Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Vì sao giá dầu diesel thế giới khó giảm
Dầu diesel được coi là nguồn sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, ngay cả khi giá tăng phi mã, nhu cầu đối với loại hàng hóa này vẫn ở mức cao.

Sau 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành kéo theo sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, nền kinh tế toàn cầu lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa khi giá dầu tăng ngày một cao.

Giá cao đẩy lạm phát tăng phi mã, đồng thời làm dấy lên mối lo ngại về triển vọng phục hồi còn mong manh của kinh tế toàn cầu.

Theo dữ liệu của AAA Gas Prices, mỗi người Mỹ phải trả trung bình 3,29 USD cho mỗi gallon dầu diesel vào năm 2021. Sang đến năm 2022, giá dầu diesel trung bình đã tăng vọt lên 5,07 USD/gallon.

Theo New York Times, đà tăng này đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế thế giới khi đầu vào của bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đều cần dầu diesel.

Đe dọa kinh tế toàn cầu

Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tỷ trọng của dầu trong GDP chỉ khoảng 3%. Tuy nhiên, đây là một trong những mặt hàng quan trọng nhất vì nó là sản phẩm đầu vào cho mọi ngành từ nguyên liệu, nhiên liệu cho đến dược phẩm, may mặc, hóa chất.

"Dầu diesel cung cấp năng lượng cho vận tải đường bộ và là nguồn sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế", chuyên gia kinh tế Joseph Sykora bình luận.

Theo ông Sykora, các ngành công nghiệp không có nhiều lựa chọn thay thế cho dầu diesel. Các lĩnh vực từ trồng trọt, thực phẩm đến những ngành công nghiệp nặng đều phụ thuộc vào dầu diesel, bao gồm quá trình sản xuất, vận chuyển vật liệu xây dựng và vật tư.

Khi giá diesel tăng cao, người nông dân phải tốn nhiều tiền hơn để duy trì hoạt động của các loại máy móc. Argentina - một trong những nền kinh tế nông nghiệp hàng đầu trên thế giới - đang phải phân bổ lại lượng dầu cho từng vùng để giảm bớt tình trạng độn giá trong nước.

Bên cạnh đó, các công ty vận chuyển cũng là chủ thể chịu nhiều ảnh hưởng khi phải chi nhiều hơn cho xăng dầu. Bà Christine Hemmel - giám đốc của một công ty vận tải ở Đức - chia sẻ rằng công ty hiện có 35 xe tải đang hoạt động và chỉ riêng chi phí mua dầu mỗi tháng đã tốn tới gần 300.000 USD.

Theo bà, lợi nhuận quý III của công ty có thể sẽ âm vì chi phí mua dầu vượt gấp đôi dự tính. "Nếu tình hình không ổn, chúng tôi bắt buộc phải tăng cước vận chuyển đối với mỗi mặt hàng", bà chia sẻ.

Ngoài ra, giá dầu diesel tăng còn ảnh hưởng đến hoạt động của những dịch vụ công cộng, khi chính quyền mỗi địa phương đang phải trả thêm hàng trăm nghìn USD mỗi tháng để duy trì hoạt động của xe bus hay tàu điện ngầm. Chí phí xây dựng cũng sẽ sớm tăng lên.

Chính vì vậy, tác động của giá dầu sẽ không chỉ dừng lại ở các trạm xăng mà còn lan rộng ra tất cả hàng hóa và dịch vụ mà con người sử dụng, khiến lạm phát leo thang trên toàn cầu.

Vận tải Mỹ thiệt hại nặng

Theo Wall Street Journal, mặc dù các bộ phận lớn của nền kinh tế Mỹ đều bị ảnh hưởng bởi giá dầu diesel, nhưng ngành vận tải đang là ngành chịu nhiều tổn thương nhất. Một số công ty vận tải đã phải chuyển phụ phí nhiên liệu sang cho khách hàng để bù đắp chi phí tăng cao đột ngột.

Theo Hiệp hội Vận tải đường bộ Mỹ, các công ty nhỏ là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trường hợp này vì họ ít có khả năng thương lượng hoặc được chiết khấu giá nhiên liệu. Điều này bắt buộc họ phải tăng cước vận chuyển liên tục mỗi tháng để có lợi nhuận.

Tăng giá cước vận chuyển cũng khiến giá hàng hóa đến tay người tiêu dùng tăng lên. Mặc dù khó định lượng, nhưng người mua sẽ thấy giá tăng rõ nhất ở các mặt hàng có giá trị lớn như ôtô hay đồ dùng gia dụng. Ngoài ra, giá máy bay hay giá tàu cũng sẽ tăng theo.

Theo ông Bart Plaskoff - Chủ tịch Công ty vận tải Summit Trucking (Mỹ), vận tải đường bộ là xương sống của nền kinh tế Mỹ. "Thiếu phương thức vận tải này, người tiêu dùng sẽ không thể tiếp cận được đồ tạp hóa, gas, sữa bột trẻ em, thuốc men, đồ nội thất và cũng không thể mua đồ trên Amazon”, ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, tại Mỹ, các nhà máy sản xuất công nghiệp hay các trang trại, các nông trường cũng là nơi sử dụng nhiều dầu diesel để vận hành máy móc. Điều này khiến cho giá hàng hóa đã tăng ngay từ nơi sản xuất chứ chưa tính đến vận chuyển.

