Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo lâm thời Hạ viện đòi bà Pelosi nhường văn phòng, ông Trump được đề cử
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Du khách Việt mệt lả tháo chạy khỏi vụ xả súng giữa trung tâm Bangkok
    Tin Hoa Kỳ
Vụ bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Nội bộ Cộng hòa rối loạn, ông Trump lên tiếng
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Trịnh Tuyển Hy bị bắt
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Ông Tạ Minh Tuấn làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Điểm nóng xung đột châu Phi: Nga và Trung Quốc chung hành động
Hôm thứ Ba, Nga và Trung Quốc đã ngăn chặn hành động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Mali vì quyết định của các nhà lãnh đạo quân sự nước này trì hoãn cuộc bầu cử vào tháng tới cho đến năm 2026.

Đại sứ Liên hợp quốc tại Kenya Martin Kimani cho biết, sau phiên thảo luận kín về một văn bản do Pháp dự thảo, trong đó đề xuất tán thành các lệnh trừng phạt do nhóm quốc gia khu vực Tây Phi ECOWAS áp đặt đối với Mali, ông "thất vọng" vì Hội đồng bảo an không thể đồng ý về điều mà ông coi là một tuyên bố báo chí "tương đối nhẹ".

Kimani cho biết việc Hội đồng Bảo an không ủng hộ các hành động của ECOWAS đã thúc đẩy ba thành viên châu Phi của họ - Kenya, Ghana và Gabon – phải thể hiện lập trường riêng một cách công khai để ủng hộ hoàn toàn quan điểm của khối trong khu vực, "bao gồm cả việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cơ quan quân sự ở Mali để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhanh chóng theo hiến pháp".

Xung đột dai dẳng buộc LHQ hành động

Mali đã phải vật lộn để ngăn chặn một cuộc nổi dậy Hồi giáo cực đoan kể từ năm 2012. Các phiến quân cực đoan đã bị buộc phải từ bỏ quyền lực ở các thành phố phía bắc của Mali với sự trợ giúp của một chiến dịch quân sự do Pháp dẫn đầu, nhưng họ đã tập hợp lại tại khu vực sa mạc và bắt đầu phát động các cuộc tấn công vào quân đội Mali và các đồng minh. Tình trạng mất an ninh ngày càng trở nên tồi tệ khi xảy ra nhiều cuộc tấn công nhằm vào dân thường và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Vào tháng 8 năm 2020, Tổng thống Mali Boubacar Ibrahim Keita bị lật đổ trong một cuộc đảo chính. Tháng 6 năm ngoái, Đại tá Assimi Goita tuyên thệ nhậm chức tổng thống của chính phủ chuyển tiếp sau khi thực hiện cuộc đảo chính thứ hai trong vòng chín tháng. Chính quyền ban đầu đã đồng ý tổ chức một cuộc bầu cử mới vào cuối tháng Hai năm nay nhưng giới lãnh đạo quân đội hiện nói rằng cuộc bỏ phiếu sẽ không diễn ra cho đến năm 2026 vì tình trạng bất ổn ngày càng nghiêm trọng trên khắp đất nước. Thông báo này sẽ đưa ông Goita lên nắm quyền thêm bốn năm.

Các nhà lãnh đạo của ECOWAS vào Chủ nhật đã phản ứng lại động thái của Goita, cho rằng thời gian biểu bị trì hoãn tại Mali là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và điều đó "đơn giản là một chính phủ chuyển đổi quân sự bất hợp pháp sẽ bắt người Mali làm con tin trong 5 năm tới."

Nhóm ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, đình chỉ hầu hết các khoản viện trợ tài chính và thương mại cho Mali, đóng cửa biên giới trên bộ và trên không giữa Mali với các thành viên khác của ECOWAS và kích hoạt lực lượng dự phòng của khối, đồng thời nói rằng "họ sẽ phải sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra".

Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và các thành viên Hội đồng Bảo an khác đã thể hiện sự ủng hộ các hành động của ECOWAS.

