khó có thể hoà hoãn. Xa hơn, Pivot chẳng những chỉ vạch ra con đường trước mặt mà Hoa Kỳ cần thực thi, mà Hoa Kỳ cần tiến xa hơn qua hình thức tái cấu trí cũng như gia tăng các hoạt động quân sự trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mặt khác, Hoa Thịnh Đốn cần giúp đỡ một Liên Minh Á Châu ra đời.

Gần đây, trước ngày Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng đặc trách Á Châu, ông Kurt Campbell đã chia sẻ quan điểm của mình qua bài báo thuộc Bộ Ngoại Giao về nhu cầu một Liên Minh và quan hệ đối tác chiến lược để duy trì trật tự mới do sự đe doạ từ phía Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ cần có một tầm nhìn mở rộng về hệ thống thương mại cởi mở, lạc quan cộng tác với đa quốc gia, nhưng phải quyết liệt từ chối hay đúng hơn là không cho phép Trung Quốc đi xa vào các sản phẩm trí tuệ, Robot hay 5G.

Về lãnh vực phòng thủ, Kurt vạch ra con đường Hoa Kỳ nên tập trung vào các loại vũ khí như tên lửa hành trình và đạn đạo, máy bay không người lái, tàu ngầm và vũ khí tấn công, tăng cường thêm chiến hạn, hiện diện và sẵn sàng chiến đấu hầu chận đứng phiêu lưu mới của Trung Quốc. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng đặc trách Á châu, Kurt đã kêu gọi chính quyền kế tiếp nên tiếp cận Trung Quốc bằng hành động cứng rắn, và ông đã tán thành cách tiếp cận với Triều Tiên và rút ra khỏi TPP của Tổng Thống Trump trước đây. Do đó, trong bài phát biểu mới đây, Kurt cũng đã gợi ý cho tân Tổng thống Biden không nên trì hoãn hành động khiêu khích của Bắc Kinh lẫn Bình Nhưỡng. Ông cũng lên tiếng báo động các đảng viên thuộc Dân Chủ và Cộng Hoà hãy đặc quyền lợi của nước Mỹ lên trên quyền lợi đảng phái, đoàn kết và hợp tác chiến lược chống lại tham vọng Trung Quốc, đồng thời phải có cái nhìn lạc quan rằng nước Mỹ không bị thụt lùi và sẵn sàng đánh trả mọi kẻ thù.

Nhận định của Kurt về hành động Trung Quốc và Bắc Hàn không sai, qua việc thử thách chính quyền Joe Biden bằng hành động trừng phạt 28 viên chức hàng đầu của Mỹ, không cho nhập cảnh vào Trung Hoa lục địa, Hồng Kông và Ma Cao trước khi Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức 20 phút. Cùng một lúc, Trung Quốc đã gây thêm áp lực trên Biển Đông, thông qua đạo luật Hải quân Trung Quốc được quyền xử dụng vũ khí uy hiếp trực tiếp đến tính mạng để bảo vệ chủ quyền tự nhận của mình (cướp đoạt). Ngoài ra Kim Jong-un đã phô diễn các loại vũ khí liên lục địa cùng lời tuyên bố Hoa Kỳ là kẻ thù số 1 của nhân dân Triều Tiên. Cả 2 hành động Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều có sự phối hợp nhịp nhàng, không ngoài mục đích cân não Joe Biden.

Đáp lại hành động Trung Quốc, tân Ngoại trưởng Anthony Blinken, nhà ngoại giao chuyên nghiệp và lão luyện, cho biết Hải quân Hoa Kỳ đã ra lịnh thêm tàu khu trục trang bị tên lửa tiến vào khu vực tranh chấp, cùng lúc ấy Đệ Thất hạm đội được lệnh sẵn sàng bảo vệ tự do hàng hải cho mọi quốc gia có nhu cầu (không riêng gì Mỹ), riêng chiến hạm USS John S. McCain vào sát quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Ngoài các động thái về quân sự, ông Anthony Blinken cùng các nhà lập pháp Dân chủ lẫn Cộng hoà cho rằng hành động trừng phạt 28 cựu quan chức dưới thời Tổng thống Trump là “lố bịch” và không ảnh hưởng, nhưng điều ấy sẽ gây nguy hại cho Trung Quốc. Trên tinh thần ấy, Bộ ngoại giao công bố quân đội Mỹ sẽ quyết đoán hơn để chống lại Bắc Kinh.

