Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Nga vô hiệu hóa nhiều UAV hướng vào thủ đô Moskva
    Tin Việt Nam
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống đặc biệt Liên bang Nga-Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu lịch sử Trump-Harris có thể xoay chuyển tình thế, lợi thế của nhà kinh doanh lão luyện có tạo sự khác biệt?
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Hy vọng mới của cải lương sau 100 năm
Năm 2018 đánh sự tồn tại 100 năm của cải lương - nghệ thuật sân khấu được ví như Truyện Kiều của dân tộc Việt. Đây là niềm tự hào của người Việt, nhưng không phải không có những lo lắng cho loại hình nghệ thuật này.

 



Sân khấu cải lương được phục dựng trong Song Lang.

 

Sự thăng trầm của cải lương

 

Nhà văn, biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc, đồng biên kịch của Song Lang – bộ phim lấy cải lương thập niên 80 làm bối cảnh – nhận định: “Hiện nay, không ai nghĩ về cải lương như một lão niên trăm tuổi râu tóc bạc phơ; mà phải nhìn thẳng vô sự thật đau lòng là đa số người Việt đang nhìn nó như một trung niên thiếu phụ từ quê lên tỉnh, hương đồng cỏ nội đã bay khá nhiều, lại thêm sa vào giải phẩu thẩm mỹ quá tay”.

 

Ra đời những năm đầu thế kỷ 19, cải lương là sự sáng tạo của người Việt với mong muốn sở hữu một loại hình nghệ thuật biểu diễn mang đặc trưng của nước mình, không phải đi theo quy tắc của ai. Cải lương ra đời với sự học tập và kết hợp của nhiều yếu tố: xây dựng chương hồi theo lối Tây, sử dụng âm nhạc đặc trưng của miền Nam (đờn ca tài tử), cốt truyện lấy từ các điển tích, điển cố mang đậm màu sắc dân tộc… Nếu chèo và rối nước của miền Bắc, nhã nhạc cung đình Huế của miền Trung… thường chỉ khu biệt trong khu vực, thì cải lương lại phổ biến rộng rãi ở cả ba miền.

 

Đến những năm 70 thế kỷ trước, nhiều sự thay đổi, trong đó có sự thay đổi cách quản lý đã vô tình tạo ra sự bất lợi cho cải lương. Đi cùng đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa nước ngoài. Nếu như trước kia là phim chưởng Hồng Kông, phim dã sử Trung Quốc với kịch bản, quay dựng và diễn xuất hấp dẫn, đấm đá thực hơn cảnh đấu mang tính ước lệ trên sân khấu cải lương. Ngày nay, văn hóa Nhật Bản, làn sóng Hallyu (Hàn Quốc), sự tự do của phương Tây… gần như phủ lấp mọi loại hình giải trí truyền thống của Việt Nam.

 

Các tác động kể trên đã khiến những kép hát có tài dù yêu cải lương phải đi đóng phim, đóng quảng cáo mưu sinh. Tới khi quay lại sân khấu, sự kiên định về giá trị cốt lõi của nghề đã phai nhạt, nhiều người lại làm méo mó đi cải lương truyền thống. Trong hội thảo khoa học về cải lương hồi tháng 4 vừa qua tại TPHCM, biên kịch Minh Ngọc cho biết, nhiều kép hát tài năng lúc đó đã “xắn” trích đoạn hay ra diễn riêng kiếm danh lợi, hoàn toàn quên đó là sự kết tinh công sức của đạo cụ, đạo diễn, biên kịch, nhạc sĩ, và hàng chục vai phụ…

 

Bên cạnh đó, những giọng ca tốt, có nội lực dần mai một khiến sân khấu cải lương phải chấp nhận những kép hát chất giọng nông phèng, diễn xuất tệ, không đam mê.

 

Ngoài yếu tố người làm nghề và khán giả thì đã lâu rồi cải lương không có kịch bản đủ thu hút. Sân khấu cải lương không chỉ là công cụ giải trí, mà còn hướng người xem tới những giá trị sống như trung hiếu, yêu nước, thương nòi. Một thời, sân khấu này toàn những vở “làm lại”: Nửa đời hương phấn, Tấm lòng của biển, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt… thay vì cố gắng viết vở mới hay.

 

Dù là sân khấu cải lương vẫn sáng đèn nhưng suất diễn chủ yếu ở thành phố lớn, giá vé thường cao hơn vé phim ngoài rạp, trong khi cải lương đi ra từ bình dân, đáng lẽ phục vụ bình dân. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tình trạng le lói của cải lương.

 

Những hy vọng

 

Không thể phủ nhận cải lương đang trong tình trạng hấp hối như nhiều người đã ví von, nhưng vẫn còn hy vọng cho loại hình nghệ thuật biểu diễn này.

