Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Tiền tuyến Ukraine có suy cơ sụp đổ, Nga cắm cờ nhiều nơi ở Donetsk
    Tin Việt Nam
Thủ tướng dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với đối tác Trung Quốc và Hàn Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Đại dự án tái thiết Ukraine và 'bẫy ngọt ngào' mang tên quốc hữu hóa
Không chỉ bế tắc trong một cuộc xung đột quân sự 'ủy nhiệm', Ukraine còn đối mặt cuộc suy thoái kinh tế lớn chưa từng có. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa nguy hiểm bằng việc vướng vào cái 'bẫy ngọt ngào' mang tên quốc hữu hóa.

“Sự cám dỗ”

Không còn quá sớm để bắt đầu thảo luận về việc tái thiết Ukraine. Trên thực tế, nhiều đề xuất khác nhau, bao gồm cả các ước tính về quy mô của “đại dự án” tái thiết tổng thể đã được bàn tới. Hơn nữa, rõ ràng là việc thực hiện tốt quy trình này sẽ càng cho thấy rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ này đối với tương lai của cả an ninh Ukraine và châu Âu.

Cùng với việc tài trợ cho việc tái thiết, cộng đồng quốc tế cũng phải đảm bảo quá trình này thực sự củng cố Ukraine bằng cách khôi phục lại sức sống kinh tế và nền dân chủ.

Kiev được cho là đã viện dẫn luật thời chiến để quốc hữu hóa một số công ty quan trọng chiến lược bao gồm nhà sản xuất động cơ Motor Sich, công ty năng lượng Ukrnafta và Ukrtatnafta, nhà sản xuất phương tiện AvtoKrAZ và nhà sản xuất máy biến áp Zaporizhtransformator.

Điều này đang khiến người ta suy đoán rằng, có thể sớm được chứng kiến các bước tiếp của Kiev theo hướng tiếp tục quốc hữu hóa những thành phần được cho là quan trọng đối với nền kinh tế Ukraine.

Phải thừa nhận, việc quốc hữu hóa gần đây của Kiev có thể được biện minh do hoàn cảnh đặc biệt của cuộc xung đột quân sự với Nga. Việc quốc hữu hóa trong thời loạn góp phần tăng cường quyền lực của nhà nước. Do đó, người ta có thể “bào chữa” rằng, những vụ tiếp quản như vậy phục vụ mục đích dân chủ, cũng như mục đích quân sự.

Giới quan sát còn nhận định, triển khai quốc hữu hóa trong lúc này, Kiev thu thêm một cái lợi thứ hai, đó là triển khai được chính sách chống “nhóm thao túng chính trị”, vốn là ưu tiên hàng đầu của quốc gia - như tuyên bố của Tổng thống Zelenskyy, nhưng lâu nay vẫn bị coi là “bất khả thi”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với Ukraine, việc quốc hữu hóa lúc này, vừa đúng thời điểm kinh tế đất nước khó khăn, vừa làm suy yếu quyền lực chính trị của “nhóm thao túng chính trị” trong khi tăng cường quyền lực của nhà nước. Trong nhiều thập kỷ, giới siêu giàu Ukraine vẫn được coi là có quyền thao túng không chỉ về kinh tế, mà còn có vai trò chính trị không hề nhỏ.

Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, nếu Ukraine muốn củng cố nền dân chủ, đồng thời ngày càng hướng tới và trở nên phù hợp với tư cách thành viên EU, tốt hơn hết là nên từ bỏ quyền sở hữu các nhà cung cấp năng lượng và các công ty chủ chốt trong lĩnh vực quốc phòng, viễn thông và truyền thông.

Trong bối cảnh này, điều quan trọng là quốc hữu hóa cần phải diễn ra như một phương sách cuối cùng, khi tất cả các biện pháp pháp lý khác tỏ ra không hiệu quả. Bất kỳ quá trình quốc hữu hóa nào diễn ra đều phải minh bạch. Việc không đáp ứng các điều kiện như vậy có thể khiến Ukraine phải “trả giá đắt”, đặc biệt là khi đề cập việc phân phối kinh phí phục hồi và tái thiết - vốn có khả năng chỉ được “giải ngân” với điều kiện Kiev đáp ứng đủ các cam kết nghiêm ngặt về luật pháp.

