Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa
    Tin Thế Giới
Bốn kẻ tấn công khủng bố ở Moscow chuyển trại giam, bị cách ly nghiêm ngặt
    Tin Việt Nam
Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga
    Tin Cộng Đồng
Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích
    Tin Hoa Kỳ
Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ
    Văn Nghệ
Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng!
    Điện Ảnh
Nam diễn viên nổi tiếng qua đời ở tuổi 24
    Âm Nhạc
Chờ đợi 'bữa tiệc' âm nhạc đa sắc màu tại Lễ trao giải Cống hiến 2024
    Văn Học
Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành





        Xã Luận    

-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Nói cho cùng, cho dù bom đạn và máu của lính Hồi Giáo quá khích chưa chảy ra trên vùng đất Iran, nhưng đất nước nầy hiện đang đối diện với một cuộc chiến khủng hoảng kinh tế không kém bom đạn. Đạo diễn cho chiến tranh không biên giới nầy có lẽ không ai khác hơn là Hoa Kỳ, Do thái cùng những quốc gia trong khối châu Âu. Mặc dầu, trên thực tế chưa một ai có lời tuyên chiến chính thức, và cũng chẳng ai chủ trương sử dụng vũ lực trong lúc nầy, nhưng điều ấy không có nghĩa là không xảy ra ở tương lai. Rõ ràng đây chính là cuộc chiến kinh tế phá kỹ lục, cột trói Iran vào trong hồ lô gây nên sự rối loạn trong quần chúng và giá trị đồng rial của Iran đã tụt giá do sức ép cấm vận từ Âu châu đưa ra. Cuộc chiến tiền tệ nầy nếu không dừng lại ở mức độ nào đó, thì Iran sẽ trở nên một Ai cập, Syria hoặc Lybia trong ngày không xa lắm.


