Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ
    Tin Thế Giới
Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga'
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Mỹ, lên đường thăm chính thức Brazil
    Tin Cộng Đồng
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt gặp Bộ trưởng Công nghiệp, KH&TN Australia
    Tin Hoa Kỳ
Trực thăng quay tròn lao xuống chung cư Mỹ, 6 người thương vong
    Văn Nghệ
Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế
    Điện Ảnh
Diễn viên Tùng Dương 'Người phán xử' nhập viện
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
20 năm ngồi vỉa hè sửa chữa, tặng giày dép cho người nghèo
Ngoài nhận “làm mới” những đôi giày hàng hiệu trị giá nhiều chục triệu đồng, hơn 20 năm qua, anh Tuấn còn sửa chữa miễn phí, tặng giày, dép cũ cho người nghèo, khuyết tật...



“Đôi ba mũi kim đường chỉ có đáng gì đâu”

Trưa hè oi bức. Cái nắng chói chang, bỏng rát như xuyên thủng mái che cửa tiệm sửa chữa giày, dép cũ dựng sát vỉa hè tại con hẻm trên đường Trần Thiện Thuật (Quận 3, TP.HCM). Anh Huỳnh Thanh Tuấn (46 tuổi, chủ cửa tiệm) say mê ngồi mài tấm đế mới trên đôi giày cũ anh vừa nhận sửa miễn phí cho người khách nghèo.

Anh Tuấn ngồi bên vỉa hè, nhận sữa chữa giày dép cũ cho người nghèo, khuyết tật đã hơn 20 năm qua. Tấm bảng ghi dòng chữ: “Tuấn nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị: Vé số, xích lô, ba gác và gười khiếm thị…”, cũ dần theo năm tháng.

Anh kể: “Ngày còn nhỏ, tôi học kém quá nên xin ba mẹ nghỉ luôn rồi đi học nghề sửa giày, dép. Lúc mới học nghề, ngồi ngoài vỉa hè sửa giày cho khách, tôi thường thấy những người bán vé số, ba gác, xích lô… mang đôi dép mòn đến nỗi tưởng chừng có thể đem làm cạo râu luôn”.



“Thời điểm ấy, mua một đôi giày để mang là cả một vấn đề. Những người lao động nghèo, khó khăn thậm chí không đủ tiền để mua đôi giày, dép mới. Thấy vậy, tôi tự nhủ, sau này học được nghề, tôi sẽ sửa giày, dép miễn phí cho họ, xem như giúp họ một phần nhỏ trong cuộc sống”, anh Tuấn chia sẻ thêm.

Khoảng năm 2000, sau 3 năm học nghề, anh Tuấn trở thành thợ sửa giày dép lành nghề. Anh đóng một cái tủ nhỏ, dựng sát vỉa hè, nhận sửa giày cho khách. Trên cái tủ ấy, anh viết dòng chữ nhận sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, tật nguyền.

Anh Tuấn nói: “Nhiều anh chị bán vé số, chạy xe ba gác, bán hàng rong… chỉ có một đôi giày. Khi giày dép hỏng họ lại không biết đến đâu sửa. Vậy nên tôi làm tấm bảng đặt trước tiệm, ghi rõ các đối tượng được tôi sửa giày, dép miễn phí”.



“Hơn nữa, nhiều anh chị cũng muốn đến tiệm nhờ tôi giúp nhưng lại ngại, không dám mở lời. Tôi viết rõ ra như thế để các anh chị mạnh dạn, không cần suy nghĩ gì cứ mang giày, dép hỏng đến cho tôi sửa miễn phí”, anh nói thêm.

Theo anh, lúc mới đặt bảng, nhiều người khó khăn đến nhờ anh sửa chữa giày dép đông lắm. Bây giờ giảm nhiều, ngày có khi chỉ có 1-2 người đến nhờ anh giúp đỡ. Tuy nhiên, anh vẫn duy trì tấm bảng và công việc này.

