Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Hezbollah hé lộ cách giăng bẫy ở ngôi làng biên giới khiến Israel tổn thất nặng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ai-len Michael Higgins và nhiều hoạt động quan trọng tại Ai-len
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Kabul! Kabul! Con đường phía trước
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Chạy ngược dòng lịch sử bắt nguồn từ 500 năm trước Công Nguyên, Afghanistan được thống trị bởi nhiều đế chế khác nhau. Nếu xét về địa lý đây là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng. Xét trên phương diện kinh tế Afghanistan gần con đường tơ lụa, đưa nền thương mại trong khu vực từ Địa Trung Hải đến Trung Quốc, còn là biên giới giữa Iran và Pakistan, đây cũng là cửa ngõ thông thương dẫn vào Ấn Độ. Trong lịch sử chưa có một đế chế hay quốc gia nào có thể dành được toàn quyền kiểm soát Afghanistan. Kể cả Liên Bang Sô viết dựa theo Hiệp ước Hữu nghị Liên Xô- Afghanistan ký kết vào năm 1978 đã sử dụng lực lượng quân sự lên đến 8,500 người tiến chiếm Afghanistan vào ngày 24 tháng 12 năm 1979. Nhưng vẫn không kiểm soát toàn diện. Sau cùng phải bắt đầu triệt thoái quân đội vào ngày 15/5/1988, chấm dứt ngày 15/2/1989. Sau 10 năm chiếm đóng, Afghanistan vẫn không thay đổi, đá núi vẫn “ trơ gan cùng tuế nguyệt”, thách đố sức mạnh vũ lực dưới mọi thời đại…


Sau cuộc tấn công 9/11, Afghanistan là tâm điểm của căn cứ địa do bọn khủng bố Al Qaeda và Bin Laden cầm đầu, nơi đây trở nên trung tâm huấn luyện khủng bố, tuyển mộ và đào tạo trên 20,000 ngàn quân tình nguyện dưới chiêu bài thánh chiến từ khắp nơi trên thế giới. Cũng tại nơi đây vào tháng 8 năm 1998 Bin Laden đã chỉ đạo cho các cuộc tấn công vào các toà đại sứ Mỹ tại Nairobi, Kenya, Dar es Salaam, Tanzania gây nên 224 người tử thương. Sau khi Liên Sô triệt thoái vào năm 1989, Al Qaeda kiểm soát phần lớn các vùng thôn quê nhờ sự che chở của Taliban. Mặc dù Hoa Kỳ đã nhiều lần khuyến cáo nhưng Taliban từ chối việc trục xuất lực lượng Al Qaeda. Từ nguyên nhân trên, Hoa Kỳ và Anh trở thành Liên minh loại bỏ chính quyền Taliban và Al Qaeda bằng hành động quân sự, tham gia với quân số lên đến 110,000 người, gây nên 22,000 thương vong, 2,400 người thiệt mạng trong đó bao gồm 3,800 nhà thầu tư nhân. Tốn kém 815 tỷ Mỹ kim cho chi phí hoạt động và 144 tỷ Mỹ kim trong việc tái thiết nền an ninh khu vực. Tổng số chi phí trong giai đoạn 2001-2019 là 2,26 nghìn tỷ Mỹ Kim. Trong hai mươi năm Anh quốc có 150,000 quân nhân hiện diện tại Afghanistan và đã thiệt hại 457 nhân mạng. Hiện tại quân đội Anh trên đường triệt thoái hoàn toàn.

Sau hai mươi năm, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Afghanistan sau vụ tấn công 9/11. Tổng Thống Joe Biden đã tuyên bố quân đội Mỹ rút quân nhưng không tuyên bố chiến thắng. Nhìn chung trên tổng thể lực lương Al Qaeda đã không còn lớn mạnh như trước đây và mối đe doạ khủng bố đã xuống thang. Nhất là sau ngày 9/11 các nỗ lực khủng bố đã bị dập tắt. Tuy nhiên nhà nước Hồi giáo và nhóm Al Qaeda vẫn còn hoạt động. Ngay sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan, Al Qaeda nỗi dậy quyết tâm tiêu diệt chính quyền thân Tây phương và loại trừ khối NATO và quân đội Mỹ .

