Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia
    Tin Thế Giới
Xuất hiện video quân đội Nga cứu lính Ukraine bị thương ở Donbass
    Tin Việt Nam
Đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ các biện pháp chống bán phá giá với hàng hóa Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
    Văn Nghệ
Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?
    Điện Ảnh
Diễn viên đóng Bồ Tát trong 'Tây du ký' qua đời
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận thời trẻ thua một sao nam Vbiz, danh tính chẳng ai xa lạ!
    Văn Học
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Kinh tế Việt Nam hưởng lợi những gì sau khi Trung Quốc mở cửa?
Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy sự hồi sinh du lịch của Việt Nam một cách ấn tượng tương tự như Thái Lan. Dù tỷ lệ việc làm liên quan đến du lịch nói chung ở Việt Nam thấp nhất trong các quốc gia Đông Nam Á, thị trường việc làm phi chính thức liên quan đến ngành này lại tương đối cao, đặc biệt là lĩnh vực nhà hàng chiếm đến 83%...

Theo báo cáo vừa công bố, HSBC nhận định Việt Nam là khu vực ở vị trí thuận lợi để đón 3 “cú hích” khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc mở cửa.

BA CÚ HÍCH NỔI BẬT

Dấu ấn đầu tiên theo sau việc Trung Quốc mở cửa là sự đi lên của ngành du lịch. Cụ thể, khác với Thái Lan, du lịch Việt Nam không chiếm tỷ trọng quá cao trong nền kinh tế của đất nước. Kể cả trước đại dịch, thu từ du lịch chỉ chiếm 4,4% GDP toàn quốc, xếp thứ 4 trong các nước ASEAN. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ tầm quan trọng của sự sụt giảm nặng nề của ngành du lịch đối với thị trường việc làm tại Việt Nam.

"Dù tỷ lệ việc làm liên quan đến du lịch nói chung ở Việt Nam thấp nhất trong các quốc gia Đông Nam Á, thị trường việc làm phi chính thức liên quan đến ngành này lại tương đối cao, đặc biệt là lĩnh vực nhà hàng chiếm đến 83%", báo cáo nêu rõ.

Do đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là một dấu hiệu tươi sáng cho sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch, đặc biệt là ở Việt Nam khi Trung Quốc chiếm khoảng 30% tỷ trọng khách du lịch quốc tế.

Một yếu tố khác vô cùng quan trong khi nhắc tới sự mở cửa của Trung Quốc là quan hệ hợp tác thương mại. Từ năm 2020, ASEAN đã vượt EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Tỷ trọng của Trung Quốc trong xuất khẩu từ ASEAN đã tăng mạnh trong 15 năm qua, Trung Quốc trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của phần lớn các nền kinh tế trong khu vực.

Ở Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ. Là một trong những quốc gia có thị phần xuất khẩu đứng thứ hai sau Indonesia, Việt Nam cũng sẽ là một quốc gia hưởng lợi, mặc dù ở mức độ thấp hơn, khi hàng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ không còn phải trải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt như trong đại dịch khi Trung Quốc dần nới lỏng các chính sách.

Đồng thời, một “cú hích” đáng chú ý khác khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là sự gia tăng nguồn vốn FDI từ quốc gia đại lục. Trong khi khủng hoảng tài chính châu Á (AFC) có tác động tiêu cực đến môi trường FDI của ASEAN, tỷ trọng FDI chảy vào khu vực trên tổng dòng vốn đầu tư của thế giới đã tăng trong suốt một thập kỷ sau Khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC), đạt mức cao kỷ lục 11% vào năm 2021, gần như ngang bằng với Trung Quốc.

"Trong đó, Singapore, Việt Nam và Malaysia là những quốc gia có lĩnh vực sản xuất là trụ cột tăng trưởng chính. Sản xuất tiếp tục là “xương sống” của FDI vào ASEAN, một lĩnh vực mà Trung Quốc đã bắt kịp với các quốc gia châu Á khác trong những năm gần đây", báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

CẨN TRỌNG VỚI RỦI RO LẠM PHÁT

Dù việc Trung Quốc nới lỏng các chính sách phòng chống dịch đã mở ra nhiều triển vọng phát triển tươi sáng cho khu vực ASEAN, thì tình hình kinh tế toàn cầu vẫn đem lại nhiều rủi ro cho sự hồi phục của các quốc gia này. HSBC cảnh báo bức tranh lạm phát của ASEAN vẫn còn mờ mịt khi tình hình ở nhóm quốc gia này phụ thuộc nhiều vào các chính sách địa phương bên cạnh giá cả tài nguyên, khoáng sản toàn cầu.

Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ở một số thị trường cao hơn so với năm 2019 trong bối cảnh mức độ phục hồi của ngành du lịch trong khu vực còn nhỏ. Tức là khả năng phục hồi còn lớn, gây áp lực về giá do nhu cầu.

Cùng với đó, mặc dù lạm phát nhập khẩu giảm, nhưng các quốc gia không thể loại trừ những cú sốc bên ngoài. Giá điện ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực tăng do giá than nhập khẩu vẫn tăng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến sự phục hồi của Trung Quốc và những tác động ngầm đối với nhu cầu năng lượng toàn cầu. Trong khi đó ví dụ, triển vọng lạm phát của Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào giá năng lượng toàn cầu.

Việt Nam cùng với Philippines là hai quốc gia duy nhất ở ASEAN chưa chứng kiến lạm phát đạt đỉnh. Trong đó, tại Việt Nam, lạm phát toàn phần bình quân ở mức 3,2% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, các chỉ số lạm phát gần đây liên tục vượt ngưỡng 4%, phản ánh đà lạm phát đang gia tăng. Mặc dù tình hình được xoa dịu phần nào nhờ giá dầu bình ổn, lạm phát cơ bản và lương thực tiếp tục leo thang ở Việt Nam.

