Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Tiền tuyến Ukraine có suy cơ sụp đổ, Nga cắm cờ nhiều nơi ở Donetsk
    Tin Việt Nam
Thủ tướng dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với đối tác Trung Quốc và Hàn Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Các đối thủ của Mỹ đang đoàn kết để lật đổ trật tự toàn cầu.

Sáng sớm ngày 2 tháng 1, lực lượng Nga đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào thành phố Kyiv và Kharkiv của Ukraine, ít nhất có hơn 5 thường dân bị thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương cùng các cơ sở hạ tầng bị hư hại. Vấn đề quan trọng chúng tôi mốn đề cập ở đây không phải thiệt hại về nhân mạng hay cơ sở hạ tầng. Nhưng bề trái của vấn đề cho thấy cuộc tấn kích do Nga gây nên họ không phải là người lữ hành cô độc, mà công nghệ được trang bị từ Trung Quốc, tên lửa từ Triều Tiên, máy bay không người lái từ Iran. Cả 3 nước ấy trong 2 năm qua và hiện nay là đồng minh quan trọng hỗ trợ cho Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Kể từ cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Moscow đã triển khai hơn 3,700 máy bay không người lái do Iran thiết kế. Hiện tại Nga đang sản xuất 330 chiếc mỗi tháng và đang hợp tác với Iran thiết lập một nhà máy sản xuất máy bay không người lái bên trong lãnh thổ Nga để số lượng gia tăng. Bắc Triều Tiên viện trợ cho Nga hơn 2 triệu viên đạn, trong lúc kho dự trữ của Ukriane đang dần cạn kiệt. Riêng với Bắc Kinh họ đã trở thành huyết mạch quan trọng nhất của Moscow. Bắc Kinh tăng số lượng thu mua dầu và khí đốt của Nga thu nhập hàng tỳ đollar. Đồng thời Trung Quốc đã cung cấp số lượng rất lớn công nghệ chiến đấu cho Nga, kể cả thiết bị điện tử và thiết bị gây rối loạn hệ thống radar cùng các bộ phận liên lạc máy bay chiến đấu phản lực. Trung Quốc bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây nhập cảng chip và máy tính của Nga.

Sự tiếp sức từ Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên đã củng cố ưu thế của Nga trên chiến trường Urkaine và tạo thêm vai trò chính nghĩa trên thế giới, nhằm làm suy yếu nỗ lực Tây phương trong chủ trương cô lập Moscow. Chính xác hơn, sự hợp tác trên chỉ là tảng băng chìm trong thời gian 2 năm khởi động cuộc chiến Urkaine. Sự hợp tác giữ 4 nước đã được hình thành trước 2022. Nhưng cơ hội chiến tranh đã đẩy họ tiến gần và tiến nhanh hơn trong quan hệ từ kinh tế, quân sự, chính trị, công nghệ càng ngày càng gắn bó hơn. Trục tứ (Nga, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên) cùng nhau phối hợp và xác định những lợi ích chung, song song với mặt trận ngoại giao và các hoạt động quân sự. Sự liên kết một trục chuyển động mới làm thay đổi bối cảnh địa chính trị toàn cầu. Đặc biệt tạo thêm sức ép lên chính sách ngoại giao và vai trò phát triển Tây phương.

Dĩ nhiên khi Trục tứ Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn và Iran liên kết họ có sức mạnh gấp bội so với riêng rẻ từng quốc gia. Cùng nhau phối hợp sẽ tăng cường sức mạnh quân sự, gây nên sự hạn chế hiệu quả trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, kể cả các biện pháp trừng phạt, cùng khả năng của Washington cùng các đối tác trong việc thực thi các quy tắc toàn cầu. Mục đích của Trục tứ là vô hiệu hoá và tạo ra một giải pháp mới thay thế cho trật tự mà họ cho rằng hiện đang bị thống trị bởi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có một số nhà làm ra chính sách Tây phương cho rằng sự liên kết của Trục Tứ khó có thể bền vững lâu dài vì khác biệt văn hoá và thù hận quá khứ nên dễ dàng rạn nức và mất niềm tin lẫn nhau. Tuy nhiên, ở góc cạnh khác vì tính chất ganh tỵ và thù hận sức mạnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới nên Trục Tứ phải liên hiệp có tính giai đoạn hầu đảo lộn trọng tâm và vô hiệu hoá chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Sự hợp tác giữa trục ác quỷ Nga-Hoa không phải mới đây mà đã nhen nhúm từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. Cả hai ác qủy trên đã trở thành đối tác kinh tế một cách tăng tốc vượt mức khi Nga sát nhập Crimea vào năm 2014, trị số thương mại của Nga và Trung Quốc tăng gấp đôi từ 10% đến 20% trong thời gian 2019 đến 2023. Nga đã cung cấp tổng số 83% lượng vũ khí cho Trung Quốc. Công nghệ Nga đã giúp quân đội Trung Quốc khả năng phòng không, chống chiến hạm và tàu ngầm. Nhờ đó Hải quân Trung Quốc đã trỡ thành lực lượng đáng gờm khi có chiến tranh trên biển và trên bộ. Đầu năm 2022 Tổng thống Putin và Tập Cận Bình đã ký một tuyên bố chung cam kết quan hệ đối tác “không hạn chế” giữa 2 quốc gia. Mặc khác, Iran cũng đã tăng cường quan hệ với Nga hỗ trợ cho Syria Bashar al-Assad nắm quyền khi cuộc nội chiến 2011 xảy ra. Đổi lại Nga ký kết thoả thuận với Tehran nhằm tránh khỏi tác động của lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ. Cùng lúc ấy Trung Quốc mua số lượng lớn dầu từ Iran kể từ năm 2020. Riêng với Triều Tiên, Trung Quốc là đồng chí lớn còn là đối tác thương mại không thể tách rời trong nhiều thập kỷ. Trong khi đó Bình Nhưỡng và Moscow luôn luôn duy trì mối quan hệ nồng ấm. Và Iran đã mua tên lửa của Triều Tiên từ những năm 1980 cùng thị trường cung cấp tên lửa cho Iran, Hezbollah và cả Hamas. Trong chuyến viếng thăm Iran vào năm 2017 Kim Yong un đã tuyên bố “ 2 nước có chung một kẻ thù”, ám chỉ Hoa Kỳ.

