Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Văn minh mùa lễ hội
    Tin Thế Giới
Kiev nêu kỳ vọng đối với Moskva trước cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ
    Tin Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hoan nghênh Chính phủ Bồ Đào Nha quyết định mở Đại sứ quán tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Mỹ sẽ tiếp tục chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam
    Tin Hoa Kỳ
Khoảnh khắc giữa ông Trump và con trai Musk gây bão
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Đồng nghiệp, người thân tiễn biệt Quý Bình: 'Anh là ánh sáng của sự tử tế'
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Một học sinh Việt Nam đạt điểm toán cao nhất thế giới

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Vụ án phạm thượng chấn động dưới triều vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng nổi giận đòi trị tội tuần phủ Vương Hữu Quang do “dám nói bậy bạ trẫm có tội với trời đất thần minh, sao điêu toa dối bậy quá thế”.

 



Ngai vàng của vua nhà Nguyễn trong điện Thái Hòa ở Huế.

 

Năm Minh Mạng thứ 21(1840), do trời mưa lâu không ngớt, Vương Hữu Quang khi đó là Tuần phủ Nam Ngãi (hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi) được vua Minh Mạng sai cầu tạnh tại miếu Đô thành hoàng.

 

Cầu suốt một ngày mà trời không dứt mưa, Vương Hữu Quang ra mật tấu cho rằng nguyên nhân vì vua đụng chạm đến thần linh khi đùa cợt với quần thần trên điện Văn Minh và cho diễn vở Quần tiên hiến thọ (do Nguyễn Bá Nghi soạn dưới sự chỉ bảo của nhà vua) tại Duyệt Thị đường. Vì thế nên “xin đốt sách ấy đi để tạ trời đất thần minh.

 

Biết việc này, Minh Mạng đùng đùng nổi giận đòi trị tội Vương Hữu Quang. Đại Nam thực lục ghi chép: Đình thần cùng bọn đốc, phủ, bố, án đến kinh cùng nhau một lời xin cách chức trị tội Vương Hữu Quang. Trong các lời bàn dâng lên, có người nói xử tội chém, có người đề nghị xử tội lưu đầy. Duy có Tham tri là Nguyễn Công Trứ, Doãn Uẩn, Thị lang Phan Thanh Giản, Bùi Quỹ dâng sớ xin xử nhẹ bằng việc giáng 2 cấp lưu.

 

Vì việc này Nguyễn Công Trứ, Doãn Uẩn, Phan Thanh Giản, Bùi Quỹ bị vua hạch tội, khiến họ phải nhận “ngu tối, kiến thức thấp kém” chứ không phải vì “cứu viện” cho Vương Hữu Quang.

 

Vua Minh Mạng ra chiếu dụ rằng: “Vương Hữu Quang làm lễ cầu tạnh không được lại muốn đổ cho người trên. Lại thấy ngày ấy trẫm hơi se mình, dám nói bậy bạ cho là trẫm có tội với trời đất thần minh, sao điêu toa dối bậy quá thế. Vả lại, truyện “Quần tiên hiến thọ” là thuộc viện Nội các bọn Nguyễn Bá Nghị soạn ra, dẫu trong ấy trẫm có chỉ bảo một vài câu, nhưng là lời thần bếp, thầy kiện răn bảo. Ta có điều gì đùa cợt thần minh đâu, huống hồ dám động đến trời đất ư?”.

 

“Hữu Quang nói ra câu ấy làm cho mọi người tức giận… mà có ý kiến lại bàn xử nhẹ. Ở trên triều đình không thể nói đến chữ “tư” được. Bọn ngươi nếu có thực trạng liên kết bè lũ, trẫm quyết giữ phép nghiêm trị… Hay là bọn ngươi ghét Hữu Quang mà giả dối nói ra như thế, để thoả nỗi lòng giận của ta, giết ngay Hữu Quang? Bọn ngươi là người thế nào, dám lấy việc thưởng phạt của nhà nước để làm kế báo ân báo oán cho tư gia ư?”.

 

Theo lệnh của vua, Vương Hữu Quang bị cách chức, giam lại. Phan Thanh Giản bị phạt giáng một cấp, đổi đi nơi khác. Nguyễn Công Trứ, Doãn Uẩn, Bùi Quỹ được xác định chỉ có vai trò phụ họ nên bị giáng một cấp lưu, không cho lấy công khác khấu trừ.