Sau ảnh hưởng của ngày 9/11 nguyên Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố vào tháng 4/2002 rằng: “ hoà bình sẽ được cải thiện bằng cách giúp đỡ người dân Afghanistan có một chính phủ dân chủ, ổn định do dân bầu lên, và Afghanistan là sứ mệnh của chính người dân xây dựng quốc gia ấy. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng chúng tôi (Hoa Kỳ) không có một kế hoạch hữu hiệu giúp đỡ cho Afghanistan có thể thực hiện ước mơ đó”. Vào tháng 5/2016 nguyên Tổng thống Trump tuyên bố “chúng tôi đang bước ra công việc xây dựng quốc gia” vào tháng 2 năm 2020 chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành một tuyên bố chung, gọi là thoả thuận Doha thủ đô Qatar với Taliban để 2 bên tìm kiếm giải pháp hoà bình vì nhu cầu lợi ích chung, đóng góp vào sự ổn định và nền an ninh toàn cầu. Trong thoả ước ấy có điều khoản ngăn cấm bất cứ tổ chức hay lực lượng nào có thể xử dụng lãnh thổ Afghanistan để hoạt động hay trở thành căn cứ địa cho tổ chức khủng bố chống lại Hoa Kỳ và đồng minh.

Mặc dầu khi tuyên bố rút quân Hoa Kỳ không tuyên bố chiến thắng, nhưng Tổng thống Biden cho rằng sứ mệnh quân sự của Hoa Kỳ chấm dứt, và mục tiêu đề ra trong 20 năm qua đã hoàn tất, và Hoa Kỳ không đến Afghanistan để xây dựng đất nước mà chính người dân của nước nầy có nhiệm vụ của chính họ. Phải nhìn nhận rằng trong suốt cuộc chiến 20 năm Hoa Kỳ và vương quốc Anh đã gíup đỡ Afghanistan phát triển trên các lãnh vực như: quân đội, công an, cơ cấu chính phủ cùng các tiến bộ về nhân quyền, quyền phụ nữ và tự do báo chí, cải tổ nền giáo dục. Song le, thất bại của cuộc chiến 20 năm là Taliban cùng tổ chức khủng bố Al Qaeda vẫn tồn tại cùng với hệ thống chính trị và nền kinh tế không ổn định.

Vì những lý do chính trị nào đó, việc rút quân ra khỏi Afghanistan là nhu cầu cấp bách của giới cầm quyền Anh-Mỹ. Nhưng cả hai đều không có kế hoạch nào để hỗ trợ cho Afghanistan, giống như trường hợp Việt nam hoá (Vietnamization) trước đây, trong tiến trình 20 năm Anh-Mỹ không có khả năng thay đổi các động lực chính trị cũng như quân sự. Do quyết định có tính đơn phương của những người lãnh đạo cấp cao nên đã đưa đến hành động từ chức trước khi thủ đô Kabul thất thủ của tướng Austin Miller, Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ và NATO tại Afghanistan.

Trên căn bản, nguyên nhân đưa đến cuộc chiến 20 năm tại Afghanistan là yếu tố 9/11. Điểm xuất phát 9/11 được bọn khủng bố đưa ra kế hoạch trên phần đất Afghanistan. Đến nay khi Hoa Kỳ và NATO rút ra khỏi vùng đất nầy mặc dầu Al Qaeda có tổn thất nhưng bọn khủng bố Hồi Giáo vẫn hiện diện tại Afghanistan cùng những nơi như Somalia, Mali. Như thế liệu rằng hành động triệt thoái của Hoa Kỳ có bị suy giảm uy tín của một quốc gia hùng mạnh nhất toàn cầu hay không? Và liệu rằng những đồng minh của Mỹ có còn đặc niềm tin vào chính sách bảo vệ đồng minh của Mỹ nữa chăng?

