Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo lâm thời Hạ viện đòi bà Pelosi nhường văn phòng, ông Trump được đề cử
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Du khách Việt mệt lả tháo chạy khỏi vụ xả súng giữa trung tâm Bangkok
    Tin Hoa Kỳ
Vụ bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Nội bộ Cộng hòa rối loạn, ông Trump lên tiếng
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Trịnh Tuyển Hy bị bắt
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Ông Tạ Minh Tuấn làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Nga-EU quyết 'cạn tình' về năng lượng, thế giới bất ngờ gặp may?
Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bùng nổ, Nga là quốc gia cung cấp nguồn năng lượng chính cho châu Âu. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã sụp đổ vào tháng 2 năm ngoái.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, Công ty dầu mỏ lớn Shell của Hà Lan tuyên bố rút khỏi các dự án chung trị giá 3 tỷ USD với Gazprom - "gã khổng lồ" khí đốt Nga. Công ty dầu mỏ lớn của Vương quốc Anh BP cũng rút cổ phần trị giá 14 tỷ USD trong Rosneft - công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga.

Kể từ đó, Liên minh châu Âu (EU) đã tìm cách giảm nguồn thu ngân sách của Moscow bằng cách giáng đòn trừng phạt vào dầu mỏ và khí đốt của nước này. Ngược lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng "đòn bẩy" khí đốt để đáp trả lại các lệnh trừng phạt của khối 27 thành viên.

Chính phủ và người dân "xắn tay" hành động

Theo ông Sir Michael Leigh, cựu Tổng giám đốc phụ trách mở rộng thị trường tại Ủy ban châu Âu, EU hiện có “quyết tâm thực sự nhằm giảm mạnh sự phụ thuộc” vào dầu khí của Nga.

Khối 27 thành viên đang tăng tốc trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Và qúa trình chuyển đổi đó đã tiến triển qua các cuộc khủng hoảng gần đây.

Năm 2020, trong thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra, EU đã huy động được 270 tỷ Euro (tương đương 287 tỷ USD) để tài trợ cho năng lượng tái tạo.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt, EU đặt mục tiêu tạo ra 45% tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng từ năng lượng tái tạo. Thậm chí, một số chính phủ EU đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn.

Phân tích gần đây của Ember, một tổ chức nghiên cứu về năng lượng cũng khẳng định, người châu Âu đã "xắn tay" hành động.

Chuyên gia Dave Jones của Ember nhận định: “Quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu Âu không phải từ trên xuống mà là từ dưới lên. Các hộ gia đình đã quan tâm đến việc sản xuất năng lượng (như sử dụng năng lượng Mặt Trời) và nỗ lực cùng chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng".

"Chúng tôi tin, năng lượng Mặt Trời và gió sẽ tăng thêm khoảng 1/5 trong năm nay và có thể vượt xa các mục tiêu năm 2030 của EU".

Cả hai cùng tổn thương

Một công cụ theo dõi xuất khẩu của Viện Nghiên cứu chính sách Bruegel cho thấy, doanh số bán nhiên liệu khoáng sản của Nga cho 27 quốc gia EU đã giảm dần vào năm ngoái, từ mức 18 tỷ USD/tháng xuống còn 8 tỷ USD/tháng vào tháng 12/2022. Doanh số này có thể tiếp tục giảm trong năm nay.

Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế, các biện pháp trừng phạt của EU dành cho Nga chưa thực sự có hiệu quả.

Bà Maria Demertzis, một thành viên cấp cao tại Bruegel nhận định: “Trong hầu hết năm 2022, chỉ khoảng 8% giá trị xuất khẩu năng lượng của Nga bị trừng phạt. Trên thực tế, quốc gia này đã thu được lợi nhuận từ giá năng lượng tăng vọt, kiếm thêm 120 tỷ USD từ xuất khẩu hydrocarbon so với năm 2021, bất chấp sụt giảm 25% trong tổng xuất khẩu khí đốt".

Ngược lại, Bruegel tin rằng, châu Âu đã phải trả nhiều hơn 1.000 tỷ Euro (1.006 tỷ USD) cho năng lượng vào năm ngoái so với năm 2021.

