Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Châm ngòi 'trận chiến' năng lượng, Nga và châu Âu cùng tốn kém
Kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine gần bảy tháng trước, Nga và châu Âu đã tiến hành một 'trận chiến' về năng lượng. 'Trận chiến' này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp trên khắp 'lục địa già'.

Hai bên cùng tốn kém

Trước đây, Nga là một trong những đối tác thương mại lớn nhất và quan trọng nhất của châu Âu về năng lượng. Moscow cung cấp 40% lượng khí đốt tự nhiên cho châu lục này mỗi năm.

Với nỗ lực nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn và sẽ dần "thoát ly" hoàn toàn khí đốt của Nga. Ngày 7/9, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, họ sẽ yêu cầu các nước trong khu vực chấp thuận áp trần giá khí đốt của Nga .

Moscow đã trả đũa các lệnh trừng phạt bằng cách hạn chế dòng chảy khí đốt đến châu Âu, buộc các chính phủ khu vực này phải "đau đầu" tìm ra các giải pháp thay thế.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch EC viết trên Twitter rằng: "Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng năng lượng như vũ khí, bằng cách cắt giảm nguồn cung và thao túng thị trường năng lượng của chúng tôi".

Theo New York Times, "trận chiến" năng lượng Nga-châu Âu khiến cả hai bên cùng tốn kém.

Trung Quốc và Ấn Độ đang tận dụng mua dầu Nga giá rẻ. Điều đó sẽ hạn chế nguồn thu của Moscow.

Về phía châu Âu, các chính phủ đang phải trả giá cao để lấp đầy các kho dự trữ khí đốt. EU yêu cầu người dân, các công ty tiết kiệm năng lượng; công bố các gói hỗ trợ khẩn cấp để cứu trợ người dân và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Ngay cả những quốc gia không nhập khẩu khí đốt của Nga cũng đang bị ảnh hưởng bởi giá điện có mối liên hệ chặt chẽ với khí đốt.

Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng gấp 8 lần kể từ khi chiến dịch quân sự tại Ukraine bắt đầu. Đây là mối đe dọa lớn đối với các ngành công nghiệp.

Theo ước tính của các nhà phân tích tại Ngân hàng đa quốc gia Goldman Sachs (Mỹ), các hộ gia đình châu Âu sẽ phải đối mặt với hóa đơn năng lượng hàng tháng khoảng 500 Euro (tương đương 494 USD) vào năm tới, gấp 3 lần so với năm 2021.

Dòng chảy phương Bắc 1có thể ngừng vĩnh viễn?

Bà Ursula von der Leyen cho biết, các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của khối đã đầy 82% và lượng nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga đã giảm xuống chỉ còn 9%.

Bên cạnh đó, 13 trong số 27 thành viên của EU đang phải đối mặt với việc Nga ngừng một phần hoặc toàn bộ nguồn cung khí đốt. Đức, nền kinh tế lớn nhất của khối và phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Kể từ sau xung đột Nga-Ukraine, "gã khổng lồ" năng lượng Nga - Gazprom - đã hai lần giảm lượng khí đốt đến Đức và hai lần đóng cửa đường ống để bảo trì.

Hiện tại, Gazprom đã đóng cửa vô thời hạn Dòng chảy phương Bắc 1 - đường ống chính “chở” khí đốt đến Đức và tuyên bố vấn đề không thể khắc phục do các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Các nhà phân tích cho rằng, động thái này là một phản ứng hoài nghi của Nga sau khi các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đồng ý áp đặt cơ chế giới hạn giá đối với dầu Moscow nhằm cắt giảm một phần doanh thu mà nước này kiếm được từ EU.

Tuy nhiên, việc đóng cửa vô thời hạn Dòng chảy phương Bắc 1 đã làm dấy lên lo ngại rằng, dòng chảy này có thể ngừng vĩnh viễn. Việc cắt hoàn toàn khí đốt của Nga sẽ đẩy hóa đơn năng lượng của người dân châu Âu lên cao hơn nữa và tác động mạnh đến nền kinh tế của khu vực.

