Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia
    Tin Thế Giới
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nói Hội đồng Bảo an 'tê liệt' vì xung đột Dải Gaza
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc sự tiếp đón đặc biệt
    Tin Cộng Đồng
Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư
    Tin Hoa Kỳ
Chủ tịch Hạ viện bị phế truất McCarthy thông báo sẽ rời Quốc hội Mỹ
    Văn Nghệ
Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND
    Điện Ảnh
Một bộ phim Việt phải rời rạp, chưa được Cục Điện ảnh cấp phép
    Âm Nhạc
Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ
    Văn Học
Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Những 'rạn nứt về ủng hộ Ukraine' bắt đầu nổi lên ở phương Tây?
Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.

Theo bình luận của mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 24/9, trong thời gian gần đây, các quan chức phương Tây đã cảnh báo về một cuộc giao tranh kéo dài ở Ukraine. Mỹ khẳng định họ sẽ duy trì sự ủng hộ “miễn là cần thiết”, như Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần đưa ra trong năm nay. Ở châu Âu, Anh, Pháp, Đức và đặc biệt là các nước ở Đông Âu đều có tuyên bố tương tự.

Các nhà phân tích chỉ ra thực tế rằng điều này phụ thuộc cả vào khả năng cung cấp cho Ukraine đủ vũ khí, đạn dược và ý chí chính trị để làm điều đó.

Nhưng một số nước châu Âu đã bắt đầu lo lắng, và mối lo ngại đang dần nổi lên ở cả hai bờ Đại Tây Dương, rằng sự hỗ trợ đó có thể không được duy trì khi những rạn nứt đã xuất hiện trong một liên minh phương Tây vốn từng thống nhất đứng sau Ukraine.

Tình thế chính trị trước bầu cử ở Ba Lan và Slovakia, nơi có tranh cãi thương mại với Ukraine (về vấn đề ngũ cốc) đã gây căng thẳng, và sự phản đối ngày càng tăng Đảng Cộng hòa ở Mỹ đối với khoản viện trợ lớn của Washington để hỗ trợ cho Ukraine đã làm dấy lên những bất ổn mới về cam kết của phương Tây sau gần 19 tháng nổ ra xung đột.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chọc giận nước láng giềng Ba Lan - một đồng minh quân sự quan trọng ở châu Âu - khi ông phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York tuần trước rằng Kiev đang nỗ lực bảo vệ các tuyến đường bộ để xuất khẩu ngũ cốc trong bối cảnh Nga phong tỏa Biển Đen, nhưng “bối cảnh chính trị” xung quanh vấn đề nhập khẩu ngũ cốc đang "có lợi cho Nga", ám chỉ đến cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Ba Lan.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã phản ứng với bình luận trên, cảnh báo rằng Ukraine không bao giờ được “xúc phạm” người Ba Lan, một lời lẽ gay gắt bất thường đối với Kiev, đồng thời tuyên bố “không chuyển giao bất kỳ loại vũ khí nào cho Ukraine nữa".

Về phần mình, Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau tuyên bố nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nhưng họ phải bảo vệ nông dân của mình. Ông Rau nói rằng "Ba Lan càng mạnh thì càng có thể giúp đỡ Ukraine nhiều hơn".

Ở Mỹ, môi trường chính trị đã thay đổi đáng kể kể từ khi Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu trước Quốc hội vào tháng 12 năm ngoái. Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Washington đã cung cấp cho Kiev khoản hỗ trợ an ninh trị giá hơn 43 tỷ USD.

Khi Tổng thống Zelensky đến Washington lần này, sau khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, ông đã nhận được sự đón tiếp lặng lẽ hơn nhiều so với sự chào đón vào năm ngoái.

Dù nhà lãnh đạo Ukraine vẫn nhận được cam kết về gói viện trợ tiếp theo, nhưng phe cánh hữu cứng rắn của Đảng Cộng hòa, dẫn đầu bởi cựu Tổng thống Donald Trump, đối thủ cạnh tranh chính hiện tại của Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, ngày càng phản đối việc gửi thêm tiền ra nước ngoài. Nhưng sự phản đối này không chỉ có họ.

Một cuộc thăm dò của kênh truyền hình CNN vào tháng 8 cho thấy đa số người Mỹ, 55%, nói rằng Quốc hội Mỹ không nên cấp thêm tài trợ cho Ukraine.

Sự phân cực cũng được thể hiện giữa cử tri của lưỡng đảng trong Quốc hội, với 71% đảng viên Cộng hòa phản đối nguồn tài trợ mới, so với 62% đảng viên Đảng Dân chủ cho biết họ ủng hộ nguồn viện trợ bổ sung.

Gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 24 tỷ USD mà Tổng thống Biden đang thúc đẩy Quốc hội thông qua có thể cuối cùng sẽ được chấp nhận, nhưng bao nhiêu nữa và trong bao lâu, là câu hỏi sẽ còn đọng lại ở Washington rất lâu sau khi Tổng thống Zelensky trở lại Kiev.

Ngoài hỗ trợ tài chính, đây là điều khiến các nhà ngoại giao châu Âu đau đầu. Nhiều người trong số họ có lẽ đã nhận thấy cách Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đề cập đến Ukraine ở cuối bài phát biểu của ông tại Liên hợp quốc.

Bất chấp từ Washington đến Warsaw đang có vấn đề về viện trợ quân sự và khả năng giúp đỡ Ukraine, các quan chức phương Tây đã làm dịu sự rạn nứt - và đang củng cố các nỗ lực nhằm thu hút các nước ngoài phương Tây tham gia và/hoặc duy trì cam kết ủng hộ Kiev.

