Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế
    Tin Thế Giới
Chủ tịch EC: Ukraine cần thời gian để đáp ứng mọi điều kiện gia nhập EU
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc sự tiếp đón đặc biệt
    Tin Cộng Đồng
Trường hợp nào Việt kiều phải xin giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?
    Tin Hoa Kỳ
Chủ tịch Hạ viện bị phế truất McCarthy thông báo sẽ rời Quốc hội Mỹ
    Văn Nghệ
3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND
    Điện Ảnh
Một bộ phim Việt phải rời rạp, chưa được Cục Điện ảnh cấp phép
    Âm Nhạc
Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ
    Văn Học
Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Loại biến chủng đang lây lan với 'tốc độ bùng nổ' ở Triều Tiên
Triều Tiên có thể trở thành tâm điểm của đợt bùng dịch mới, khi biến chủng Omicron BA.2 lây nhanh và nước này không tiếp nhận những liều vaccine do quốc tế hỗ trợ trong 2 năm qua.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) hôm 13/5 cho biết Covid-19 đã lây lan khắp nước này với "tốc độ bùng nổ" kể từ cuối tháng trước, khiến 6 người chết và 187.800 người phải cách ly.

Trước một dấu hiệu thể hiện sự cấp bách, nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần đầu đeo khẩu trang xuất hiện trên truyền hình trong một cuộc họp của đảng Lao động, New York Times đưa tin.

"Với chúng ta, điều nguy hiểm hơn virus là sự sợ hãi phi khoa học, thiếu lòng tin và ý chí", KCNA dẫn lời ông Kim nói trong cuộc họp.

Trước đó, vào ngày 12/5, Triều Tiên lần đầu thông báo hai ca nhiễm dòng phụ BA.2 của biến chủng Omicron. Ngay sau đó, nước này đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc để kiểm soát đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên sau 2 năm.

Theo các chuyên gia, biến thể phụ BA.2 dù không nghiêm trọng như các chủng virus trước đó, song lại có tốc độ lây lan nhanh và khả năng chống lại các kháng thể. Trong khi đó, Triều Tiên đã không tiếp nhận các liều vaccine do quốc tế đề nghị hỗ trợ trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát.

Biến thể "tàng hình"

Ngày 22/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố biến thể phụ Omicron BA.2 đã trở thành chủng trội của virus SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học đã xác định BA.2 có rất nhiều đột biến. Biến chủng được mệnh danh là "Omicron tàng hình" bởi nó thiếu một đặc điểm di truyền của chủng Omicron gốc - điều giúp các nhà khoa học phân biệt được Omicron với Delta thông qua xét nghiệm PCR. Do đó, BA.2 chỉ có thể bị phát hiện bằng giải trình tự gene, điều mà không phải nước nào cũng đủ năng lực thực hiện.

Biến thể phụ BA.1 có hơn 30 đột biến ở protein gai giúp virus tấn công vào tế bào. BA.2 dù có nhiều đột biến giống BA.1, biến thể "tàng hình" xuất hiện thêm 8 đột biến độc nhất, và thiếu 13 đột biến so với BA.1. Các đột biến protein gai là điều giới y tế và khoa học quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm và chống lại kháng thể của virus.

Nguy cơ lây nhiễm

BA.2 có nhiều điểm tương đồng về di truyền với BA.1, nhưng dễ lây lan hơn BA.1 từ 30-50%, theo Scientific American.

Trong khi đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng cố vấn y tế tại Nhà Trắng, biến thể phụ có BA.2 khả năng lây nhiễm cao hơn BA.1 từ 50-60%, nhưng không gây bệnh nặng hơn.

Các chuyên gia cảnh báo Triều Tiên có nguy cơ thành tâm điểm của các biến chủng mới do khả năng miễn dịch thấp của người dân với virus. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm tăng sau khi nước này tổ chức các sự kiện lớn hồi tháng 4, bao gồm kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và duyệt binh kỷ niệm 90 thành lập quân đội nhân dân Triều Tiên - nơi những người tham dự không đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Jeremy Luban, nhà virus học tại Đại học Massachusetts (Mỹ), nói dù BA.2 có thể không có tác động nghiêm trọng trong cộng đồng nhưng cần phải ngăn chặn đà lây lan của nó.

"Càng có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, càng làm tăng nguy cơ virus có các đặc tính mới và tạo ra biến thể mới", ông Luban giải thích.

Kee Park, chuyên gia y tế tại Trường Y Harvard, kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Triều Tiên bằng việc cung cấp vaccine mRNA và các phương pháp điều trị.

“Họ sẽ cần phải xem xét lại biện pháp bổ sung để bảo vệ người dân, bao gồm chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Mọi người đều quan tâm đến việc giúp Triều Tiên ứng phó với đại dịch. Không ai muốn một biến chủng khác”, ông Park nói.

Những tuần gần đây, Triều Tiên liên tục cảnh báo tăng cường biện pháp phòng ngừa, sau những đợt bùng dịch ở nhiều nơi tại Trung Quốc giáp với biên giới Triều Tiên. Truyền thông Triều Tiên kêu gọi người dân "tăng cường công tác chống dịch để chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp kéo dài".

Thiếu hụt vaccine

Thách thức với Triều Tiên hiện nay là nước này đã từ chối tiếp nhận vaccine của quốc tế trong 2 năm đại dịch bùng phát, biến Triều Tiên và Eritrea là hai quốc gia duy nhất chưa triển khai tiêm vaccine, theo Washington Post.