Thậm chí, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) còn đưa ra số tiền cao hơn. Cơ quan này cho rằng, các nước nhập khẩu năng lượng đã phải trả thêm 2.000 tỷ USD, chủ yếu ở châu Âu.

Vào ngày 31/8/2022, khi Gazprom đình chỉ hoạt động của các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nordstream 1) đến Bắc Âu, đồng Euro đã rơi vào trạng thái hoảng loạn. Đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm và lần đầu tiên kể từ năm 2002, Euro có giá trị thấp hơn USD.

Nhưng năm nay sẽ khác, bà Demertzis nói. EU đã cấm các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga trong tháng này. Cùng với các biện pháp được đưa ra vào năm ngoái, bà ước tính, 40% năng lượng xuất khẩu của Nga sẽ "trúng đạn".

Nền kinh tế Nga sẽ thế nào?

Ông Janis Kluge thuộc Viện Các vấn đề quốc tế và an ninh Đức ước tính, thuế thu từ dầu khí trong tháng 1/2023 của Nga là 5,8 tỷ USD - chỉ bằng khoảng một nửa mức thu được của tháng 1/2022.

Điện Kremlin cũng đã dự báo về một năm 2023 sẽ khó khăn hơn.

Bloomberg cho hay, theo một báo cáo nội bộ của chính phủ Nga vào tháng 9/2022, kinh tế nước này sẽ đối mặt với ba kịch bản tăng trưởng. Hai trong số đó cho thấy, suy thoái kinh tế của Nga ngày càng sâu sắc trong năm nay và mức tăng trưởng trước chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ không quay trở lại cho đến năm 2030.

Một trong những "lỗ hổng" tương đối nghiêm trọng của Nga là lĩnh vực công nghệ thông tin - được coi là không thể cạnh tranh nếu không được tiếp cận với công nghệ phương Tây.

Còn điểm yếu khác chính là lĩnh vực năng lượng.

Nhà kinh tế Alexander Isakov tại Bloomberg nhận định: “Với khả năng tiếp cận công nghệ phương Tây ngày càng giảm, làn sóng thoái vốn của các công ty nước ngoài và những khó khăn về nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng của đất nước sẽ giảm xuống còn 0,5-1,0% trong thập kỷ tới. Sau đó, tăng trưởng sẽ thu hẹp hơn nữa, xuống mức trên 0 vào năm 2050".

Thế giới gặp may?

Al Jazeera cho rằng, "cuộc chiến" năng lượng Nga-EU đã mang lại một vận may bất ngờ cho thế giới.

Nga đã giảm giá dầu xuống 1/3 so với giá thị trường để chuyển hướng sản phẩm này sang khu vực châu Á từ năm ngoái. Nhờ đó, dầu Nga trở nên hấp dẫn đối với các nền kinh tế mới nổi. Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều đã tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Năm nay, Viện Tài chính quốc tế cho biết, họ đang theo dõi các chuyến hàng dầu thô kỷ lục rời cảng Nga. Điều này có nghĩa là Nga đang "đánh bại" các lệnh trừng phạt của EU?

Vào tháng 1/2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nền kinh tế Nga chỉ giảm 2,2% trong năm ngoái, bất chấp những kỳ vọng trước đó là giảm 7,6%. Quỹ này cũng dự báo, kinh tế Nga sẽ tăng 0,3% trong năm nay.

IMF cho biết: “Khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể. Dầu Nga tiếp tục được chuyển hướng từ các nước bị trừng phạt sang các nước không bị trừng phạt”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cùng quan điểm với IMF.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, nền kinh tế Nga sẽ giảm 3,3% trong năm nay và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán, sẽ giảm 5,6%.

