Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Nga vô hiệu hóa nhiều UAV hướng vào thủ đô Moskva
    Tin Việt Nam
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống đặc biệt Liên bang Nga-Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu lịch sử Trump-Harris có thể xoay chuyển tình thế, lợi thế của nhà kinh doanh lão luyện có tạo sự khác biệt?
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Liên Minh Á Châu
Trong những ngày qua chúng ta nhận thấy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ về Á châu có sự thay đổi mang tính cường độ. Trước hết, nhìn vào những lời tuyên bố trong nội các Tổng thống Trump như: Ngoại trưởng Mike Pompe, Giám đốc FBI Christopher Wray, Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper; Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Robert O’Brien; Peter Navarro Assistant to the President, Director of Trade and Manufacturing Policy, and the National Defense Production Act and Policy Coordinator; Bộ trưởng Tư pháp William Barr.Tất cả những nhân vật quan trọng hàng đầu trong nội các Tổng Thống Trump đều trực tiếp lên tiếng về sự gian dối của chính quyền Bắc Kinh trên các lãnh vực, như: giao thương, kinh tế, quốc phòng, công nghệ khoa học thông tin, gián điệp, ăn cắp sản phẩm trí tuệ, chiếm cứ bất hợp pháp Biển Đông và Hoa Đông v.v… Tóm lại, với những lời lẽ thách thức vạch trần tham vọng bất chính trong chính sách Bắc Kinh, được đồng nghĩa như lời tuyên chiến.

Sau những bước đầu đưa đến hành động của Hoa Thịnh Đốn qua việc trừng phạt quan chức Trung cộng, đóng cửa toà Lãnh sự Houston, ngưng cấp Visa du học sinh và quan chức đến Mỹ. Quan trọng hơn nữa, Tổng thống Trump đã chỉ định ông Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân đạo đến Đài Loan sau rất nhiều thập niên chưa có một vị lãnh đạo nào thuộc hành pháp Hoa Kỳ trên danh nghĩa chính quyền đến Đài Loan, điều nầy như một ngọn lửa tăng thêm sự phẫn nộ của chính quyền Bắc Kinh. Nội dung trong cuộc viếng thăm nầy Hoa Kỳ đã phê chuẩn nâng cấp bán thêm lên tên lửa trị giá 620 triệu Mỹ Kim, không kể số tên lửa và vũ khí tầm xa, tầm trung, chiến xa đã được hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ Mỹ kim vừa qua. Thứ 2, Đài Loan mở văn phòng hỗ trợ người Hồng Kông muốn tỵ nan. Thứ 3, Ngoại trưởng Mike Pompeo tham dự diễn đàn dân chủ cùng Tổng thống Thái Anh Văn và Joshua Wong. Ngoài 3 trọng điểm trên, ông Azar còn tuyên bố thêm:

1, Công nhận Đài Loan có một xã hội dân sự, tôn trọng nhân quyền, một nền dân chủ đích thực, minh bạch và quyết tâm chống lại đại dịch Covid-19 thành công,
2, Hoa Kỳ tái khẳng định Đài Loan là một đối tác của Hoa Kỳ, là người bạn thân tín lâu đời.
3, Đài Loan xứng đáng được thế giới nhìn nhận như một nhà lãnh đạo về y tế, với những đóng góp đáng kể cho nền y học thế giới.

Ngoài chuyến thăm Đài Loan của ông Alex Azar, ngoại trưởng Mike Pompe kêu gọi các nước Á châu thành lập một Liên minh, với mục đích chống lại tham vọng bành trướng Bắc Kinh. Dĩ nhiên, Bắc Kinh đã cuồng nộ và lồng lộn qua những lời tuyên bố của giới chức trong nội các Tổng thống Trump cùng những trừng phạt gần đây đối với quan chức cộng sản Trung Quốc, trong đó kể cả việc Bộ trưỡng Y tế Alex Azra thăm chính thức và bán vũ khí cho Đài Loan. Đây là hành động đáp trả gián tiếp cho những hù doạ từ Bắc Kinh, đồng thời hỗ trợ cho một Đài Loan tuyên bố độc lập trong một ngày đẹp trời tương lai.