Anh quả quyết: “Ai có nhu cầu thì cứ đến, lúc nào tiệm cũng sẵn lòng giúp đỡ. Tôi luôn nghĩ rằng, mình may giúp họ đôi ba mũi kim đường chỉ có đáng gì đâu. Tuy nhiên, việc làm của mình sẽ giúp cho họ bớt đi một khoản chi tiêu, giúp được họ phần nào trong cuộc sống dù rất nhỏ”.



“Làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng”

Hơn 20 năm sửa chữa giày, dép miễn phí cho người khó khăn, anh Tuấn nói không nhớ nổi đã sửa, giúp cho người nghèo, người khó khăn bao nhiêu đôi giày, dép. Anh chỉ nhớ, mỗi lần họ nhận lại từ anh đôi giày chiếc dép cũ lại ánh lên niềm hạnh phúc.

Anh nói, giày dép của người bán vé số, đạp xích lô, bán hàng rong… tùy theo người mang đôi thì sứt quai, đôi mòn đế… Đối với những đôi còn sử dụng được, anh luôn cố gắng sửa chữa để họ tiếp tục sử dụng.

Đối với những đôi giày hư hỏng nặng quá, không thể khắc phục, anh khuyên họ bỏ đi, cố gắng mua đôi mới. Hoặc, anh sẽ tìm và tặng cho họ những đôi giày, dép phù hợp trong số giày cũ anh được khách gửi tặng.



Hôm chúng tôi có mặt, trên bàn làm việc của anh chất đầy những đôi giày cũ. Anh nói, số giày này anh được nhiều người cho. Anh đã sửa chữa, khâu may, dán keo, căn chỉnh lại. Anh bày chúng trên bàn để nếu có ai cần, sử dụng được, anh sẽ gửi tặng.

Anh tâm sự: “Nhiều khi sửa đôi giày cho người nghèo mà tôi buồn, xúc động muốn rơi nước mắt. Những đôi giày, dép đó cũ quá rồi, nếu là người khác, chắc họ vứt bỏ từ lâu. Nhưng họ không có tiền để mua đôi mới nên cứ cố sửa mãi để mang”.

“Khi nhận được từ tôi đôi giày vừa được sửa chữa, có thể tiếp tục sử dụng, họ vui lắm. Nhìn thấy họ vui, tôi cũng vui. Thế nên, tôi luôn dặn các học trò và bản thân của mình rằng, mỗi khi sửa miễn phí cho người nghèo, khó khăn phải làm bằng tất cả tâm huyết. Làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng. Những lần sửa như thế phải thật trân trọng. Bởi họ đi hàng ngày, họ nhờ những đôi giày, đôi dép đó để kiếm sống…”, anh chia sẻ thêm.



Hiện nay, anh Tuấn đều nhận học trò và truyền dạy nghề sửa chữa giày dép cho các em một cách tận tình. Học trò của anh phần lớn sinh sống ở địa phương và có những hoàn cảnh éo le khác nhau.

Anh kể, học trò của anh “đứa thì nghèo, đứa thì bỏ học, đứa gia đình ly tán, đứa cha mẹ tù tội”... Thế nên anh rất thương và lấy kinh nghiệm sống của mình để truyền lửa cho các em.

Nhận học trò, anh luôn dạy đạo đức, cách làm người trước rồi mới dạy nghề. Ảnh hưởng từ những việc làm tốt đẹp của “sư phụ Tuấn”, khi ra nghề, các học trò của anh đều lan tỏa việc giúp đỡ người nghèo, khó khăn, khuyết tật.

DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình 4 người xét nghiệm ADN tại nhà, phát hiện sự thật bàng hoàng (23-09-2023)
    Vì sao người xưa cứ đào giếng xong liền thả cá, rùa xuống? (19-09-2023)
    Bị thanh tạ nặng 100kg đè lên cổ, chàng trai 25 tuổi chết tại phòng gym (18-09-2023)
    Mẹ tôi đang sống hạnh phúc với dượng thì bỗng nhiên bố tôi trở về và muốn chen ngang (11-09-2023)
    Hãi hùng vụ án giết người giấu xác có tới 4 nạn nhân (10-09-2023)
    Phụ nữ khi ngủ có 4 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang lão hóa rất nhanh (07-09-2023)
    Hai mẹ con cùng lập mưu sát hại 'phi công trẻ' (04-09-2023)
    Gặp lại Phổ Nghi khi không còn thân phận Hoàng đế, các thái giám quỳ xuống gọi to 3 chữ khiến ông bật khóc (04-09-2023)
    Tiếp viên hàng không tiết lộ sự thật khi phục vụ giới siêu giàu (30-08-2023)
    Cổ nhân có câu '40 không lấy vợ, 50 không may quần áo', sự thật thế nào? (27-08-2023)
    Tâm sự của 2 người phụ nữ đổ vỡ và 'cảnh giới' không phải ai cũng có được (13-08-2023)
    Bí quyết chăm sóc để có đôi môi mềm trong mùa hè này (13-08-2023)
    Vợ trẻ không chăm con chồng bị bại não, người đàn ông tức giận gây tội ác (06-08-2023)
    Cô gái Ukraine theo chồng về Thanh Hóa sinh sống, làm clip hút triệu like (03-08-2023)
    Vợ sốc nặng khi thấy hộp bao cao su đã dùng dở trong cặp của chồng (02-08-2023)
    2 điều phụ nữ thông minh luôn tự hỏi bản thân trước khi tái hôn (31-07-2023)
    Chồng đưa nhân tình về nhà, tôi làm việc này khiến cô ả lập tức bỏ đi (29-07-2023)
    Vợ chồng xưng hô theo 5 kiểu này đến già vẫn yêu mặn nồng, đố kẻ thứ 3 chen chân vào nổi (22-07-2023)
    Gặp lại người yêu cũ sau 20 năm, tôi khóc vì xót xa (12-07-2023)
    Quán cơm chan chứa nụ cười! (09-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Tiếp nhận hơn 120.000 viên pin và thiết bị điện tử qua chương trình 'đổi pin lấy cây' (25-04-2021)
    Cô gái Việt làm bánh, trà tặng cảnh sát ở tâm dịch Campuchia (23-04-2021)
    Vợ chồng bác sĩ Việt Nam ươm mầm xanh tại Angola (14-04-2021)
    Triết lý bất ngờ của bà giáo già dạy ngoại ngữ miễn phí cho trẻ em nghèo (13-04-2021)
    "Anh hùng bảo tồn" Lê Văn Hiên: Thợ săn buông súng, chuộc lỗi với rừng già (12-04-2021)
    Chàng trai xứ Thanh hơn 60 lần hiến máu tình nguyện (12-04-2021)
    Đan Mạch: hạnh phúc không cần giàu (20-07-2020)
    Philippines ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì COVID-19 (08-03-2020)
    Bức tường sụp đổ (10-11-2019)
    'Rủa bệnh nhân ung thư trên mạng là độc ác' (04-11-2019)
    Những đứa trẻ tuyệt vọng (23-10-2019)
    'Chính tôi viết: Có điên mới ăn đồ Trung Quốc' (22-10-2019)
    Nobel hòa bình 2019 gọi tên Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (11-10-2019)
    Tranh cãi xung quanh việc cơ quan y tế sản xuất thuốc dành cho một bệnh nhân (10-10-2019)
    Thủ tướng Nhật 'lội ngược dòng': Đừng xem nhựa là kẻ thù! (07-10-2019)
    Lời hứa thương hiệu Việt (29-09-2019)
    Carrie Lam yêu cầu người biểu tình không phá cuộc đối thoại đầu tiên (24-09-2019)
    Đường tắt đưa con nhà giàu Trung Quốc vào đại học Mỹ (15-09-2019)
    Hàng trăm thanh thiếu niên châu Á tự tử mỗi năm vì áp lực của người lớn (11-09-2019)
    'Miền đất hứa' mới của thanh niên Trung Quốc (01-09-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149047341.