Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Tiền tuyến Ukraine có suy cơ sụp đổ, Nga cắm cờ nhiều nơi ở Donetsk
    Tin Việt Nam
Thủ tướng dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với đối tác Trung Quốc và Hàn Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Theo các nhà phân tích kinh tế từ Trung Quốc và thế giới, đặc biệt các kinh tế gia Hoa Kỳ cho rằng trong hai năm gần đây kinh tế Trung Quốc gần như không tăng trưởng. Nguyên nhân chính là do Hoa Kỳ cấm vận. Một lý do khác nữa các hoạt động xây dựng thuộc bất động sản gần như bị trì tệ. Ngoài ra chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình muốn thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Từ đó các nhà kinh doanh Đài Loan hiện nay chiếm lĩnh gần 60% tại Trung Hoa lục địa.


Đặc biệt Quảng Châu và Quảng Đông đã rút về Đài Loan. Cùng lúc ấy chính sách “không có Covid” lỏng lẻo đã cản trở các nhà đầu tư trong các khu vực tư nhân vì họ đã mất niềm tin nơi chính phủ. Trong đó kể cả các nhà đầu tư trên thế giới chờ đợi với kỳ vọng Bắc Kinh làm rõ kế hoạch đưa nền kinh tế nước này theo chiều hướng ổn định hơn. Kể từ năm 2010 đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trung bình từ 7,7% nhưng với chính sách cải cách hiện tại Bắc Kinh không thể đạt được cho dù 3 hoặc 4 % (theo Global Economy).

Các nhà quan sát trong và ngoài nước đặt hy vọng vào chính sách cải tổ của Bắc Kinh. Trong Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) cho thấy có nhiều dấu hiệu thay đổi trong đường hướng, nhưng đã quá muộn. Trong quá khứ phải công bình nhận định rằng hơn 2 thập kỷ qua Trung Quốc đã đoạt chỉ số thặng dư. Tuy nhiên vào năm 2022 và 2023, nhu cầu tiêu thụ của người dân trong nội địa đã suy giảm rất nhiều. Vào năm 2021 Tập Cận Bình đã huênh hoang tuyên bố rằng Trung Quốc đã trở thành xã hội thịnh vượng như trong tập thơ mang tên Kinh Thư cách đây hơn 2 thập niên. Hơn ai hết Tập Cận Bình đã cướp công nhờ sự vươn lên của một quốc gia có thu nhập trung bình của người dân Trung quốc. Quá trình chuyển đổi trên phải đi kèm với trục chính sách do tên đồ tể Đặng Tiểu Bình để lại. Trong 2 thập kỷ ấy sự chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc nhờ đầu tư nước ngoài, đặc biệt Hoa Kỳ cùng với mức độ người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên 2 năm qua, điều ngược lại đã xảy ra, hàng hóa không thể tiêu thụ trong nội địa, công ty xuất khẩu bị dư thừa, nhân công phải nghỉ việc, nhiều hãng xưởng bị đóng cửa.

Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ tiên đoán rằng xu hướng tụt dốc này sẽ tiếp tục gia tăng cho nền sản xuất của Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh chỉ còn duy nhất một con đường xuất khẩu để cứu nguy tình trạng suy thoái. Cho nên chính phủ đã chú trọng đến xuất khẩu nhiều hơn và bỏ quên các đề xuất kích thích người tiêu dùng trong nước đưa đến nguy cơ thặng dư thương mại. Tuy nhiên, hàng hóa từ Trung Quốc nhập cảng sang các nước Châu u và Hoa Kỳ đã bị hạn chế vì lý do Bắc Kinh ngầm hỗ trợ cho Nga trong cuộc chiến Ukraine.

