Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia
    Tin Thế Giới
Israel sẵn sàng đối đầu Houthi, tăng cường bắn phá miền nam Gaza
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc sự tiếp đón đặc biệt
    Tin Cộng Đồng
Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư
    Tin Hoa Kỳ
Chủ tịch Hạ viện bị phế truất McCarthy thông báo sẽ rời Quốc hội Mỹ
    Văn Nghệ
Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND
    Điện Ảnh
Một bộ phim Việt phải rời rạp, chưa được Cục Điện ảnh cấp phép
    Âm Nhạc
Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ
    Văn Học
Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ai được hưởng lợi từ kịch bản Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại?
Giới quan sát nhận định, các nước Baltic, Phần Lan, Ukraine và Mỹ đều có động cơ logic để đứng sau các hư hại xảy ra với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, đi kèm với đó là các rủi ro về chính trị, chiến lược và an ninh.

Điềm báo

Mỹ đã từ lâu phản đối sự phụ thuộc của NATO, đặc biệt là Đức, vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga và trước đây là Liên Xô. Trên thực tế, Mỹ đã sử dụng các kiểm soát về xuất khẩu để chặn đường ống Yamal nguyên thủy vào thập niên 1980 do tin rằng việc Nga cắt đứt đường ống này sẽ thay đổi các quyết định chính trị của châu Âu.

Đến tận gần đây vào năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cảnh báo châu Âu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về nguy cơ Nga cắt đứt năng lượng cung cấp cho họ.

Ngày nay, khi Na Uy và Ba Lan công bố khánh thành Đường ống Xuyên Baltic thì các tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 1 và 2) bị hư hại ở khu vực gần đảo Đan Mạch Bornholm trong Biển Baltic. Có 3 chỗ rò rỉ rõ ràng, và khả năng lỗi kỹ thuật đã bị loại bỏ.

Mặc dù các đường ống này hiện nay không vận hành, bên trong người ta vẫn lấp đầy khí tự nhiên được nén và khí đốt đã rò rỉ ra ngoài, tạo thành bong bóng trồi lên mặt biển. Dấu hiệu cho thấy hư hại tại cả 2 đường ống đều rất lớn mặc dù vẫn phải cần thêm một cuộc đánh giá đầy đủ.

Nếu ưu tiên cho đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 thì việc sửa chữa cũng phải mất một thời gian và đường ống do đó sẽ chưa thể phục vụ vận chuyển khí đốt trước mùa đông, ngay cả khi có thay đổi trong tình hình chính trị.

Phá không dễ

Phán đoán sơ bộ là người ta phá hoại các đường ống khí đốt nhằm tác động đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Một nỗ lực phá hoại như vậy sẽ đòi hỏi khả năng định vị đường ống và đặt chất nổ ở 3 nơi khác nhau. Nếu đúng vậy, câu hỏi đặt ra là ai làm vậy và vì sao làm vậy?

Đường ống Nord Stream nằm ở độ sâu từ 80-110m dưới bề mặt biển. Người nhái thường chỉ hoạt động được ở độ sâu 6m, vì vậy để đặt thuốc nổ phá đường ống khí đốt, người ta sẽ cần phải dùng đến các tàu lặn.

Các ống đi ngầm dưới biển của tuyến Dòng chảy phương Bắc được làm từ thép tốt dày từ 26,8 đến 34,4mm do 6 hãng tầm cỡ sản xuất (1 ở Nga, 4 ở châu Âu, và 1 ở Nhật Bản). Đã vậy, các ống này còn được bọc trong lớp vỏ bê tông.

Do vậy, việc phá các đường ống này không phải là việc dễ dàng. Ukraine đã tố Nga làm việc này.

Cố vấn Tổng thống Ukraine, Mikhaylo Podolyak, tuyên bố trên mạng xã hội Twitter: “Vụ rò khí gas quy mô lớn này chỉ có thể là hành động tấn công do Nga thực hiện nhằm chống lại EU”.

Tuy nhiên, cáo buộc của Ukraine rất không thuyết phục, vì nếu Nga phá hủy các đường ống dẫn khí của mình, họ sẽ mất hết tất cả công cụ gây ảnh hưởng thông qua khí đốt. Cả Nord Stream 1 và Nord Stream 2 đều là các dự án liên doanh trong đó Gazprom (công ty quốc doanh Nga) nắm giữ tới 51% số vốn.

Dù cáo buộc Nga như vậy, bản thân Ukraine có thể hưởng lợi nếu kinh tế Nga bị tàn phá ở hiện tại và trong tương lai liên quan đến các sự cố đường ống. Nhưng, nếu Ukraine mà bị phát hiện làm vậy với đường ống khí đốt, quan hệ giữa họ với EU và NATO sẽ bị tàn phá khủng khiếp không kém.

Giới quan sát lại để ý đến Mỹ - quốc gia mong muốn loại bỏ ảnh hưởng của Tổng thống Nga Putin lên châu Âu trong mùa đông sắp tới.

Giới chính trị Washington lo sợ châu Âu có thể phá bỏ sự đồng thuận đã đạt được về trừng phạt Nga liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, để cứu chính họ khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng trong mùa đông cận kề. Ở góc độ này, Mỹ có động cơ để hành động. Nhưng Mỹ cũng có những rủi ro rất lớn về chính trị, chiến lược và an ninh nếu làm vậy.