Tiếp theo, Mỹ triển khai nhiều vũ khí hiện đại và đưa thêm Thuỷ Quân Lục Chiến vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với mục đích áp đảo hoả lực Trung cộng. Đồng thời cài đặt thêm vũ khí tầm xa vào các vị trí chiến lược, theo như lời minh xác của Tham mưu trưởng Lục quân James McConville cho biết. Như thế chúng ta thấy Ngũ Gíác Đài tăng cường khả năng tấn công, phối hợp cùng các lực lượng trên đất liền, trên không, dưới biển, trong vũ trụ cùng với những lực lượng bộ binh, hải quân, không quân chiến đấu hợp đồng. Mục tiêu của chiến lược mới được tướng McConville cho biết là ngăn chận các kênh ở Biển Đông và Hoa Đông do quân Trung Cộng chiếm đoạt. Bổ túc thêm, vào ngày 26 tháng 7 Tướng David A. Berger, Tư lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến Thái Bình Dương đã đến Tokyo gặp người đồng cấp của Nhật triển khai khả năng tác chiến cơ động hợp đồng trên đảo Okinawa.


Đứng trước những giông tố mà Bắc Kinh đang đối diện hiện nay trước bàn cờ Á châu, chúng ta nhận thấy các quốc gia Đông Nam Á, như Phi luật tân, Mã Lai, Nhật, Đài Loan v.v.. đều có sự chuyển hướng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong đó phải kể đến Việt Nam qua 3 lời tuyên bố cứng rắn hơn của lãnh đạo Việt Nam.

1, Trong lễ kỷ niệm 25 quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Ngoại trưởng Mike Pompe đã tái khẳng định đối tác toàn diện giữa hai quốc gia, sẽ dùng sức mạnh của mình để ủng hộ các nước ven biển. Nói lên điều nầy chứng tỏ Hoa Kỳ trực tiếp hỗ trợ Việt Nam chống lại Trung cộng. Đáp lời, Phó thủ tướng Kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh nói: “ Việt Nam tiếp tục hợp tác với các đối tác, xử lý thách thức chung, góp phần duy trì an ninh, ổn định trong khu vực’’.

