Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế
    Tin Thế Giới
Chủ tịch EC: Ukraine cần thời gian để đáp ứng mọi điều kiện gia nhập EU
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc sự tiếp đón đặc biệt
    Tin Cộng Đồng
Trường hợp nào Việt kiều phải xin giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?
    Tin Hoa Kỳ
Chủ tịch Hạ viện bị phế truất McCarthy thông báo sẽ rời Quốc hội Mỹ
    Văn Nghệ
3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND
    Điện Ảnh
Một bộ phim Việt phải rời rạp, chưa được Cục Điện ảnh cấp phép
    Âm Nhạc
Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ
    Văn Học
Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Bạo lực gia đình sẽ phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng?
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể phải thực hiện các công việc phục vụ cộng đồng như: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng…

Đây là đề xuất tại dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/8.

Biện pháp có tính răn đe, giáo dục

Dự luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trình tại phiên họp đã bổ sung một điều quy định về biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”.

Cụ thể, dự luật quy định, thực hiện công việc phục vụ cộng đồng không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính, được áp dụng với người từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình mà chưa tới mức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các công việc phục vụ cộng đồng: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; Tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày.

Giải trình về đề xuất bổ sung quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, quá trình xây dựng dự án Luật và thực tiễn giám sát cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao. Với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục thì bổ sung một biện pháp mang tính xã hội phục vụ lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết.

Qua rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy, “lao động phục vụ cộng đồng” được quy định là biện pháp giáo dục, cải tạo người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người chấp hành án không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành án (Điều 101 Luật Thi hành án hình sự) và “lao động trị liệu” là một giai đoạn trong quy trình cai nghiện ma túy (Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy). “Lao động phục vụ cộng đồng”, “lao động trị liệu” không bị coi là “lao động cưỡng bức”.

Đồng thời, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế và rà soát tính tương thích với các điều ước quốc tế, Thường trực Ủy ban nhận thấy, thực hiện công việc phục vụ cộng đồng có thể coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao trong phòng, chống bạo lực gia đình, không trái với các công ước, điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức.

“Do vậy, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đề xuất bổ sung quy định về biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” tại dự thảo Luật” - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Có giới hạn số lần áp dụng biện pháp phục vụ cộng đồng?

Còn băn khoăn về thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự thảo luật quy định, phục vụ cộng đồng không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, lại chưa làm rõ áp dụng bao nhiêu lần phục vụ cộng đồng. Có hạn chế số lần phục vụ cộng đồng không?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần tiếp tục rà soát quy định của dự thảo luật tương thích đối với quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế. Đơn cử như đối với phục vụ cộng đồng, nên có quy định loại trừ, bảo đảm phù hợp với Điều 36, Bộ luật Hình sự đó là: Hình phạt cải tạo không giam giữ không áp dụng với phụ nữ có thai, hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng, người già, yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật.

Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng của Tòa án đối với hành vi cải tạo không giam giữ chỉ quy định không quá 4 giờ/1 ngày và không quá 5 ngày/tuần. Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, dự thảo Luật quy định không quá 8 giờ/một ngày liệu đã phù hợp và bảo đảm tính khả thi hay chưa, để bảo đảm kế sinh nhai cho người bị áp dụng biện pháp phục vụ cộng đồng? Giả dụ, một người phục vụ cộng đồng phải có thêm hai người cùng giám sát, có triển khai được trên thực tế?

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cũng đánh giá đây là biện pháp tốt, kinh nghiệm quốc tế đã áp dụng. Tuy nhiên, do đây là biện pháp mới, chưa có thí điểm ở Việt Nam nên đề nghị cơ quan chủ trì tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để có lộ trình cụ thể, đảm bảo tính khả thi khi tổ chức thực hiện.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ, nhất là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, để bảo đảm luật khi ban hành bảo đảm tính khả thi.