Đồng thời, kể từ khi xuất hiện đại dịch, thế giới đã phải đối mặt với vô số cú sốc bên ngoài, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và mô hình tiêu dùng thay đổi hoàn toàn. Giá điện ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực tăng do giá than nhập khẩu vẫn tăng.

Nhìn chung, áp lực giảm bớt của đồng USD trong thời gian gần đây cũng sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước trong cuộc chiến chống lạm phát. Là ngân hàng trung ương cuối cùng trong khu vực đưa ra động thái, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái quyết liệt kể từ tháng 9 năm ngoái, triển khai các đợt tăng lãi suất liên tiếp 100 điểm cơ bản mỗi lần.

"Việt Nam cũng đang phải đối mặt với áp lực lạm phát mạnh mẽ hơn, báo hiệu việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng lãi suất. HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ sở trong cả quý 1/2023 và quý 2/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023", nhóm nghiên cứu của HSBC nêu quan điểm.
DanQuyen.com (Theo vneconomy.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mùa Black Friday thất vọng của giới kinh doanh và người tiêu dùng (29-11-2023)
    Nhiều doanh nghiệp bất động sản trả nợ trái phiếu bằng 'của nhà trồng được' (28-11-2023)
    Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng vọt, vượt mọi dự báo (27-11-2023)
    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc nói về việc gỡ tắc xuất khẩu tôm hùm bông (27-11-2023)
    Canada khởi xướng rà soát thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội (25-11-2023)
    Cuối tuần, giá vàng SJC lại 'dậy sóng', cao nhất từ trước tới nay (25-11-2023)
    Nhà đầu tư Nga mạnh tay chi tiền mua bất động sản tại EU (24-11-2023)
    Giá vàng hôm nay 25/11/2023: Giá vàng chờ chất xúc tác mới, sẽ 'hạ cánh' ở mức 2.100 USD/ounce? Mua vàng nhẫn lãi to (24-11-2023)
    Bầu Đức bất ngờ hủy danh sách 3 đại gia sắp góp 1.300 tỉ đồng (24-11-2023)
    Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm (23-11-2023)
    Tỷ lệ chuyến bay chậm giờ trong 9 tháng chiếm 15% (23-11-2023)
    Giá vàng 9999 bật lên mức cao kỷ lục mới (21-11-2023)
    Những công việc được trả lương cao nhất trong năm 2023 (21-11-2023)
    Jorakay chú trọng đầu tư thị trường Việt Nam (20-11-2023)
    Sẽ tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng còn 8% trong 6 tháng đầu năm 2024? (20-11-2023)
    Đề xuất mở rộng lĩnh vực, kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% đến hết 2024 (20-11-2023)
    Nữ cục trưởng nhận 5 triệu USD, người tố giác là cấp dưới của Trương Mỹ Lan (20-11-2023)
    Giá vàng hôm nay 20/11/2023: Giá vàng giảm 'kịch tính', chắc từng bước leo cao, vàng tuần tới tiếp tục khởi sắc? (19-11-2023)
    Tỉ phú Hồng Kông - chồng bà Trương Mỹ Lan - gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng (19-11-2023)
    Phân hóa lãi suất cho vay (16-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Đông Nam Á chi 16,3 tỉ đô la Mỹ cho các nền tảng giao đồ ăn (18-01-2023)
    Cận Tết, nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá (18-01-2023)
    Các tập đoàn dầu khí lớn sẽ tiếp tục 'kiếm đậm' trong năm 2023 (18-01-2023)
    Sức hấp dẫn đầu tư của Đức giảm do giá năng lượng tăng, lao động thiếu (16-01-2023)
    Trung Quốc vượt Đức trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới (16-01-2023)
    Châu Âu đổ xô tích trữ dầu diesel trước lệnh cấm nhập sản phẩm dầu Nga (16-01-2023)
    Trung Quốc cam kết thắt chặt giám sát giá quặng sắt (16-01-2023)
    Đình chỉ giao dịch, phạt 3 tỷ đồng vì mua 'chui' cổ phiếu ACB (16-01-2023)
    Lý do giá đôla chợ đen liên tục trượt dốc (16-01-2023)
    Bất động sản trao cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn (15-01-2023)
    Myanmar-Trung Quốc mở cửa trở lại cửa khẩu biên giới quan trọng (15-01-2023)
    Tin tưởng Hàn Quốc luôn giữ lời hứa, UAE 'rút ví' đầu tư 30 tỷ USD (15-01-2023)
    Giới chuyên gia: Nhà đầu tư Mỹ đang tìm kiếm cổ phiếu ngoại (15-01-2023)
    Phố Wall thở phào (13-01-2023)
    Các sàn giao dịch tiền điện tử cắt giảm hàng loạt nhân viên (13-01-2023)
    Nghỉ Tết Nguyên đán, điều chỉnh giá xăng thế nào? (13-01-2023)
    Cổ phiếu thủy sản, dầu khí bật mạnh, thị trường vẫn 'xanh vỏ đỏ lòng' (12-01-2023)
    Truy tố cựu Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân (12-01-2023)
    Thanh tra xây dựng kiến nghị xử lý về kinh tế hơn 181 tỷ đồng (12-01-2023)
    Cổ phiếu một ngân hàng giảm mạnh trước thềm đại hội bất thường (12-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150046599.