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022 là động cơ thúc đẩy sự liên kết mật thiết hơn của Trục Tứ ác quỷ Nga-Hoa-Iran-Bình Nhưỡng, vượt qua những khác biệt lịch sử. Moscow hiện đóng vai trò ông trùm cung cấp vũ khí hàng đầu cho Iran trong suốt 2 thập kỷ qua và hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất. Xuất khẩu của Nga tăng lên 27% trong 10 tháng đầu năm 2022. Theo thông tin từ Nhà Trắng, trong 2 năm qua Nga đã chia sẻ nhiều thông tin tình báo và cung cấp thêm vũ khí cho Hezbollah cùng các lực lượng uỷ nhiệm của Iran. Vào năm 2023 Nga đã thay thế Saudi cung cấp dầu thô cho Trung Quốc cùng các dịch vụ của 2 nước lên đến 240 tỷ Mỹ Kim. Về quân sự, Nga, Trung Quốc và Iran đã tổ chức tập trận hải quân chung ở vịnh Oman ba năm liên tiếp, gần đây nhất là vào tháng 3, 2024. Ngoài ra Nga cũng lên chương trình tập trận với Trung Quốc và Triều Tiên.

Xét cho cùng, Moscow là người chủ mưu chính của trục này. Cuộc xâm lược Ukraine đánh dấu một điểm không thể quay trở lại trong chiến dịch lâu dài của Putin chống lại phương Tây. Putin ngày càng cam kết phá hủy không chỉ Ukraine mà còn cả trật tự toàn cầu. Và ông đã tăng cường gấp đôi mối quan hệ với các quốc gia có cùng chí hướng để đạt được mục tiêu của mình. Bị cắt đứt khỏi thương mại, đầu tư và công nghệ của phương Tây kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Moscow không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào các đối tác của mình để duy trì tình trạng thù địch. Đạn dược, máy bay không người lái, vi mạch và các hình thức viện trợ khác mà các thành viên phe trục gửi đến đã giúp ích rất nhiều cho Nga. Nhưng Điện Kremlin càng dựa vào những nước này thì càng phải cho đi nhiều hơn. Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Tehran đang tận dụng đòn bẩy của họ đối với Moscow để mở rộng khả năng quân sự và các lựa chọn kinh tế.

Có xu hướng hạ thấp tầm quan trọng của sự hợp tác ngày càng tăng giữa Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Nga. Bằng cách quay sang Bắc Kinh, lập luận này cho thấy Moscow chỉ thể hiện sự chấp nhận vai trò đối tác cấp dưới. Việc có được máy bay không người lái từ Iran và đạn dược từ Triều Tiên thể hiện sự tuyệt vọng của cỗ máy chiến tranh Nga vốn đã lầm tưởng rằng việc chinh phục Ukraine sẽ dễ dàng. Việc Trung Quốc ôm lấy Nga chỉ cho thấy rằng Bắc Kinh không thể đạt được mối quan hệ tích cực mà họ mong muốn ban đầu với châu u và các cường quốc phương Tây khác. Triều Tiên vẫn là quốc gia bị cô lập nhất thế giới và các hoạt động gây rối của Iran đã phản tác dụng, tăng cường hợp tác khu vực giữa Israel, Mỹ và các nước vùng Vịnh.

Phân tích như vậy bỏ qua mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa. Bốn quốc gia này, ngày càng phát triển về sức mạnh và sự phối hợp, đoàn kết để chống lại trật tự thế giới hiện hành và sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Năng lực kinh tế và quân sự kết hợp của họ, cùng với quyết tâm thay đổi cách thế giới vận hành kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tạo nên một sự pha trộn nguy hiểm. Đây là một nhóm có xu hướng biến động, và Hoa Kỳ cùng các đối tác của mình phải coi trục này là thách thức mang tính thế hệ. Họ phải củng cố nền tảng của trật tự quốc tế và đẩy lùi những kẻ có hành động mạnh mẽ nhất nhằm phá hoại trật tự đó. Có thể không thể ngăn chặn sự xuất hiện của trục mới này, nhưng giữ cho nó không đảo ngược hệ thống hiện tại là một mục tiêu có thể đạt được.

Phương Tây có mọi thứ cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chạy đua. Nền kinh tế tổng hợp của nước này lớn hơn nhiều, quân đội mạnh hơn đáng kể, địa lý thuận lợi hơn, các giá trị hấp dẫn hơn và hệ thống dân chủ ổn định hơn. Hoa Kỳ và các đối tác nên tự tin vào sức mạnh của chính mình, ngay cả khi họ đánh giá cao quy mô nỗ lực cần thiết để cạnh tranh với liên minh chống lại phương Tây của Trục Tứ vừa mới chớm nở. Trục nầy đã thay đổi bức tranh địa chính trị – nhưng Washington và các đối tác vẫn có thể ngăn chặn thế giới biến động và vô hiệu hoá tham vọng thay đổi mục tiêu trật tự toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ cùng các quốc gia phương Tây./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155966903.