 

Nhưng sau đó, vua lại thay đổi hoàn toàn thái độ, bất ngờ xuống tờ dụ rằng: “Tội của Vương Hữu Quang trăm miệng cũng không cãi được, các quan trong ngoài hội bàn khép tội xử tử, khép tội lưu đầy thực không quá đáng. Ta nghĩ vì một lời nói lầm lỗi mà xử bề tôi tội nặng thì không nỡ”.

 

Đánh giá cao Vương Hữu Quang và để không “phí công đã mài giũa”, vua gia ơn giáng làm Tư vụ bộ Công. Vương Hữu Quang thoát tội chết và từ đó gắng sức làm việc chuộc tội.

 

Bàn về Vương Hữu Quang và vụ án “Quần tiên hiến thọ”, nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu hát bội nổi tiếng Vũ Ngọc Liễn gọi đây là “vụ án kỳ quặc trong lịch sử sân khấu hát bội”. Bởi nhìn lại lịch sử nghệ thuật Đông Tây kim cổ, chúng ta thường thấy tác giả bị quy tội nếu tác phẩm không làm đẹp lòng kẻ thống trị ở thời điểm đó, chứ không có chuyện kết tội người phê bình (có chăng cũng chỉ đến mức gạt bỏ bài phê bình là cùng).

 

Nhà sử học Lê Văn Lan coi việc Vương Hữu Quang can ngăn vua Minh Mạng quá mải mê xem tuồng mà lãng phí thời gian chăm lo việc chính sử là một trong những ví dụ điển hình chứng tỏ phẩm chất thẳng thắn, bộc trực. Ông cho rằng phẩm chất “ngạnh”, “trực” của cụ Vương Hữu Quang khi dám can ngăn và phê phán một vị vua chuyên chế như Minh Mạng thì có thể sánh được với vị “Vạn Thế Sư Biểu” Chu Văn An khi dâng Thất thảm sớ đòi chém đầu 7 kẻ gian thần thời Trần.

 

“Ngạnh”, “trực” cũng là tính cách đặc biệt tạo nên số phận thăng giáng liên miên trong quan trường của Vương Hữu Quang.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn (11-03-2025)
    Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam (23-11-2024)
    Tăng cường bảo tồn tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (15-11-2024)
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Võ sư nổi danh nước Việt có hai học trò là hoàng đế (02-11-2018)
    Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ? (30-10-2018)
    Khúc tráng ca của Hải đội Hoàng Sa (30-10-2018)
    Chiến lược của Trần hưng Đạo khi đối phó với kẻ thù hùng mạnh hơn (28-10-2018)
    Một góc nhìn khác về thời đại Hai bà Trưng (28-10-2018)
    Vị trí và vai trò của các chúa Trịnh trong lịch sử, văn hóa dân tộc (26-10-2018)
    Ẩn số về chuyện lên ngôi của vua Lê Đại Hành (25-10-2018)
    Một giả thuyết phong thủy về kinh thành Huế của nhà Nguyễn  (24-10-2018)
    Vì sao nói vua Lê Tương Dực là phiên bản lỗi của vua Lê Thánh Tông? (23-10-2018)
    Những cuộc hôn nhân cùng huyết thống trong hoàng tộc nhà Nguyễn (22-10-2018)
    Về những ngôi mộ đất sơ sài của các vị vua nhà Lý (20-10-2018)
    Một góc nhìn khác về thủy tổ của người Việt (19-10-2018)
    8 tuyên thệ lưu truyền sử sách của đế vương nước Việt (16-10-2018)
    ‘Đòn ngoại giao’ của cha ông khiến ngoại bang nể sợ (15-10-2018)
    Ba lần chọn đất lập đô của Hoàng đế Quang Trung (13-10-2018)
    Chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành (11-10-2018)
    Sấm Trạng Trình và sự sụp đổ của nhà Tây Sơn (09-10-2018)
    Tầm vóc lịch sử của An Nam đại quốc họa đồ (08-10-2018)
    Những bản án kỳ cục dưới thời Gia Long – Minh Mạng (07-10-2018)
    Tại sao xã hội trong hai triều đại Lý – Trần lại đạt được sự thịnh vượng? (04-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Anh Xẩm


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 160523520.