Phó đại sứ Anh James Kariuki khẳng định quyết định trì hoãn bầu cử của Mali là "đáng thất vọng sâu sắc", nói rằng "nó đặt ra câu hỏi về cam kết của các cơ quan chuyển tiếp đối với dân chủ và pháp quyền, bất chấp những đảm bảo đã được đưa ra cho các thành viên của hội đồng này trong chuyến thăm của chúng tôi đến Bamako vào tháng 10 năm ngoái".

Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield cáo buộc chính phủ chuyển tiếp của Mali "thiếu ý chí chính trị rõ ràng ... để đạt được tiến bộ trong việc tổ chức bầu cử" và cho biết quá trình chuyển đổi kéo dài 5 năm "chỉ kéo dài nỗi đau của người dân".

Ba nước này cũng chỉ trích mạnh mẽ sự hiện diện của đơn vị quân sự tư nhân Nga, Tập đoàn Wagner, ở Mali.

Đại sứ Pháp Nicolas De Riviere nhắc lại sự lên án của đất nước ông đối với việc triển khai lính đánh thuê từ nhóm Wagner, và bày tỏ sự tiếc nuối rằng các nhà chức trách chuyển tiếp của Mali "đang sử dụng quỹ công vốn đã hạn chế để trả lương cho lính đánh thuê nước ngoài thay vì hỗ trợ các lực lượng quốc gia và các dịch vụ công vì lợi ích của người dân Mali".

Không vượt qua được hành động của Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã nói rằng công ty này có quyền hoạt động "hợp pháp" ở quốc gia Tây Phi vì họ được chính phủ chuyển tiếp Mali mời tới. Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định rằng chính phủ Nga không liên quan.

Đại sứ Mali tại Liên hợp quốc Issa Konfourou, thông tin với Hội đồng Bảo an rằng không có lính đánh thuê nào trên đất Mali. Ông cho biết các huấn luyện viên Nga đang ở Mali để tham vấn và huấn luyện quân đội của nước này cách sử dụng các thiết bị quân sự mà chính phủ mua lại từ Nga.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho biết: "Sự chỉ trích xung quanh công ty Nga là một biểu hiện khác của tiêu chuẩn kép, vì rõ ràng thị trường cho các dịch vụ như vậy là do các nước phương Tây độc quyền".

Còn nhà ngoại giao Konfourou cho biết chính phủ nước này "bị sốc" trước các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính của ECOWAS và" lên án mạnh mẽ các biện pháp bất hợp pháp và không phù hợp này". Ông cho biết Goita đã yêu cầu ECOWAS "xem xét lại cách giải thích của họ về tình hình ở Mali", nước này vẫn mở cửa đối thoại với khối ECOWAS. Nhà ngoại giao này cũng "nhắc lại sự sẵn sàng không tiếc nỗ lực để đảm bảo nhanh chóng khôi phục trật tự hiến pháp ở Mali một cách an toàn và an ninh".

Các nhà ngoại giao Liên hợp quốc cho biết Nga coi tuyên bố được đề xuất lên hội đồng bảo an là không cân bằng, và ông Nebenzia có thiện cảm với chính phủ chuyển tiếp Mali.