2, Tại Hội nghị cao cấp các quan chức quốc phòng trong khối ASEAN tổ chức ngày 7/7 trực tuyến tại Hà Nội. Đại diện Trung cộng Song Yanchao, Phó Giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế Trung cộng phát biểu rằng vấn đề Biển Đông chúng ta “quan ngại” nhưng chúng ta “yên tâm”. Sau đó, lập tức Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đã phản pháo tướng Trung Quốc như sau:” Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc đề cao vai trò của ASEAN cũng như bày tỏ mong muốn có được mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN và xử lý tốt vấn đề Biển Đông”. Tuy nhiên: “không thể nói rằng vấn đề Biển Đông đang làm cho chúng ta yên tâm mà rõ ràng cái đó hiện nay đang gây ra những quan ngại, đã được thể hiện trong hội nghị ADSOM (ASEAN Defense Senior Officials Meeting Plus) mà chúng ta tổ chức cách đây 1 tháng,” ông Vịnh nói tiếp: “Tại hội nghị ADSOM tổ chức vào tháng 5, các quan chức quốc phòng cho rằng tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Hội nghị nêu rõ: “Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căn thẳng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực."
Trong khuôn khổ Hội nghị cao của khối ASEAN, Thượng tướng Vịnh cũng lập luận tương tự như các thành viên quốc phòng đưa ra trước đây. Và với tư cách đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, Việt Nam sẽ đưa ra thông báo chung giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế. Dựa theo tinh thần Công Ước Luật biển Liên Hiệp Quốc, được nhắc đến như một kim chỉ nam nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
3, Quan trọng hơn nữa, vào ngày 26/6 khi khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội Nghị rằng:” Trong khi cả thế giới đang gồng mình chống dịch, vẫn xuất hiện những hành động thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, trong đó có khu vực của chúng tôi”. Dĩ nhiên lời phát biểu trong diễn văn khai mạc người ta hiểu rằng người lãnh đạo hành pháp Việt Nam đang đề cập đến kẻ thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế chính là bọn bành trướng Bắc Kinh.
Nhìn lại lời tuyên bố từ những nhân vật lãnh đạo then chốt Việt Nam, chúng ta thấy Hà Nội đang có những bước tiến ngoạn mục nhưng cẩn trọng ở mức độ nào đó, để đối phó với kẻ láng giềng tham lam, gian xảo. Dĩ nhiên, bước tiến trên có thể được thúc đẩy bởi động cơ Hoa Kỳ và Liên minh Á châu mà Hoa Thịnh Đốn kêu gọi thành lập. Trên một thái độ dè dặt, nếu Liên minh có sự hợp tác của các nước Á châu dưới sự dìu dắt của Hoa Kỳ thì đây là cơ hội để Á châu nói chung và Hà Nội nói riêng triển khai một phương trình thực dụng và hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo và an toàn trong khu vực.
Tuy nhiên, tham vọng Bắc Kinh không dừng, vì não tạng của họ là kẻ xâm lăng, cướp giật. Do đó, một Liên minh như Hoa Kỳ phát hoạ sẽ gặp sự chống đối và tìm cách ngăn chận những quốc gia Á châu tham dự. Trong đó Vịệt Nam sẽ là đối tượng thứ nhất để họ ngăn chận, đưa những biện pháp đơn cử sau đây để uy hiếp và đặc điều kiện:
a, Vựa lúa miền Nam sống còn tuỳ thuộc vào dòng sông Mê Kông. Đây là một dòng sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Thanh Tạng chảy xuyên qua Tây Tạng dọc theo chiều dài tỉnh Vân Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Trung Quốc là thượng nguồn. Lưu lượng nước hằng năm vào khoản 565 tỉ mét khối theo ước tính của Uỷ hội sông Mê Kông. Dòng chảy của sông Mê Kông thay đổi tuỳ theo mùa, mực nước dâng cao và chảy xiết. Tiềm năng rất lớn nhưng hiện nay khai thác chỉ phần nhỏ vào công việc dẫn thuỷ nhập điền và điện thế. Tuy nhiên Trung Cộng dùng đập ngăn chận không phải vì lý do khoa học mà họ muốn dùng dòng chảy của nước thao túng và đòi hỏi những quốc gia hạ lưu điều kiện của họ đưa ra. Mực nước sông Mê Kông ảnh hưởng rất lớn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây chính là điều kiện để Bắc Kinh áp lực nếu Việt Nam tham gia Liên minh Á châu do Hoa Kỳ kêu gọi thành lập, hay không đáp ứng những đòi hỏi của họ. Do đó, vấn đề xuất cảng gạo nhà nước nên có chủ trương kiểm soát chặt chẽ.
b, Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trên mọi lãnh vực từ nhu yếu phẩm đến cả điện lực, kỹ nghệ sắt v.v.. Do đó, vấn đề “thoát Trung” là nhu cầu quốc gia cần được triển khai càng sớm càng tốt..
c, Lợi dụng đại dịch Vũ Hán, Trung Cộng gián tiếp cho phép công dân của họ trốn vào Việt Nam bất hợp pháp. Mục đích làm lây lang bệnh gây tác hại đến nhân mạng và nền kinh tế của ta. Thêm nữa thành phần nhập cảnh bất hợp vào nước ta 95% là thanh niên. Đây là lực lượng mềm khi hữu sự chúng sẽ trở nên những tay súng nỗi dậy từ bên trong, hỗ trợ cho quân xâm lược Trung Quốc từ biên giới phía Bắc, biên giới Kampuchia, Lào và từ mặt biển tràn vào.
Ôn lại lời nói của Tổng bí thư Lê Duẫn trước đây: “ Kẻ địch của ta bây giờ sẽ là bạn, là đồng minh của ta sau nầy. Bạn của ta hôm nay sẽ là kẻ thù của nhân dân ta”. Lời tiên đoán ấy đã trỡ thành hiện thực, khi “đế quốc Mỹ” mạnh họ không xâm chiếm biển đảo của ta, ngược lại còn mở cửa cho nền kinh tế của ta hội nhập cùng thế giới, gíup ta trên lãnh vực khoa học, y tế v.v… Ngược bằng, khi Trung Cộng mạnh chúng sẽ thôn tính nước ta qua chính sách tằm ăn dâu… Như thế, những gì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Thượng tướng Nguyễm Chí Vịnh tuyên bố vừa qua, chính là tiếng nói chung của quốc dân Việt Nam, viết lên và viết cùng dòng sử Việt. Ở đó lòng tự hào dân tộc hôm nay không hổ thẹn với tiền nhân. Và một Liên minh do Hoa kỳ thành hình chính là cơ hội để chúng ta rẻ phải trong đoàn duyệt binh vào giờ thứ 25./.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)

Các bài viết cũ:
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
    Syria: đàng sau mộng và thật (19-02-2019)
    Vai trò của Mỹ tại Trung Đông trước thách thức Saudi (12-11-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155458252.