------------------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong những ngày gần đây chúng ta thấy quan hệ giữa Hoa Kỳvà Nga Sô càng ngày càng trở nên căn thẳng, liên quan đến các vấn đề phòng thủ tên lửa Ballistic Missile Defense (BMD), đường tiếp liệu đến Afghanistan, cộng thêm việc Nga sô gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization). Nguyên nhân của những căn thẳng trên là do sự cam kết phòng thủ giữa Hoa Kỳ cùng các quốc gia Trung Âu và đường tiếp liệu tại Afghanistan.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Điều sẽ đến và đã đến, Hoa Kỳ trong một mức độ chừng mực nào đó đã trở lại Châu Á Thái Bình Dương, như lời tuyên bố của Tổng Thống Barack Obama, rằng: “Hoa Kỳ sẽ ngăn chận các mối đe dọa nền hòa bình”, vì Hoa Kỳ “ Là một siêu cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi đến đây và sẽ ở lại đây” Sau lời tuyên `bố cứng rắn trên của Tổng thống Obama, 2,500 Lính Thủy đánh bộ đã có mặt lên miền bắc Australia vào ngày hôm sau. Ngoài ra TT Obama còn tuyên bố thêm: “Cho dù ngân sách quốc phòng cắt giảm, nhưng ngân khoản chi tiêu cho Châu Á Thái Bình Dương sẽ không ảnh hưởng đến việc cắt giảm ngân sách nầy”.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong những ngày gần đây, chúng ta bắt gặp 2 thông điệp chính thức của chính quyền Tổng thống Obama. Thông điệp thứ nhất được chuyên chở bởi cổ xe của bà Ngoại trưởng Clinton qua bài xã luận đã được Foreign Policy trang trọng giới thiệu bằng câu mở đề rằng: “Để duy trì vị trí của một cường quốc, bảo vệ quyền lợi, phổ biến những giá trị của Hoa Kỳ, chính sách đối ngoại quan trọng Hoa Kỳ là phải đầu tư nhiều hơn vào khu vực Á Châu Thái Bình Dương, từ ngoại giao, kinh tế đến chiến lược. Lý do, theo bà Ngoại trưởng cho biết: Hoa Kỳ sẽ rút dần ra khỏi Iraq và Afghanistan và đây là thời điểm then chốt để đầu tư vào trục quây chính của nền chính trị toàn cầu, tức Châu Á.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Nhìn chung thị trường trên thế giới, các chuyên viên kinh tế cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn suy thoái, trong đó bắt nguồn từ Mỹ và các quốc gia Âu châu (Developing Countries)_sẽ kéo theo những quốc gia khác. Dĩ nhiên, khi Âu châu và Hoa kỳ bị ảnh hưởng thì khu vực Á châu cũng sẽ không ngoại trừ. Như dự đoán vào tháng 10 năm 2008, IMF cảnh báo rằng một cuộc suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên toàn cầu bắt đầu từ năm 2009 cho đến 7 thập niên sau.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Nhìn qua sự nhấp nhô, trồi sụt của thị trường chứng khoán Hoa kỳ với số điểm S&P giảm xuống -500 đã gây nên ảnh hưởng trầm trọng, chẳng những chỉ Hoa kỳ mà còn lan rộng khắp nơi trên thế giới, nhất là thị trường Âu châu. Từ đó, cơn lốc Âu châu sẽ kéo theo Trung quốc, Hồng kông, Nhật bản, Đài loan, Việt Nam và Tân Gia Ba đều bị chi phối. Mặc dầu Trung quốc với lượng dự trữ ngoại tệ gần 3,000 tỷ Mỹ kim, nhưng Trung quốc đã lệ thuộc vào thị trường xuất cảng sang Âu châu và Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới lên đến 67%. Dĩ nhiên, một bài toán đơn giản trong kinh tếø: Nếu khả năng tiêu dùng bị hạn chế thì mức xuất cảng sẽ giảm thiểu. Hay nói một cách khác không có cầu thì không thể có cung.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Các dự án xây đập của Trung quốc trên sông Mekong đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Riêng hạ nguồn Đồng Bằng Sông Cữu Long (DBSCL) đã và sẽ chịu ảnh hưởng trưc tiếp bởi thượng nguồn Mekong được gọi là sông Lan Giang, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, có độ cao so với mặt nước biển 5,000m. Sông Mekong là nơi cung cấp 4,000,000 tấn cá nước ngọt mỗi năm và lợi tức $9,000,000,000 hằng năm, cùng phương tiện vận chuyển và những nhu cầu khác trong đời sống hằng ngày của 60,000.000 người chung quanh lưu vực, chạy dọc theo dòng sông. Dòng Mekong được liệt kê có vị trí quan trọng đứng hàng thứ 2 trên thế giới, theo sau sông Amazon thuộc phần đất của Brazil.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Sau biến cố 1/11 tại trung tâm World Trade, New York. Hoa Kỳ nhanh chóng nhận diện kẻ chủ mưu trong biến cố nầy chính là tên sát nhân Bin Laden, người cầm đầu tổ chức al-Queda dưới sự cung cấp vũ khí và tài chánh của nhóm Taliban. Đến tháng 12/2001 chính quyền Taliban tại Kabu sụp đổ, một thành phần khủng bố trong quân đội đã di chuyển về phía nam chạy dọc theo biên giới Pakistan.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong tuần qua các quan sát viên nhận định chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ đang bước sang một ngã rẽ mới. Đặc biệt Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã Reconsider về chính sách của họ trên toàn cầu.


-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Bất cứ ai trong đời người đều có những năm tháng không quên. Phần tôi, năm tháng không quên là cái ngày 1975 khi cơn cuồng nộ dân tộc đã qua đi, và chúng ta những đứa con thuộc dòng dõi rồng -tiên không cày- bừa, trồng-cấy lòng thù hận lên nhau. Bởi, tự thân, dân tộc ta là một, là mẫu số tập hợp tất cả để cùng nhau kề vai gìn giữ sơn hà, xây dựng đất nước. Thật thế! Nghĩ cho cùng, trên thế giới có dân tộc nào vĩ đại hơn dân tộc chúng ta? Vĩ đại, ở chỗ, chúng ta biết tha thứ, biết nắm tay dìu nhau đi dưới trời mưa lũ, biết xử dụng lời vàng son của tổ phụ trong Bình Ngô Đại Cáo: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo”.



       Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội. (25/04/2011)
       Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08/04/2011)
       Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08/03/2011)
       Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01/03/2011)
       Wikileaks và quyền tự do thông tin (22/02/2011)
       Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12/01/2011)
       Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16/12/2010)
       Nội Lực Dân Tộc (16/12/2010)
       Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14/11/2010)
       Sự hỗn xược không thể tha thứ (12/11/2010)
       “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12/10/2010)
       Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27/09/2010)
       Nội Lực Dân Tộc (11/09/2010)
       Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01/09/2010)
       Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01/09/2010)
       Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01/09/2010)
       Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01/09/2010)
       Vận hành tư tưởng (01/09/2010)
       Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01/09/2010)
       TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01/09/2010)
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Neo Lại Bóng Mình


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 151893790.