Tái thiết thế nào - bài toán hóc búa?

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tình hình thực tế. Điều vô cùng quan trọng là bất kỳ hoạt động quốc hữu hóa nào cũng không thể để vượt quá khả năng quản lý của nhà nước, cả trong thời chiến và thời bình. Vì các quyền tài sản được đảm bảo là một trụ cột thiết yếu của cả nền dân chủ và nền kinh tế thị trường thực sự, Ukraine phải ưu tiên bảo vệ các quyền cơ bản này trước tiên. Hơn nữa, đối với Kiev hiện nay, có thể phải mất một thời gian nữa để khôi phục năng lực nhà nước, tới trình độ có thể quản lý hiệu quả các “đại doanh nghiệp” lớn như thế.

Trên thực tế, nhiều nếu không muốn nói là hầu hết các công ty năng lượng châu Âu đều thuộc sở hữu hoặc nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nếu Kiev không thể quản lý hiệu quả và công bằng các ngành quan trọng của đất nước, thì Ukraine có nguy cơ rơi trở lại sự thống trị của “nhóm thao túng chính trị”.

Nhìn về phía trước, có thể sẽ khôn ngoan hơn nếu khuyến khích các hình thức sở hữu tư nhân và hỗn hợp công-tư trong ranh giới của một nhà nước và cơ quan lập pháp quản lý chặt chẽ. Cách tiếp cận này có thể giúp củng cố quản trị dân chủ và pháp quyền ở Ukraine sau xung đột.

Cùng với việc Ukraine dần dần tuân thủ các yêu cầu của một thành viên EU, cách tiếp cận như vậy có thể sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn đáng kể và giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Hiện tại, “sự cám dỗ” bởi các lợi ích mà quốc hữu hóa các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế là rất lớn. Nhưng các nhà chức trách ở Kiev cũng nên nhớ rằng, một khi xung đột với Nga kết thúc và nhiệm vụ tái thiết khổng lồ được đẩy nhanh, việc đáp ứng các điều kiện thành viên của EU sẽ trở nên cấp bách không kém.

Trong bối cảnh này, việc quốc hữu hóa các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Ukraine có thể dẫn dắt đất nước ít thụt lùi hơn, nhưng sẽ làm tổn hại không nhỏ đối với vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Từ đó có thể tạo cơ hội cho sự tái xâm nhập của “nhóm thao túng chính trị” vào nhà nước và tạo sự hồi sinh cho chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Không đề cập các vấn đề về chính trị, với sự tồn tại của rất nhiều mối đe dọa đối với đất nước, các nhà lãnh đạo Ukraine hiện đang tập trung vào việc đảm bảo sự sống còn của nền kinh tế quốc gia. Điều quan trọng là đặt nền móng cho giai đoạn phục hồi sau xung đột với Nga, có khả năng liên quan đến các khoản đầu tư quốc tế lên tới hàng nghìn tỷ USD. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thận trọng đối với các vấn đề quốc hữu hóa và sự cân bằng hợp lý giữa sở hữu công và tư trong các lĩnh vực quan trọng.

Theo giới phân tích, điều quan trọng là các quyết định định hình sự hồi sinh của Ukraine sau xung đột quân sự không dựa trên cơ sở chính trị thuần túy đảng phái. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo phải tính đến sự cần thiết củng cố quản trị dân chủ và tạo điều kiện phù hợp cho nền kinh tế thị trường phát triển dựa trên pháp quyền và đảm bảo quyền sở hữu.