Về biện pháp thực hiện phục vụ cộng đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, Ủy ban Xã hội nên lấy thêm ý kiến của đại biểu chuyên trách; phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tác động của quy định này, rà soát bảo đảm tính thống nhất với các quy định của pháp luật, bảo đảm không vi phạm các điều ước quốc tế./.
DanQuyen.com (Theo dangcongsan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trường hợp nào Việt kiều phải xin giấy xác nhận là người gốc Việt Nam? (11-12-2023)
    Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư (09-12-2023)
    Chia sẻ kinh nghiệm về quản trị tòa soạn số trong khu vực ASEAN (07-12-2023)
    Lào: Họa tiết Naga trên vải dệt thủ công được công nhận là Di sản Thế giới (07-12-2023)
    Tổng thư ký Liên hợp quốc hối thúc hành động để ngăn chặn thảm họa ở Gaza (07-12-2023)
    Vợ chồng U-60 hơn 70 lần hiến máu (05-12-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loại (02-12-2023)
    Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2023 (30-11-2023)
    National Asian Pacific Center On Aging (29-11-2023)
    Toàn bộ 41 người bị kẹt trong vụ sập đường hầm ở Ấn Độ được giải cứu (28-11-2023)
    Xung đột Hamas-Israel: WHO cảnh báo nguy cơ bệnh dịch ở Dải Gaza (28-11-2023)
    Núi lửa Anak Krakatau 'thức giấc' khiến người dân Indonesia hoảng sợ (27-11-2023)
    Yêu cầu bồi thường mới trong vụ 39 người Việt tử vong trong xe tải ở Anh (25-11-2023)
    Chưa thể đưa 41 công nhân bị mắc kẹt trong đường hầm ở Ấn Độ ra ngoài (25-11-2023)
    Các nước châu Âu siết chặt biên giới trước làn sóng nhập cư gia tăng bất thường (25-11-2023)
    Hamas phóng thích 12 công dân Thái Lan và 13 con tin Israel (24-11-2023)
    Tuần lễ Cấp cao APEC 2023: Kết nối, đổi mới để kiến tạo tương lai bền vững (16-11-2023)
    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia và Malaysia kêu gọi ngừng bắn tại Gaza (16-11-2023)
    Campuchia gửi thông điệp đề nghị các đối tác ngừng can thiệp nội bộ nước này (15-11-2023)
    Tưởng nhớ anh Trần Gia Phước, bào đệ Giáo sư Trần Gia Phụng (15-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Đức sẽ cấp thị thực cho hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam được bổ sung thông tin nơi sinh tại phần bị chú (15-08-2022)
    Bộ Ngoại giao thông tin về nạn nhân người Việt trong vụ cháy ở Anh (15-08-2022)
    Anh dùng vân tay nhận dạng nạn nhân người Việt trong vụ cháy (15-08-2022)
    Liên Hợp Quốc: Thế giới không được quên phụ nữ Afghanistan (15-08-2022)
    Hỏa hoạn tại nhà thờ ở Ai Cập, hơn 80 người thương vong (14-08-2022)
    Armenia: Nổ lớn tại một chợ bán lẻ, khiến nhiều người thương vong (14-08-2022)
    Du khách Mỹ bị hiếp dâm trong nhà vệ sinh công cộng giữa Paris (10-08-2022)
    Người đàn ông bị bắn trọng thương vì lý do không tưởng (09-08-2022)
    Người đàn ông đuối nước vì lái xe đi theo Google Maps (08-08-2022)
    Hợp tác vận hành Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á (08-08-2022)
    55 du khách Thái Lan mất tích trên đảo Jeju, Hàn Quốc (07-08-2022)
    Bị phạt gần 2.000 USD vì mang đồ ăn đến sân bay (07-08-2022)
    Cục Xuất nhập cảnh nói gì khi nhiều nước chưa công nhận hộ chiếu mới có chữ P? (02-08-2022)
    Kỷ lục 696 người di cư trái phép qua eo biển Manche trong một ngày (02-08-2022)
    Máy bay Thái Lan chở 170 người trượt khỏi đường băng do mưa lớn (01-08-2022)
    Thế giới đã thay đổi ra sao trong cuộc thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày (01-08-2022)
    Sau Đức, đến lượt Tây Ban Nha từ chối cấp visa cho hộ chiếu mẫu mới (01-08-2022)
    Đại sứ quán Pháp vẫn cấp thị thực cho hộ chiếu mới của Việt Nam (28-07-2022)
    Bí quyết hồi sinh ngành du lịch của Campuchia (25-07-2022)
    Khóc khi ông Abe mất, phóng viên Trung Quốc bị bắt nạt đến mức tự sát (22-07-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ai Biểu Xấu


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150198955.