 

Trên thực tế, tình cảm tốt đẹp của người dân dành cho cải lương vẫn còn. Điều này được thể hiện qua việc các vở cải lương kinh điển của thời vàng son trong thập niên 1960-1980 được phát trên kênh YouTube (dịch vụ đăng và xem video trực tuyến) vẫn có lượt xem cao. Các cuộc thi cải lương trên ti vi, đài phát thanh vẫn được khán giả dõi theo, các vở kịch, các chương trình trò chơi truyền hình thường được các đạo diễn lồng ghép cải lương vào những tình huống hợp lý và luôn được khán giả tán thưởng.

 

Về phim ảnh, từ truyền hình đến điện ảnh, vẫn thường vận dụng cải lương vào như một cách khai thác thiện cảm có sẵn trong lòng khán giả, nhất là người dân miền Tây. Đến nay, nhiều người viễn xứ vẫn thường nghe cải lương để nhớ về quê nhà. Đạo diễn của Song Lang - Leon Quang Lê - là một ví dụ. Anh sang Mỹ học nhiều loại hình nghệ thuật tân thời khác, vẫn không quên được chất hoài cổ cải lương mang lại. Trong thời gian hoạt động nghệ thuật tại hải ngoại, anh ấp ủ một dự án điện ảnh đề cập đến thân phận hẩm hiu của người nghệ sĩ cải lương sau ánh hào quang sân khấu. Anh đã cùng soạn giả Hoàng Song Việt soạn lại một số trích đoạn cho phù hợp với nội dung phim trong phim Song Lang.

 

Ngoài Song Lang thì phim Saigon anh yêu em kể về tình yêu dành cho Sài Gòn, trong đó có nhiều đoạn miêu tả về buổi hoàng hôn của hai nghệ sĩ cải lương về già, đã khiến khán giả cảm động và là một trong những yếu tố giúp bộ phim thành công về doanh thu.

 

Sắp tới đây, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh sẽ ra mắt bộ phim Gạo chợ nước sông. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho rằng việc làm phim về cải lương không thể thiếu trong hành trình nghệ thuật của mình. Anh đã vận dụng cải lương trong phim Lôtô rất thành công trước đây và bây giờ muốn khán giả trẻ hiểu hơn về đời sống cải lương của thời kỳ đầu. Đây cũng là một trong những cách mà không ít đạo diễn, nghệ sĩ đang nỗ lực thực hiện để giới thiệu loại hình nghệ thuật biểu diễn cho nhiều người, nhất là giới trẻ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ (05-09-2024)
    'The Seasons Ballet' lần đầu đến Việt Nam (16-08-2024)
    Israel sơ tán nhiều kiệt tác hội họa 'xuống hầm trú ẩn' (14-08-2024)
    Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin (05-07-2024)
    Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý (31-05-2024)
    Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ (20-05-2024)
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Nijinsky, Nureyev và Baryshnikov: Cuộc hội ngộ của ba thiên tài (07-10-2018)
    Marc Chagall – danh họa của những ước mơ (04-10-2018)
    Ca dao – tâm hồn dân tộc Việt (29-09-2018)
    Phi Nhung: 'Bây giờ, tôi muốn lấy chồng rồi' (30-08-2018)
    Nghệ sĩ Lê Bình tạm xuất viện trong quá trình điều trị ung thư phổi (29-08-2018)
    Vụ người mẫu tố bị hiếp dâm: Công an kết luận họa sĩ không phạm tội (25-08-2018)
    Cuộc ly hôn của Brad Pitt và Angelina Jolie có thể kéo dài hơn cuộc hôn nhân (18-08-2018)
    'Do số phận nên bố Lưu Quang Vũ và má Quỳnh sống chết cùng nhau' (16-08-2018)
    Hé lộ cảnh nóng đầu tiên trên màn ảnh của Marilyn Monroe (13-08-2018)
    Ca sĩ Quang Lê về Đà Nẵng ‘ra mắt’ gia đình Tố My (11-08-2018)
    Con cái tầng lớp trung lưu Trung Quốc đua nhau học nghề diễn (08-08-2018)
    Demi Lovato lần đầu lên tiếng cảm ơn kể từ nhập viện (06-08-2018)
    Phạm Băng Băng đã bị còng tay vì gian lận tài chính? (01-08-2018)
    Demi Lovato vẫn rất nghiêm trọng trong bệnh viên  (31-07-2018)
    4 nhà văn đồng tính nổi tiếng nhất trong lịch sử (29-07-2018)
    Rộ tin Phạm Băng Băng bị bắt vì gian lận tài chính (28-07-2018)
    Demi Lovato đã tỉnh lại sau khi nhập viện cấp cứu vì sốc ma túy (25-07-2018)
    Đàm Vĩnh Hưng gây sốc khi nói: 'Hoài Lâm nhà quê vừa bẩn, vừa hôi' (18-07-2018)
    Đề xuất phá hủy đền Taj Mahal, kỳ quan thế giới của Ấn Độ (16-07-2018)
    LGBT phản đối, Scarlett Johansson từ bỏ vai diễn chuyển giới (14-07-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155457420.