Trong khi đó, Trung Quốc lớn tiếng phản đối tàu USS John McCain xâm phạm quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và cho biết “Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động xâm lấn chủ quyền và an ninh của Trung quốc, hành động của Mỹ sẽ làm tổn hại nghiêm trọng hoà bình và ổn định Biển Đông”.

Từ những tham vọng đưa đến biến động trên khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là do kẻ thủ phạm Trung Quốc. Đi từ quá khứ Châu u rút tỉa kinh nghiệm cho một Châu Á tương lai. Điều quan trọng và cần thiết phải có là tìm kiếm một liên minh hay đối tác, để có thể chế ngự và giải quyết thách thức từ Trung Quốc, do sự kích hoạt chủ nghĩa dân tộc mỗi ngày một gia tăng, xung đột giữa tự do và chuyên chế. Tuy nhiên, ngày nay cho dù bản chất không khác Châu u trước kia, nhưng hiện tượng một Trung Quốc với tham vọng chiếm lĩnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành sự thật. Chính vì những manh nha đó, cho nên chủ thuyết “Xoay Trục Về Châu Á” của Hoa Kỳ do kiến trúc sư Kurt Campbell đưa ra đã được Ngoại Trưởng Hillary Clinton và Tổng Thống Barrack Obama tán thành.

Nguyên nhân để Kurt đưa ra chiến lược Xoay Trục vì ông nhận thấy sự tương đồng giữa u châu trước đây cùng với những biến chuyển của Á Châu, mà kẻ gây nên chính là Trung Quốc. Cho nên, trục xoay Châu Á là nền tảng và thách thức trọng tâm để cân bằng cán cân tự do hàng hải, bình đẳng chủ quyền, giải quyết các tranh chấp bằng hành động hoà bình, hợp tác xuyên quốc gia, đa cực v.v… Từ tham vọng ấy, Kurt muốn trao gửi đến các quốc gia trong khu vực Á Châu bằng sự cam kết lâu dài chận đứng tham vọng đại Hán.

Tuy nhiên, chủ thuyết Xoay Trục Á Châu của Kurt hiện đang đối diện với phản ứng của Bắc Kinh, qua các thách thức như: Sự lớn mạnh của Trung Quốc về kinh tế và quân sự. Riêng quân sự Bắc Kinh đã trích ra một nửa chỉ số GDP (Gross Domestic Product) cho các dự án quốc phòng như: Tàu ngầm, vũ khí tầm xa và tầm ngắn v.v.. trong đó bao gồm cả việc xây dựng căn cứ quân sự, phi trường trên Biển Đông và xâm nhập biển Hoa Đông, tranh chấp biên giới với Ấn Độ, áp lực đe doạ Đài Loan, đàn áp dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Gần nữa, Trung Quốc cưỡng ép kinh tế với Úc và nhiều nơi khác tại Phi châu. Chính những phản ứng nầy của Trung Quốc đã gây trở ngại không ít cho chủ trương Xoay Trục. Thêm nữa, một phần vì trước đây Tổng thống Trump gây áp lực cùng chính phủ Nhật Bản và Nam Hàn xét lại thoả thuận các căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa và vĩ tuyến 38, buộc 2 quốc gia trên trả mọi chi phí cũng như lương bỗng cho quân nhân trên phần đất của họ. Nếu những yêu sách trên không được thoả mãn, ông Trump cho biết sẽ triệt thoái quân đội ra khỏi Nhật và Nam Hàn. Hai động thái trên của cựu Tổng thống Trump đã trực tiếp làm mất cân bằng và suy giảm liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trực tiếp bỏ ngõ vùng biển và cùng trời Á Châu, tạo nên cơ hội để Trung Quốc làm bá chủ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Để phục hồi cán cân và đối phó với những đe doạ Đại Hán, Tổng thống Biden có những nỗ lực ngăn chận chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc qua chính sách quay trục châu Á của Kurt Campbell đưa ra. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ sẽ là lực lượng chủ động nhưng hành động phối hợp cùng các liên minh châu Á là điều kiện ắc có và đủ để ổn định và duy trì an ninh, tự do hàng hải trong khu vực. Với mục đích trên, khi Joe Biden chọn ông Antony Blinken vào chức vụ Ngoại Trưởng và Kurt Campbell, Thứ Trưởng Ngoại giao, đặc trách Á Châu là mục đích ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh trên bàn cờ làm chủ hoàn toàn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)

Các bài viết cũ:
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155514202.