Người dân Châu Âu chịu tổn thương

Theo ông Hendrik Mahlkow - nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), châu Âu là khu vực dễ bị tổn thương nhất vì khu vực này phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu dầu diesel ở Nga. Kể cả việc tự sản xuất dầu diesel trong EU cũng bị hạn chế bởi Nga vì nước này là nhà cung cấp dầu thô chủ yếu cho khu vực.

Chính vì vậy, tình hình giá dầu tăng cao kết hợp với lệnh cấm vận dầu thô từ Nga sẽ khiến nhiều nước châu Âu rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Mặc dù các công ty năng lượng châu Âu có thể tìm được nguồn cung thay thế, họ còn phải đối mặt với cả những vấn đề khác liên quan đến thay đổi công nghệ lọc hay chi phí lọc dầu mới. Và khi các nhà máy tập trung sản xuất nhiều dầu diesel hơn, họ thậm chí sẽ giảm sản xuất các sản phẩm năng lượng khác và dẫn đến tình trạng tăng giá năng lượng trên diện rộng.

Ngoài ra, châu Âu còn một vấn đề nữa là xe du lịch sử dụng động cơ diesel chiếm hơn 40% thị trường, gấp 10 lần so với 4,5% ở Mỹ. Sự phụ thuộc vào động cơ diesel của châu Âu đến từ chính sách ưu đãi thuế được các nước EU áp dụng cách đây 25 năm. Khi đó, khối này khuyến khích người dân việc mua ôtô chạy bằng động cơ diesel với hy vọng giảm lượng khí thải carbon dioxide.

Vấn đề này có thể giải quyết bằng việc chuyển sang dùng xe điện nhưng sẽ tốn khá nhiều thời gian.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đồng bảng Anh trên đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022 (30-03-2023)
    Khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Internet BBI Việt Nam (30-03-2023)
    Kiểm tra 6 địa điểm kinh doanh của F88 tại Hà Nam (30-03-2023)
    EU vẫn nhập khẩu mạnh một số mặt hàng của Nga dù siết chặt trừng phạt (30-03-2023)
    Sớm ngăn chặn, xử lý hành vi 'bức tử' rừng để nuôi trồng thủy sản (30-03-2023)
    Công việc bác sĩ lương 650 triệu đồng mỗi tháng, 2 năm không tìm được người (29-03-2023)
    Rosneft của Nga ký thỏa thuận tăng cường cung cấp dầu cho Ấn Độ (29-03-2023)
    Phái đoàn IAEA đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (29-03-2023)
    Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tăng trưởng hạ tầng đám mây (29-03-2023)
    Nền kinh tế Nga thiếu lao động trầm trọng (29-03-2023)
    Xoay xở ra sao khi ngân hàng 'e ngại' với thị trường trái phiếu? (28-03-2023)
    First Citizens Bank đạt thỏa thuận mua lại SVB (27-03-2023)
    Giá dầu tăng nhẹ do lo ngại về ngành ngân hàng giảm bớt (27-03-2023)
    Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ (27-03-2023)
    Người sáng lập Alibaba Jack Ma trở về Trung Quốc (27-03-2023)
    CEO TikTok Shou Zi Chew giàu cỡ nào? (25-03-2023)
    Giá iPhone 14 tại Việt Nam đã xuống đáy (25-03-2023)
    Hàng trăm tỷ phú Trung Quốc 'rớt hạng' (24-03-2023)
    Toshiba chấp nhận bán mình với giá 15 tỷ USD (23-03-2023)
    Bùng nổ nhiên liệu sinh học có thể khiến dầu ăn thiếu hụt trên toàn cầu (23-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Lý do giá dầu diesel lần đầu đắt hơn xăng (05-09-2022)
    Trung Quốc tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc (05-09-2022)
    Từ 12/9, nhà đầu tư được mua bán lẻ từ 1 cổ phiếu trên HoSE (05-09-2022)
    Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đang nghiêng về nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ (05-09-2022)
    Giá xăng hôm nay 5/9 giảm nhẹ, giá dầu tăng mạnh (05-09-2022)
    Xuất khẩu thủy sản sẽ lần đầu cán mốc 10 tỷ USD (05-09-2022)
    Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Nga (04-09-2022)
    JICA: Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực (04-09-2022)
    Châu Âu nói gì sau khi Nga khóa van Dòng chảy phương Bắc 1 vô thời hạn? (03-09-2022)
    Giá chung cư Hà Nội tăng nhanh gấp đôi TP.SG (03-09-2022)
    Mùa đông châu Âu lạnh lẽo hơn với rủi ro suy thoái (30-08-2022)
    5,8 tỷ USD bị chiếm đoạt ở vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất Trung Quốc (30-08-2022)
    Vụ bê bối làm dấy lên lo ngại về hoạt động của 4.000 ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc (30-08-2022)
    Mỹ-Ấn Độ đạt bước tiến trong kế hoạch áp giá trần với dầu Nga (29-08-2022)
    Lúa lậu từ Campuchia vẫn được tuồn vào Việt Nam (29-08-2022)
    Petrosetco (PET): Lợi nhuận 7 tháng đầu năm giảm do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (26-08-2022)
    Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vọt lên 50 tỷ USD (26-08-2022)
    Các chủ tàu tham quan trên Vịnh Hạ Long cam kết không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần (26-08-2022)
    Giá vàng không thể leo lên 50 triệu, người mua thua lỗ nặng (25-08-2022)
    Những tác động thổi bay tiền điện tử thời gian tới (25-08-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146786921.