Khi nào làm được điều đó, Kiev sẽ tiếp thêm được sinh lực cho nền kinh tế và củng cố an ninh của đất nước, đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập châu Âu sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tờ Al Jazeera mới đây trích dẫn dữ liệu chính thức, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài sang tháng 11, với sự tàn phá về người và tài sản trên diện rộng, Ukraine đã phải hứng chịu sự suy giảm kinh tế mạnh nhất trong hơn 30 năm vào năm 2022. GDP đã giảm 30,4% trong năm ngoái, theo số liệu sơ bộ do Bộ Kinh tế vừa công bố.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, nguy cơ và sự không chắc chắn vẫn còn cao, đặc biệt nếu Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Tuy nhiên như lời Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko mô tả, sự sụt giảm này ít nghiêm trọng hơn so với dự kiến của họ, dù đây là mức thiệt hại lớn nhất kể từ khi Ukraine giành độc lập vào năm 1991.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tiền tuyến Ukraine có suy cơ sụp đổ, Nga cắm cờ nhiều nơi ở Donetsk (10-10-2024)
    Nga có thể đòi Ukraine bồi thường thiệt hại do xung đột quân sự (09-10-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky có thể nới quan điểm trong đàm phán với Nga (09-10-2024)
    Hungary hoãn thông qua thỏa thuận về khoản vay khẩn cấp cho Ukraine (08-10-2024)
    Con trai của Osama bin Laden bi trục xuất khỏi Pháp vì ủng hộ khủng bố (08-10-2024)
    Nghi ngờ về chiến lược Donbass của Ukraine: Rút lui chậm, tối đa hóa tổn thất của Nga (08-10-2024)
    Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần? (08-10-2024)
    'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới (07-10-2024)
    Nga tấn công căn cứ không quân Ukraine bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal (07-10-2024)
    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: Ukraine và phương Tây không có ý định hòa bình (07-10-2024)
    Thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN đóng vai trò chủ chốt giải quyết khủng hoảng ở Myanmar (07-10-2024)
    Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp nhân một năm ngày bùng phát xung đột tại Gaza (07-10-2024)
    Iran lên danh sách mục tiêu tấn công trả đũa tiếp theo vào Israel (06-10-2024)
    Tuyên bố mới của Thủ tướng Israel về đòn đáp trả Iran (06-10-2024)
    Nga: Belarus có thể sử dụng hạt nhân nếu Ukraine tấn công (06-10-2024)
    Israel tăng cường lực lượng gần Gaza, không kích Syria, nhắm tới Iran (06-10-2024)
    Cháy nhà hai tầng ở Ấn Độ khiến 7 người trong một gia đình thiệt mạng (06-10-2024)
    Xả súng ở Israel khiến nhiều người thương vong (06-10-2024)
    Quân đội Nga tiếp tục giành quyền kiểm soát một làng ở Donetsk (05-10-2024)
    Hành động chưa từng thấy của Tổng thống Biden (05-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Thông tin về bộ 3 hạt nhân của Nga (11-01-2023)
    NATO và EU phối hợp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng (11-01-2023)
    Ấn Độ sắp triển khai tên lửa phòng không vác vai sát biên giới Trung Quốc (11-01-2023)
    Năm Chủ tịch ASEAN 2023: Indonesia mong muốn ASEAN là thước đo của sự hợp tác (11-01-2023)
    Giới phân tích nhận định về các cuộc tập trận với tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc (11-01-2023)
    Brazil: Tân Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp (09-01-2023)
    Ukraine nói Nga đưa ra thỏa thuận hòa bình 'kiểu Hàn Quốc - Triều Tiên' (09-01-2023)
    Tàu chở hàng mắc cạn ở kênh đào Suez (09-01-2023)
    Bulgaria 'dành lời có cánh' cho thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ, Đức 'xắn tay' lo mùa Đông 2023 (09-01-2023)
    Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du một loạt các nước G7 (09-01-2023)
    Tình hình Ukraine: Đức bỏ ngỏ một khả năng có thể khiến Kiev hài lòng; cựu Ngoại trưởng Mỹ gợi ý giải pháp cho xung đột (09-01-2023)
    Rosneft dự kiến cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 (09-01-2023)
    Ukraine pháo kích vào hai nhà máy điện ở Donestk (08-01-2023)
    Truyền thông Ukraine: Thêm một đoàn tàu chở binh lính Nga tới Belarus (08-01-2023)
    Trung Quốc mở cửa biên giới: Hành khách bất ngờ không tin vào mắt mình (08-01-2023)
    Ấn Độ-Mỹ tăng cường gắn kết thương mại, thúc đẩy hợp tác đầu tư (08-01-2023)
    Nga lên tiếng sau khi Mỹ vượt lằn ranh mới trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine (06-01-2023)
    Tổng thống Nga ra lệnh ngừng bắn tạm thời tại Ukraine (06-01-2023)
    Pakistan 'nhờ' Trung Quốc theo dõi không quân Ấn Độ? (06-01-2023)
    Triều Tiên kêu gọi thực hiện các quyết sách năm 2023 (06-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155967995.