Trong một nỗ lực phối hợp, các đại biểu châu Âu tại Liên hợp quốc đã tìm cách thuyết phục các nước ngoài châu Âu rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine không chỉ là một cuộc giao tranh của châu Âu.

Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp tiếp cận các nước thứ ba - trong số tất cả các bộ trưởng [EU] - và tôi có thể nói rằng, tất cả cùng nhau, chúng tôi sẽ có cuộc gặp với 133 đối tác tại New York trong tuần này”.

Bình luận của ông Borrel được đưa ra trong bối cảnh các đồng minh phương Tây của Ukraine đang nỗ lực lôi kéo các quốc gia ở "Nam toàn cầu" (các nước đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây) trước một trật tự thế giới đang thay đổi.

Phát biểu với các phóng viên ở New York, ông Borrell xác định quan điểm chung của châu Âu là tìm kiếm “hòa bình, nhưng là hòa bình công bằng” cho Ukraine, dựa trên kế hoạch hòa bình của Tổng thống Zelensky, mà các quan chức châu Âu dự định huy động “số lượng ủng hộ lớn nhất” trong suốt tuần diễn ra khóa họp 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Nhưng ngay cả Ngoại trưởng Litva Gabrelius Landsbergis, một trong những người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ trong EU, cũng thừa nhận về một “sự thay đổi” rõ ràng khi nói đến sự chú ý dành cho cuộc xung đột ở Ukraine tại New York so với cuộc họp năm ngoái.

Khi được hỏi các bước tiếp theo sau khóa họp ở New York là gì, Ngoại trưởng Landsbergis đề cập đến sự cần thiết phải “xem xét lại chiến lược hỗ trợ để dẫn đến chiến thắng cho Ukraine”.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nói Hội đồng Bảo an 'tê liệt' vì xung đột Dải Gaza (10-12-2023)
    Nga nói đánh bại ba lữ đoàn Ukraine, Kiev gấp rút tìm chiến cơ phương Tây (10-12-2023)
    Israel sẵn sàng đối đầu Houthi, tăng cường bắn phá miền nam Gaza (10-12-2023)
    Nga phá hủy cơ sở sản xuất đạn của Ukraine (10-12-2023)
    Cháy lớn tại nhà máy lọc dầu ở Iran (10-12-2023)
    Israel tấn công diện rộng vào Lebanon đáp trả Hezbollah (10-12-2023)
    Trợ lý Tổng thống Ukraine thừa nhận khó khăn trong tuyển quân (10-12-2023)
    Iran cảnh báo mối đe dọa 'không thể kiểm soát' khi Mỹ phủ quyết ngừng bắn ở Gaza (09-12-2023)
    Tổn thất của quân đội Israel trong chiến dịch tấn công vào Gaza (09-12-2023)
    Cảnh báo nguy cơ tình hình Trung Đông không thể kiểm soát (09-12-2023)
    Đệ nhất phu nhân Ukraine nêu nguy cơ, Mỹ - Nga bất đồng về viện trợ cho Kiev (09-12-2023)
    Thượng viện Mỹ bác dự luật viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và Israel (07-12-2023)
    Cựu Nghị sĩ Ukraine hậu thuẫn Nga thiệt mạng tại Moscow (07-12-2023)
    Nga mở đợt tấn công mới: Mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn với Kiev (07-12-2023)
    Mỹ và Israel trao đổi về thời hạn chiến dịch quân sự và chiến lược giải quyết dài hạn (07-12-2023)
    Hé lộ danh sách vũ khí mong muốn mà Ukraine gửi cho Mỹ (07-12-2023)
    Israel tuyên bố loại bỏ một nửa số chỉ huy tiểu đoàn của Hamas (07-12-2023)
    Politico: Anh chuẩn bị gây sức ép để Ukraine đàm phán hòa bình (06-12-2023)
    Cuộc chiến Gaza bước sang giai đoạn mới (06-12-2023)
    Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu lần đầu về gói viện trợ bổ sung cho Ukraine (06-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Nga công bố danh sách các nước 'thân thiện' (25-09-2023)
    Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga' (23-09-2023)
    Campuchia không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ (23-09-2023)
    Anh bí mật họp bàn với Nga về những lo ngại an ninh (23-09-2023)
    Ukraine tuyên bố dội 'mưa' tên lửa xuống căn cứ Nga ở Crimea (21-09-2023)
    Thủ tướng Ba Lan nêu 'tin buồn' với Ukraine (21-09-2023)
    Lũ lụt ở Libya: Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch (21-09-2023)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (20-09-2023)
    Phá đường dây đưa lao động sang Campuchia với 'chỉ tiêu' 3 người/tháng (20-09-2023)
    Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Ba Lan trước thềm bầu cử (20-09-2023)
    Nhà vua Anh Charles III bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp (20-09-2023)
    EU, Đức yêu cầu Ba Lan làm rõ thông tin liên quan vụ bê bối thị thực (20-09-2023)
    Nổ trên tàu chở hàng gần cảng sông Danube (20-09-2023)
    Điều khiến căng thẳng lại 'nóng lên' ở Nagorno-Karabakh (19-09-2023)
    Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không (19-09-2023)
    14 tàu đổ bộ Ukraine bị phá hủy khi đang trên đường tiếp cận Crimea (19-09-2023)
    Trung Quốc điều số máy bay quân sự kỷ lục áp sát đảo Đài Loan (18-09-2023)
    Điệp viên hàng đầu tiết lộ lý do Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga vẫn duy trì liên hệ với CIA (18-09-2023)
    Tiêm kích tàng hình F-35 rơi, Mỹ cuống cuồng tìm xác máy bay (18-09-2023)
    Trong 24 giờ, Trung Quốc điều 113 máy bay, tàu chiến tới xung quanh Đài Loan (18-09-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ai Biểu Xấu


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150185969.