Năm 2021, Triều Tiên đã từ chối nhận 3 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc và 2 triệu liều AstraZeneca. Nước này cũng từ chối nhận vaccine thông qua cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX Facility.

Tháng 4/2021, COVAX xác nhận dừng phân bổ vaccine ngừa Covid-19 cho Triều Tiên, nhưng cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ nếu Bình Nhưỡng quyết định triển khai tiêm chủng phòng ngừa Covid-19 như một phần của chương trình quốc gia ứng phó với đại dịch.

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), các quan chức Bình Nhưỡng quan tâm đến các loại vaccine mRNA như Pfizer hay Moderna.

Hồi tháng 4, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ tuyên bố các loại vaccine Covid-19 hiện nay không thực sự hiệu quả trong việc chống lại dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron.

Dù vậy, việc tiêm liều tăng cường có thể làm tăng khả năng bảo vệ, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA).

Boram Jang, nhà nghiên cứu về Đông Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, kêu gọi Bình Nhưỡng hợp tác với cộng đồng quốc tế để lập kế hoạch đảm bảo vaccine cho người dân.

"Ngoài ra, các biện pháp khẩn cấp như phong tỏa cần phải được điều chỉnh hợp lý và tương xứng. Chúng không nên được lạm dụng", bà Boram Jang nói.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trường hợp nào Việt kiều phải xin giấy xác nhận là người gốc Việt Nam? (11-12-2023)
    Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư (09-12-2023)
    Chia sẻ kinh nghiệm về quản trị tòa soạn số trong khu vực ASEAN (07-12-2023)
    Lào: Họa tiết Naga trên vải dệt thủ công được công nhận là Di sản Thế giới (07-12-2023)
    Tổng thư ký Liên hợp quốc hối thúc hành động để ngăn chặn thảm họa ở Gaza (07-12-2023)
    Vợ chồng U-60 hơn 70 lần hiến máu (05-12-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loại (02-12-2023)
    Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2023 (30-11-2023)
    National Asian Pacific Center On Aging (29-11-2023)
    Toàn bộ 41 người bị kẹt trong vụ sập đường hầm ở Ấn Độ được giải cứu (28-11-2023)
    Xung đột Hamas-Israel: WHO cảnh báo nguy cơ bệnh dịch ở Dải Gaza (28-11-2023)
    Núi lửa Anak Krakatau 'thức giấc' khiến người dân Indonesia hoảng sợ (27-11-2023)
    Yêu cầu bồi thường mới trong vụ 39 người Việt tử vong trong xe tải ở Anh (25-11-2023)
    Chưa thể đưa 41 công nhân bị mắc kẹt trong đường hầm ở Ấn Độ ra ngoài (25-11-2023)
    Các nước châu Âu siết chặt biên giới trước làn sóng nhập cư gia tăng bất thường (25-11-2023)
    Hamas phóng thích 12 công dân Thái Lan và 13 con tin Israel (24-11-2023)
    Tuần lễ Cấp cao APEC 2023: Kết nối, đổi mới để kiến tạo tương lai bền vững (16-11-2023)
    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia và Malaysia kêu gọi ngừng bắn tại Gaza (16-11-2023)
    Campuchia gửi thông điệp đề nghị các đối tác ngừng can thiệp nội bộ nước này (15-11-2023)
    Tưởng nhớ anh Trần Gia Phước, bào đệ Giáo sư Trần Gia Phụng (15-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Tòa án Nhật bác kháng cáo, y án chung thân kẻ sát hại bé Nhật Linh (13-05-2022)
    Bình luận hiếm hoi của WHO về 'không Covid-19' của Trung Quốc (11-05-2022)
    Australia: Thời tiết cực đoan gây ngập lục diện rộng tại bang Tasmania (06-05-2022)
    Bão cát ở Iraq khiến hơn 1000 người nhập viện (05-05-2022)
    Nhóm người Nga, Ukraine cướp tài sản của đồng hương tại Việt Nam như phim (04-05-2022)
    Cô gái nghi là người Việt chết bất thường ở Tokyo (02-05-2022)
    Vụ sập nhà tại Trung Quốc: Cứu thêm được một người còn sống sót (02-05-2022)
    Máy bay Ấn Độ gặp sự cố trên không, gần 20 người bị thương (02-05-2022)
    Lở đất tại mỏ khai thác vàng trái phép ở Indonesia, 12 người thiệt mạng (29-04-2022)
    Đình công quy mô lớn làm tê liệt Sri Lanka (28-04-2022)
    Sập cầu tại Philippines làm 4 người thiệt mạng (28-04-2022)
    Campuchia gỡ bỏ quy định đeo khẩu trang nơi công cộng (26-04-2022)
    Chiến sĩ cảnh sát cơ động kịp thời hiến máu cứu bệnh nhi Thalassemia bị mắc Covid-19 (26-04-2022)
    Lý do Trung Quốc không thể bỏ chính sách 'Không COVID' (25-04-2022)
    New Delhi khôi phục quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng (20-04-2022)
    LHQ: Số người sơ tán khỏi Ukraine tăng lên hơn 5 triệu người (20-04-2022)
    Singapore sắp bỏ hết xét nghiệm COVID-19 đối với du khách đã tiêm chủng (19-04-2022)
    Dr. Mautra Staley Jones - Tân Viện trưởng trường Oklahoma City Community College (17-04-2022)
    Số người thiệt mạng do mưa bão ở Nam Phi và Philippines tiếp tục tăng (14-04-2022)
    Trung Quốc bảo vệ 'không Covid-19' đến cùng, Thượng Hải lập 'đỉnh' mới (13-04-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ai Biểu Xấu


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150205324.