Để cứu vãn nền kinh tế trên đà suy sụp, Đại hội Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 11 tháng 3/2024 trên lý thuyết định hình mô hình sản xuất qua hình thức chú trọng đến chất lượng phù hợp với nguồn cầu (nhu cầu) ở nước ngoài. Mặt khác Đại hội đã đồng thuận hàng xuất khẩu phá giá với những mặt hàng từ những quốc gia khác. Tuy nhiên, để chống lại chiến dịch phá giá của Bắc Kinh, các chính phủ nước ngoài đã chuyển sang chiến dịch chống phá giá, bao gồm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc được sản xuất dưới giá thành. Xung đột thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia sản xuất trên thế giới càng ngày càng tăng. Đây là kết quả tất yếu của chính sách hiện tại của Trung Quốc. Tranh chấp thương mại trên giữa Bắc Kinh và một số thành viên được gọi là BRICS bao gồm các thành viên: Brazil, Russia, India, China, South Africa, Egypt, Ethiopia, Iran và United Arab Emirates. Chính phủ Brazil đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với nỗ lực hạn chế nhập khẩu hàng từ Trung Quốc. Ủy ban thương mại Nam Phi gần đây đã hoàn thành đánh giá hàng nhập khẩu Trung Quốc và xác nhận việc bán phá giá đang diễn ra, nhưng Bắc Kinh hiện đang phớt lờ. Chính vì thế thành viên của BRICS chuẩn bị đưa ra biện pháp đối phó với Bắc Kinh nghiêm khắc hơn. Gần đây nữa, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ bà Janet Yellen đã đến Bắc Kinh mang theo thông điệp của Tổng Thống Biden cứng rắn với Trung Quốc về sản xuất dư thừa tạo nên thách thức của doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên quốc tế phản đối một cách rộng rãi về sự phá giá của quốc gia sản xuất như Trung Quốc hiện nay. Trước đây các quốc gia Châu u và Mỹ cũng đã gặp trường hợp tương tự phá giá thị trường từ Nhật Bản, khi họ từ chối giải quyết tình trạng mất cân bằng về giá cả trong những năm 1970 và 1980. Tuy nhiên, Hoa kỳ đã can thiệp qua hình thức đàm phán trực tiếp với Nhật vào thập niên 1984-1985 buộc Tokyo phải giải quyết gốc rễ của vấn đề, gây thiệt hại cho sản phẩm nước ngoài và định giá thấp đồng tiền của Nhật. Nhờ áp lực từ Hoa Kỳ nên Nhật đã chấp thuận tiến đến Hiệp định Plaza năm 1985 và Hiệp định Louvre năm 1987, được ký kết gồm các quốc gia Pháp, Đức, Nhật, Anh và Hoa Kỳ. Các quốc gia trên đã soạn thảo những điều lệ để giảm thiểu sự mất cân bằng thương mại bằng cách cho phép điều chỉnh tỷ giá hối đoái, để tăng sức mạnh của đồng Yên so với đồng Dollar.

Ngày nay, câu hỏi lớn đặt ra liệu Bắc Kinh có đồng ý sửa đổi chính sách của mình như Nhật Bản đã làm trước đây hay không? Trong khi đó các quốc gia trong khối G-7 đã áp lực những hạn chế đối với số lượng xuất khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc. Trên nguyên tắc kinh tế, chính sách thương mại chỉ là phương tiện tạm thời. Thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi nhu cầu trong nước tăng trưởng, hoặc tốc độ đầu tư chậm lại. Để giảm bớt vấn đề trong thời gian ngắn hạn, Bắc Kinh cần biện pháp kích thích tài chánh. Và để khắc phục vấn đề này về lâu dài, Trung Quốc phải chuyển nguồn lực từ nhà nước sang tư nhân, trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt hoặc cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước.

