Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Quân đội Ukraine chạm trán binh sĩ Triều Tiên ở tỉnh Kursk
    Tin Việt Nam
Tăng cường hợp tác Quốc hội Việt Nam - Cuba
    Tin Cộng Đồng
Số người chết do lũ lụt tại Tây Ban Nha tăng lên 211
    Tin Hoa Kỳ
Bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao trên toàn quốc
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ trẻ Lê Phương qua đời vì tai nạn giao thông
    Văn Học
Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển.

Tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) 2024.

Theo Báo cáo GII 2024, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53 (đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp).

Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên 36 (đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo).

Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 39.

Ngoài ra, có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam là (Trung quốc xếp hạng 11, Malaysia xếp hạng 33, Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng 37 Bulgari xếp hạng 38 và Thái Lan xếp hạng 41), còn lại tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).

Trong Báo cáo GII 2024 của WIPO, Việt Nam được WIPO ghi nhận là một trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013 (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Marocco). Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).

Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo.

Điểm số các trụ cột của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột 2 về Nguồn nhân lực và nghiên cứu.

Đáng chú ý, năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số về nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Có 3 chỉ số thuộc nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới là: Tốc độ tăng năng suất lao động (xếp hạng 3); số lượng ứng dụng điện thoại thông minh được tạo ra (xếp hạng 7) và phần chi nghiên cứu và phát triển do doanh nghiệp trang trải/tổng chi nghiên cứu và phát triển (xếp hạng 9).

Đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trong quá trình đổi mới sáng tạo, Việt Nam xác định quan điểm lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo.

Theo Thủ tướng, đổi mới sáng tạo tác động đến toàn dân, toàn diện và toàn cầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy chúng ta phải có cách tiếp cận toàn cầu, cách tiếp cận toàn dân, đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong quá trình thúc đẩy tiến trình đổi mới sáng tạo.

"Việt Nam xác định giáo dục đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu trong đó lấy đổi mới sáng tạo, vừa là động lực, vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển và góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần thúc đẩy để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng được hạnh phúc và ấm no. Chúng tôi rất cảm ơn, trân trọng và đánh giá cao sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, trong đó có WIPO cũng như các nhà khoa học, các chuyên gia đến hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững", Thủ tướng nói.

Tiếp tục cải thiện thứ hạng GII một cách bền vững

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, những kết quả này có được là nhờ những chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ cũng như nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức KH&CN, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo và cộng đồng doanh nghiệp trong những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự phục hồi tương đối sau tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đổi mới sáng tạo, thể hiện rất rõ về tỉ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng chi nghiên cứu và phát triển, tăng cường liên kết viện - trường - doanh nghiệp, liên kết cụm.

Theo Bộ trưởng, để duy trì và tiếp tục cải thiện thứ hạng GII một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo, trong đó lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số hiện còn chưa tốt.

Đặc biệt, cần có các đột phá trong cơ chế, chính sách, tạo động lực cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo và ứng dụng kết quả KHCN và đổi mới sáng tạo vào sản xuất để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực của doanh nghiệp về tiếp thu, làm chủ và từng bước tham gia tạo ra công nghệ. Tăng cường nhập khẩu và năng lực tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới; ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường, có tiềm năng đóng góp lan tỏa, liên kết với doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, trong đó quan tâm đến các khởi nghiệp sáng tạo có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Bộ trưởng cho rằng, các bộ, ngành, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP hằng năm và theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần xác định và triển khai những giải pháp căn cơ, đồng bộ, dài hạn nhằm cải thiện các chỉ số GII có thứ hạng thấp trong nhiều năm liền; đồng thời có giải pháp hiệu quả, nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu dữ liệu, dữ liệu không cập nhật để kết quả đánh giá sát thực hơn.

Các địa phương cần tích cực có các giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) qua đó góp phần cải thiện chỉ số GII.

Chỉ số GII là một bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Vì lý do này mà GII hiện được chính phủ nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về KHCN và đổi mới sáng tạo, cũng như để xây dựng các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Columbia, Brazil…).

Thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lí điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương cùng có trách nhiệm cải thiện chỉ số. Trong đó, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ là đầu mối theo dõi, điều phối chung. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 44 năm 2024.
DanQuyen.com (Theo baochinhphu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tăng cường hợp tác Quốc hội Việt Nam - Cuba (02-11-2024)
    Đoàn đại biểu Việt Nam trình diễn màn cổ động và giới thiệu quốc gia trên Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản 2024 (02-11-2024)
    Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ của Việt Nam và ba nước Trung Đông (01-11-2024)
    Hai nước Việt Nam - Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng (31-10-2024)
    Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường (30-10-2024)
    Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia (30-10-2024)
    UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam (29-10-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm Ả Rập Xê-út (29-10-2024)
    Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – UAE: Tầm nhìn chung về hòa bình, phát triển và thịnh vượng (29-10-2024)
    Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Venezuela (29-10-2024)
    Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước (29-10-2024)
    Việt Nam - UAE nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện (28-10-2024)
    Lãnh đạo các nước chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường (25-10-2024)
    Chuyến công tác của Thủ tướng tại Nga khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế (25-10-2024)
    Nga chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức mời khách quý (23-10-2024)
    Việt Nam lần đầu tiên có chuyên trang Thương hiệu quốc gia (22-10-2024)
    Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Phó chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan (19-10-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng (18-10-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch cơ quan Kiểm toán nhà nước Lào (18-10-2024)
    Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Maroc ngày càng phát triển (16-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam - Nga: Tăng cường hợp tác về KHCN và đổi mới sáng tạo (24-09-2024)
    Việt Nam đối mặt với 'đại dịch mới' (24-09-2024)
    Kiểm toán nhà nước Việt Nam dự cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI tại Ấn Độ (23-09-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam (22-09-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên Hợp Quốc (20-09-2024)
    Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam (20-09-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp vì một tương lai tốt đẹp (14-09-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia sớm ký thỏa thuận thương mại gạo (14-09-2024)
    Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui (11-09-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (11-09-2024)
    Vun đắp tình hữu nghị truyền thống đặc biệt Liên bang Nga-Việt Nam (10-09-2024)
    Việt Nam-Mozambique nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư (09-09-2024)
    Việt Nam thúc đẩy hợp tác quân sự với nhiều nước ASEAN (05-09-2024)
    Chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi số báo chí hai nước Việt Nam - Lào (05-09-2024)
    Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tham dự Hội nghị Tư lệnh Lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 21 (04-09-2024)
    Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Đại diện Văn phòng đa quốc gia của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn phụ trách Việt Nam (04-09-2024)
    Google chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam một cách đặc biệt (02-09-2024)
    Việt Nam - Hàn Quốc: Thúc đẩy kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp (29-08-2024)
    Canada đánh giá cao công tác điều hành tài chính, tiền tệ của Việt Nam (29-08-2024)
    Ghép tạng 'hồi sinh' những mảnh đời, nâng tầm y tế Việt Nam trên bản đồ y khoa thế giới (26-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156407058.