Trước đây kế hoạch rút quân đã được phát hoạ dưới thời Tổng thống Donald Trump như ông đã từng tuyên bố, có những cuộc họp đơn phương giữa phiến quân Taliban và Hoa kỳ, không có sự tham dự của chính quyền Afghanistan. Điều nầy làm chúng ta liên tưởng đến cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ có đôi lúc chỉ họp riêng với chính quyền Hà Nội mà không có sự tham dự của Việt Nam Cộng Hoà. Cho nên, nếu nhìn một cách cự ly chúng ta thấy Hoa Kỳ hoặc NATO không thể giải quyết vấn đề Afghanistan một cách ổn thỏa trong danh dự. Ngoại trừ chính sách đa phương hoá qua hai yếu tố:
- Quyết tâm khai triển và áp dụng tinh thần Doha cùng với Taliban ngăn chận sự bành trướng của Al Qaeda (nhưng điều nầy không thể thực hiện).
- Tiếp tục hỗ trợ các cuộc đàm phán giữa chính quyền Afghanistan và Taliban cho dù không mang lại hoà bình nhưng tối thiểu đạt được sự ổn định tạm thời (như kế hoạch trước đây, nhưng nay đã trở nên không tưởng vì thủ đô Kabul đã rơi vào tay phiến quân).

Tất cả những điều đơn cử trên chỉ là giả thuyết và quá trễ. Thực tế cho thấy sau khi Mỹ rút quân, chính quyền Afghanistan có quân đội đông hơn 4 lần đối phương nhưng lại hoàn toàn tan rã trong vòng 7 ngày. Trong lịch sử chiến tranh chưa có một đạo quân và lãnh đạo nào hèn nhát chưa đánh đã bỏ chạy. Để rồi đường vào thủ đô Kabul phiến quân Taliban tiến chiếm như chỗ không người. Ngoại trừ lợi thế về yếu tố chính trị, Taliban còn tịch thu hằng trăm ngàn vũ khí đủ loại, máy bay chiến đấu, pháo binh do quân đội Hoa Kỳ để lại v.v.. Tuy nhiên trên góc cạnh khác, tất cả trương mục trong ngân hàng của chính phủ do Tổng thống Ashraf Ghani trước đây đã bị chính phủ Mỹ đóng băng. Ngoài ra Tổng Thống Ghani còn mang theo tiền của chở đầy trên 4 xe và trực thăng ra nước ngoài giống như ông Nguyễn Văn Thiệu trước đây.

Lịch sử của Afghanistan sang trang, thủ đô Kabul dẫm lên vết chân Sài Gòn. Ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ lớn dần trong sinh hoạt chính trị cũng như đời sống người dân A Phú Hãn. Thế nhưng, sự khác biệt giữa đức tin Hồi Giáo và Phật Gíao khó có thể hoà đồng, nhất là sự khác biệt giữa Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đang bị đàn áp do chính quyền Bắc Kinh chủ trương. Do đó, liệu rằng sau thời gian Trung Quốc hỗ trợ cho chính quyền Taliban vấn đề xung đột tôn giáo có đưa đến cuộc thánh chiến thứ hai như người Hồi Giáo Tân Cương hiện nay, chưa kể đến hành động kích hoả tranh dành ảnh hưởng của Nga với chính quyền Hồi giáo hiện nay tại Afghanistan.

Sau nữa, hiện tượng Kabul là bài học để Đài Loan và Nam Hàn suy gẫm. Có lẽ nào rồi đây họ sẽ dẫm lên bước chân Sài Gòn và Kabul ư? 20 năm chiến tranh đổ nát và tan hoang Afghanistan vẫn chưa có hoà bình, có lẽ người dân A Phú Hãn sẽ chuẩn bị cho một cuộc nội chiến dai dẵng và đẩm máu hơn trong tương lai, với sự hỗ trợ từ bên ngoài. Rồi đây họ sẽ mặc lại chiến áo năm xưa, chiếc áo mà 500 năm trước Công Nguyên cho đến nay vẫn còn phủ kín trong tâm thức mỗi người. Và nữa, những ngày sẽ tới dân tộc Afghanistan sẽ bị lưu đày trên chính quê hương, nơi chôn nhau cắt rún, mồ mã cha ông của họ./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)

Các bài viết cũ:
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155899379.