Các chuyên gia dự báo, một cuộc suy thoái sâu có khả năng xảy ra ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga.

Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, nếu Đức "thoát ly" hoàn toàn khí đốt Nga, tăng trưởng kinh tế nước này có thể bị "thổi bay" 3% vào năm tới.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đồng bảng Anh trên đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022 (30-03-2023)
    Khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Internet BBI Việt Nam (30-03-2023)
    Kiểm tra 6 địa điểm kinh doanh của F88 tại Hà Nam (30-03-2023)
    EU vẫn nhập khẩu mạnh một số mặt hàng của Nga dù siết chặt trừng phạt (30-03-2023)
    Sớm ngăn chặn, xử lý hành vi 'bức tử' rừng để nuôi trồng thủy sản (30-03-2023)
    Công việc bác sĩ lương 650 triệu đồng mỗi tháng, 2 năm không tìm được người (29-03-2023)
    Rosneft của Nga ký thỏa thuận tăng cường cung cấp dầu cho Ấn Độ (29-03-2023)
    Phái đoàn IAEA đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (29-03-2023)
    Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tăng trưởng hạ tầng đám mây (29-03-2023)
    Nền kinh tế Nga thiếu lao động trầm trọng (29-03-2023)
    Xoay xở ra sao khi ngân hàng 'e ngại' với thị trường trái phiếu? (28-03-2023)
    First Citizens Bank đạt thỏa thuận mua lại SVB (27-03-2023)
    Giá dầu tăng nhẹ do lo ngại về ngành ngân hàng giảm bớt (27-03-2023)
    Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ (27-03-2023)
    Người sáng lập Alibaba Jack Ma trở về Trung Quốc (27-03-2023)
    CEO TikTok Shou Zi Chew giàu cỡ nào? (25-03-2023)
    Giá iPhone 14 tại Việt Nam đã xuống đáy (25-03-2023)
    Hàng trăm tỷ phú Trung Quốc 'rớt hạng' (24-03-2023)
    Toshiba chấp nhận bán mình với giá 15 tỷ USD (23-03-2023)
    Bùng nổ nhiên liệu sinh học có thể khiến dầu ăn thiếu hụt trên toàn cầu (23-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Giá xăng dầu đang lao dốc không phanh (08-09-2022)
    Lãi đậm nếu mua cổ phiếu Apple cách đây 10 năm (08-09-2022)
    Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (08-09-2022)
    Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào thị trường tại Hà Nội (06-09-2022)
    Ấn Độ nêu điều kiện để thảo luận về đề xuất giá trần đối với dầu Nga (06-09-2022)
    Vì sao giá dầu diesel thế giới khó giảm (06-09-2022)
    Lý do giá dầu diesel lần đầu đắt hơn xăng (05-09-2022)
    Trung Quốc tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc (05-09-2022)
    Từ 12/9, nhà đầu tư được mua bán lẻ từ 1 cổ phiếu trên HoSE (05-09-2022)
    Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đang nghiêng về nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ (05-09-2022)
    Giá xăng hôm nay 5/9 giảm nhẹ, giá dầu tăng mạnh (05-09-2022)
    Xuất khẩu thủy sản sẽ lần đầu cán mốc 10 tỷ USD (05-09-2022)
    Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Nga (04-09-2022)
    JICA: Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực (04-09-2022)
    Châu Âu nói gì sau khi Nga khóa van Dòng chảy phương Bắc 1 vô thời hạn? (03-09-2022)
    Giá chung cư Hà Nội tăng nhanh gấp đôi TP.SG (03-09-2022)
    Mùa đông châu Âu lạnh lẽo hơn với rủi ro suy thoái (30-08-2022)
    5,8 tỷ USD bị chiếm đoạt ở vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất Trung Quốc (30-08-2022)
    Vụ bê bối làm dấy lên lo ngại về hoạt động của 4.000 ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc (30-08-2022)
    Mỹ-Ấn Độ đạt bước tiến trong kế hoạch áp giá trần với dầu Nga (29-08-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146791211.