Một phần của sự không chắc chắn đó là cách phương Tây sẽ xử lý thế nào để ngăn chặn hoạt động buôn bán nhiên liệu hóa thạch giữa Nga với các quốc gia không bị trừng phạt - vốn chiếm 59% dân số thế giới.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giám đốc ADB: Việt Nam khá thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô (04-10-2023)
    Ngân hàng chữa bệnh 'thừa tiền', tín dụng vẫn tăng chậm (04-10-2023)
    Diễn biến bất ngờ vụ sàn FTX bị đánh cắp 500 triệu USD (03-10-2023)
    Nhật Bản siết lệnh cấm bán ô tô cũ sang Nga, cắt thị trường tỷ USD mỗi năm (03-10-2023)
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/10 (03-10-2023)
    Trung Quốc: Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande (03-10-2023)
    Ba Lan, Ukraine đẩy nhanh vận chuyển ngũ cốc sang nước thứ ba (03-10-2023)
    Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc điều chỉnh biện pháp kiềm chế xuất khẩu (03-10-2023)
    EU chính thức áp dụng chính sách nhằm đánh thuế hàng hóa nhập khẩu ô nhiễm (01-10-2023)
    Cổ phiếu 'họ' Vin bất ngờ tỏa sáng (29-09-2023)
    Ninh Thuận thông tin việc lấy gần 12 ha vườn quốc gia Núi Chúa làm dự án nghỉ dưỡng (29-09-2023)
    Đưa sai phạm trong giao đất tại sân bay Nha Trang ra khỏi diện theo dõi (29-09-2023)
    Giá vàng hôm nay 29/9/2023: Giá vàng thất thế, đồng USD lên ngôi, vàng SJC đi ngược đường, nên bán cắt lỗ hay săn giá hời? (28-09-2023)
    Người Trung Quốc lựa chọn các kỳ nghỉ trong nước do khó khăn kinh tế (28-09-2023)
    Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo (27-09-2023)
    Xuất khẩu thủy sản trở lại 'đường đua' tăng trưởng (27-09-2023)
    Hơn 340 triệu USD nâng cấp 3 tuyến quốc lộ nối Việt Nam-Lào-Trung Quốc (26-09-2023)
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/9 (26-09-2023)
    Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là thành viên chính thức của WFE (26-09-2023)
    SSI: NHNN 'hút' tiền qua kênh tín phiếu không đồng nghĩa với đảo chiều chính sách tiền tệ (25-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Giá dầu tăng sau động thái tích cực của Trung Quốc (01-03-2023)
    Trung Nam Land nợ thuế hơn 445 tỷ đồng (01-03-2023)
    Bước tiến mới của Bitcoin (28-02-2023)
    Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện than mỗi tuần (28-02-2023)
    'Có thương nhân phân phối xăng dầu không kho, không vốn, không cửa hàng' (28-02-2023)
    Kinh tế Việt Nam: Nửa đầu năm 2023 tiếp tục khó, nửa cuối năm tươi sáng hơn (28-02-2023)
    Giá gas giảm 16.000 đồng/bình 12 kg (28-02-2023)
    Mexico giảm thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập từ Việt Nam (28-02-2023)
    Nga vẫn là nhà cung cấp than lớn nhất của Đức (27-02-2023)
    Trung Quốc nhập khẩu 1,66 triệu thùng dầu từ Nga ngay đầu năm 2023 (27-02-2023)
    Kinh tế Ukraine: Ngành nông nghiệp được 'cứu', quan chức tự tin, 47% doanh nghiệp khôi phục hoàn toàn (27-02-2023)
    Tỷ phú Warren Buffett nói về cơ hội hiếm có để đặt cược dài hạn vào kinh tế Mỹ (27-02-2023)
    Đồng USD đã đạt đỉnh? (27-02-2023)
    'Ông lớn' ngành thép nói gì trước thông tin 'chỉ làm được ốc vít biển số' (27-02-2023)
    Dự kiến miễn kiểm định lần đầu với ô tô mới từ 1/7/2023 (26-02-2023)
    Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (26-02-2023)
    Nokia lần đầu tiên thay đổi logo sau 60 năm (26-02-2023)
    Fed có thể phải đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái để chiến thắng lạm phát (26-02-2023)
    IMF tiết lộ điều 'hoàn toàn đáng kinh ngạc' về kinh tế Ukraine (22-02-2023)
    Giá vàng hôm nay 23/2: Vàng trong nước và thế giới đều tăng giá (22-02-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149203246.