Mỹ đã trở thành đối tác cung cấp khí hóa lỏng quan trọng cho châu Âu, với số lượng cung cấp ngày càng tăng. Châu Âu đã và đang sử dụng khí hóa lỏng để lấp đầy các kho dự trữ cho mùa đông đến gần.

Hầu hết số khí hóa lỏng của Mỹ được cung cấp qua ngả Pháp, với Tây Ban Nha và Hà Lan là các tuyến phụ. Có báo cáo cho rằng Mỹ còn có đủ năng lực cung cấp khí hóa lỏng cho cả châu Âu và châu Á.

Như vậy, ai phá hoại 2 tuyến đường ống Nord Stream vẫn là một ẩn số lớn./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Israel sẵn sàng đối đầu Houthi, tăng cường bắn phá miền nam Gaza (10-12-2023)
    Nga phá hủy cơ sở sản xuất đạn của Ukraine (10-12-2023)
    Cháy lớn tại nhà máy lọc dầu ở Iran (10-12-2023)
    Israel tấn công diện rộng vào Lebanon đáp trả Hezbollah (10-12-2023)
    Trợ lý Tổng thống Ukraine thừa nhận khó khăn trong tuyển quân (10-12-2023)
    Iran cảnh báo mối đe dọa 'không thể kiểm soát' khi Mỹ phủ quyết ngừng bắn ở Gaza (09-12-2023)
    Tổn thất của quân đội Israel trong chiến dịch tấn công vào Gaza (09-12-2023)
    Cảnh báo nguy cơ tình hình Trung Đông không thể kiểm soát (09-12-2023)
    Đệ nhất phu nhân Ukraine nêu nguy cơ, Mỹ - Nga bất đồng về viện trợ cho Kiev (09-12-2023)
    Thượng viện Mỹ bác dự luật viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và Israel (07-12-2023)
    Cựu Nghị sĩ Ukraine hậu thuẫn Nga thiệt mạng tại Moscow (07-12-2023)
    Nga mở đợt tấn công mới: Mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn với Kiev (07-12-2023)
    Mỹ và Israel trao đổi về thời hạn chiến dịch quân sự và chiến lược giải quyết dài hạn (07-12-2023)
    Hé lộ danh sách vũ khí mong muốn mà Ukraine gửi cho Mỹ (07-12-2023)
    Israel tuyên bố loại bỏ một nửa số chỉ huy tiểu đoàn của Hamas (07-12-2023)
    Politico: Anh chuẩn bị gây sức ép để Ukraine đàm phán hòa bình (06-12-2023)
    Cuộc chiến Gaza bước sang giai đoạn mới (06-12-2023)
    Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu lần đầu về gói viện trợ bổ sung cho Ukraine (06-12-2023)
    Nga không kích sân bay quân sự chiến lược của Ukraine (06-12-2023)
    EU mang thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc (06-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Liên minh châu Âu có thể sắp nới lỏng lệnh trừng phạt Nga (28-09-2022)
    EU - Mỹ bất ngờ cắt nguồn cung vũ khí cho Ukraine, vì đâu? (27-09-2022)
    Nga mất 3 hệ thống phòng không, Ukraine phạt tù người hỗ trợ bỏ phiếu sáp nhập (27-09-2022)
    Nghi vấn đường ống Nord Stream bị phá hoại (27-09-2022)
    Công bố kết quả trưng cầu ý dân của cử tri Ukraine tại các điểm bỏ phiếu ở Nga (27-09-2022)
    Ông Putin: Nông dân Nga cũng sẽ nhập ngũ (27-09-2022)
    Tù binh người Mỹ bị Nga bắt ở Ukraine đã được phóng thích và về nước (24-09-2022)
    Ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc không thể hội đàm tại New York (24-09-2022)
    Mỹ kêu gọi kiềm chế, Trung Quốc phản ứng mạnh về vấn đề Đài Loan (24-09-2022)
    Căng thẳng giữa Italy và EU sau bình luận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu về bầu cử (24-09-2022)
    Ông Vương Nghị cảnh báo Mỹ (23-09-2022)
    Nga nói về việc trốn lệnh động viên, Mỹ cảnh báo Moscow kín đáo (23-09-2022)
    Tổng thống Iran yêu cầu Mỹ tôn trọng cam kết về thỏa thuận hạt nhân (23-09-2022)
    Phát ngôn gây 'sốc' của cựu thủ tướng Ý về xung đột Nga - Ukraine (23-09-2022)
    Nổ lớn ở Zaporozhye, pháo kích ở Donetsk ngay trước cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga (22-09-2022)
    Iran: Biểu tình lan rộng ở thủ đô và 50 thành phố (22-09-2022)
    Nga chặn đứng âm mưu tấn công cơ sở dầu khí (22-09-2022)
    Nga bác bỏ thông tin người dân đổ ra nước ngoài (22-09-2022)
    Tổng thống Putin ký sắc lệnh động viên một phần tại Nga (21-09-2022)
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga tiết lộ số binh sĩ tử trận ở Ukraine (21-09-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ai Biểu Xấu


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150183580.