Nếu Trung Quốc đã tính đến những bước đi như vậy thì ý định của họ sẽ được thể hiện rõ ràng trong thông điệp chính sách được đưa ra bởi NPC. Nhưng hiện chưa có bằng chứng nào chứng tỏ thiện chí của họ. Trên thực tế, các mục tiêu kinh tế của Bắc Kinh không chỉ cho thấy họ vẫn cam kết với mô hình phát triển, dựa vào xuất khẩu và đầu tư cũ, mà còn có thể lên kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất của Trung Quốc để tăng thêm xuất khẩu. Đặc biệt những ngành Trung Quốc muốn duy trì và bảo vệ chính là những ngành có nguy cơ làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.

Ngạc nhiên hơn nữa, gói chính sách tài khóa mới của Bắc Kinh không bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho tiêu dùng hoặc thu nhập của hộ gia đình. Mục tiêu thâm hụt ngân sách chính thức của Trung Quốc là 3% GDP vào năm 2024 phần lớn phù hợp với mục tiêu năm 2023 (đọc The Economic Times). Mục tiêu này có tính đến sự kết hợp hiện tại giữa chi tiêu chính phủ và phát hành trái phiếu, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không thực hiện các loại chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng trong nước. Quan trọng nhất, Trung Quốc tiếp tục chuyển các nguồn tín dụng và tài chính vào đầu tư địa phương thay vì chuyển tiền trực tiếp đến các hộ gia đình để tăng chi tiêu. Trước đây, Tập Cận Bình đã chế giễu những khoản thanh toán như vậy là “chủ nghĩa phúc lợi”, nhưng Trung Quốc không thể mở rộng tiêu dùng hộ gia đình một cách bền vững như một phần của nền kinh tế thị trường nếu chỉ sử dụng các biện pháp từ phía cung. Cuối cùng, các nguồn lực tài chính phải chuyển từ nhà nước sang khu vực hộ gia đình nhưng hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy việc chuyển giao đó đang diễn ra.

Với tham vọng bành trướng sức mạnh, Trung Quốc không chịu xem xét yêu cầu của phương Tây. Trong khi đó tài khoản Quốc Phòng 2024 dự kiến vẫn tăng nhanh hơn nhiều, so với tổng chi tiêu hoặc doanh thu của chính phủ. Trên văn bản họ chỉ lên kế hoạch tăng ở mức 4 % nhưng thực tế kế hoạch mở rộng lên đến 7.5%. (theo Taiwan News). Như thế tín hiệu gửi đến cho thế giới biết rằng Bắc Kinh ưu tiên cho đạo quân xâm lược nhiều hơn đầu tư và phát triển.

Theo kết quả tham khảo của Taiwan News, Trung Quốc hiện chưa đủ khả năng để thực hiện một sự thay đổi nhanh chóng. Nhà nước chỉ thu được khoảng 14% GDP từ tiền thuế, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế là 34%. Quan trọng hơn, phần lớn nguồn thu đó đến từ thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất và các loại thuế khác đối với doanh nghiệp, chứ không phải từ thuế đánh vào thu nhập cá nhân và tiêu dùng nội địa. Do đó, theo hệ thống thuế hiện tại, việc chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng sẽ dẫn đến sự sụt giảm đáng kể nguồn thu từ thuế, làm suy giảm khả năng thực thi chính sách của Bắc Kinh.

Bắc Kinh nên thừa nhận những lý do chính đáng của nước ngoài trong việc đưa ra các chính sách thương mại bảo hộ, ít nhất là cho đến khi Trung Quốc đạt được cải cách cơ cấu trong nước. Thay vào đó, các quan chức Trung Quốc đã mô tả các biện pháp thương mại của Mỹ là “đạt đến mức độ vô lý đến khó hiểu”. Nếu Bắc Kinh không thể thừa nhận những tác hại kinh tế thực sự mà các chính sách này tìm cách tránh né, rồi đây sẽ không có điểm khởi đầu cho một cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế tiên tiến. Các nước G-7 cuối cùng sẽ tự mình xây dựng các giải pháp tẩy chay hàng hóa thay vì Trung Quốc hợp tác với hy vọng tránh được sự chia rẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị toàn cầu./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155967980.