Đại sứ Nga cho biết: "Chúng tôi hiểu và nhận thức được những khó khăn mà chính quyền Mali gặp phải khi chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử. Chúng tôi đồng tình với thực tế là nếu không khôi phục quyền kiểm soát của chính phủ ở nhiều vùng, miền của đất nước thì sẽ khó coi cuộc bỏ phiếu là chính đáng".
DanQuyen.com (Theo toquoc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lãnh đạo lâm thời Hạ viện đòi bà Pelosi nhường văn phòng, ông Trump được đề cử (04-10-2023)
    Chiêu mộ công dân Cuba cho xung đột ở Ukraine (03-10-2023)
    Ukraine liên tiếp tấn công Crưm, Hạm đội Biển Đen của Nga thay đổi hoạt động (03-10-2023)
    Dự định huấn luyện binh sĩ cho Ukraine, Anh bị Nga ra cảnh báo 'gắt' (01-10-2023)
    Các nước trong khu vực nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Israel khiến Iran 'nóng mặt' (01-10-2023)
    Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức (01-10-2023)
    Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á (01-10-2023)
    Phản ứng của chính giới CH Séc đối với kết quả cuộc bầu cử ở Slovakia (01-10-2023)
    Đảng Công nhân người Kurd nhận trách nhiệm vụ đánh bom khủng bố ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ (01-10-2023)
    Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức (01-10-2023)
    Tổng thống Nga gặp cựu chỉ huy Wagner bàn về xung đột ở Ukraine (29-09-2023)
    Quân đội Ukraine tiến công rầm rộ trên các mặt trận (29-09-2023)
    Hạ viện Mỹ bác dự luật viện trợ 300 triệu USD cho Ukraine (29-09-2023)
    Mỹ và đồng minh lên tiếng việc Triều Tiên đưa chính sách hạt nhân vào hiến pháp (28-09-2023)
    Nga triển khai làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái vào Ukraine (28-09-2023)
    Quân đội Nga nhận lô tiêm kích Su-57 và Su-35S mới (28-09-2023)
    Tổng thư ký NATO gặp tổng thống Ukraine, chuẩn bị 'bơm' vũ khí cho Kiev? (28-09-2023)
    Tình hình Ukraine: Kiev khẳng định sắp có 'tin tốt lành' từ Zaporizhzhia, 10.000 lính đầu hàng trước Nga, Mỹ và Anh tham gia vụ tấn công Crimea? (27-09-2023)
    Nga rất xem trọng đồng minh này! (27-09-2023)
    Triều Tiên trục xuất binh sĩ quân đội Hoa Kỳ vì 'xâm nhập bất hợp pháp' (27-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia cảnh báo nguy cơ hư hại cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực (12-01-2022)
    Hàn Quốc tạm ngừng du lịch đến Khu phi quân sự biên giới liên Triều (12-01-2022)
    Máy bay chiến đấu lao vào núi, phi công Hàn Quốc thiệt mạng (11-01-2022)
    Italy nêu bật ưu tiên duy trì mở cửa trường học và tiêm vaccine ngừa COVID-19 (11-01-2022)
    Nhật Bản gia hạn lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh đến cuối tháng 2 (11-01-2022)
    Indonesia hỗ trợ y tế từ xa đối với các ca nhiễm biến thể Omicron (11-01-2022)
    Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thành phố 5,5 triệu dân vì 2 ca nhiễm Omicron (11-01-2022)
    Điện Kremlin đánh giá đối thoại Nga-Mỹ ở Geneva là bước khởi đầu tích cực (11-01-2022)
    Lượng khí phát thải gây hiệu nhà kính tăng lên mức kỷ lục trong 2021 (10-01-2022)
    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh dương tính với COVID-19 (10-01-2022)
    Dịch COVID-19: Thái Lan phát miễn phí 1 triệu bộ xét nghiệm nhanh (10-01-2022)
    Đại sứ Afghanistan tại Trung Quốc gửi tâm thư (10-01-2022)
    NATO cảnh báo Nga, tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraina (10-01-2022)
    Tổng thống Putin tuyên bố chiến thắng trong việc bảo vệ Kazakhstan (10-01-2022)
    Lãnh đạo tình báo Đan Mạch bị bắt do nghi làm rò rỉ thông tin mật (10-01-2022)
    Afghanistan: Các nữ thẩm phán đối mặt đòn thù (10-01-2022)
    Kazakhstan bắt giữ hơn 5.000 đối tượng quá khích gây bạo loạn (09-01-2022)
    Kazakhstan: Thủ đô hoàn toàn được kiểm soát, giao thông được khôi phục (09-01-2022)
    Ai Cập sử dụng robot để phát hiện, ngăn chặn Covid-19 (09-01-2022)
    Hơn 100.000 người Pháp xuống đường biểu tình chống 'thẻ vaccine' (09-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149215557.