Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Nga thông báo cho Mỹ về tập trận tên lửa siêu vượt âm ở Địa Trung Hải
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Cộng đồng quốc tế chỉ trích hành động của Trung Quốc tại Biển Đông gây bất ổn tình hình khu vực
Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối các động thái mới của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có việc tuyên bố đảm bảo thực thi lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 1/5/2021 trên vùng biển có phạm vi bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục điều tàu hoạt động tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam...


Philippines đã đệ trình thêm hai công hàm phản đối, cho rằng các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông tạo ra bầu không khí bất ổn, gây tổn hại tới việc thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Trong nghị quyết công bố ngày 26/4, các thượng nghị sĩ Philippines đã chỉ trích các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc tại Biển Đông, chỉ rõ các hành động này đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài tại La Haye.

Nghị quyết cũng tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải tôn trọng UNCLOS 1982, khẳng định đây là văn kiện “đóng vai trò hiến pháp cho các đại dương và là một hiệp ước quốc tế hệ thống hóa luật lệ quốc tế”, không công nhận việc dùng sức mạnh, trong đó có sức mạnh quân sự, để củng cố yêu sách về các vùng biển và các nguồn tài nguyên biển.

Trong Sách Xanh ngoại giao 2021 công bố ngày 27/4, Chính phủ Nhật Bản đã nhấn mạnh quan ngại về hoạt động mở rộng quân sự của Trung Quốc cũng như các hoạt động gia tăng của nước này ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Tài liệu này nhận định hoạt động mở rộng các năng lực quân sự của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng tại những vùng biển nêu trên ở châu Á đã và đang đặt ra những "quan ngại nghiêm trọng" đối với khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cùng cảnh báo về những động thái gây hấn của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng trung tuần tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Suga nêu rõ: “Chúng tôi nhất trí phản đối bất cứ nỗ lực nào làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc hành vi cưỡng ép tại Biển Đông và Biển Hoa Đông”.

Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc tại nhiều khu vực ở Biển Đông. Trong một tuyên bố gửi Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu, EU nhấn mạnh sự hiện diện của các tàu Trung Quốc tại Bãi Ba Đầu đang đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuyên bố nêu rõ EU ủng hộ tiến trình do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dẫn dắt nhằm hướng tới một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý, không làm phương hại đến lợi ích của các bên thứ ba. EU thúc giục tất cả các bên theo đuổi những nỗ lực chân thành hướng tới việc hoàn tất bộ quy tắc này, tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, vì lợi ích của tất cả các bên.

Bình luận tại Đối thoại Raisina ở Ấn Độ ngày 13/4, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc đang thách thức trật tự quốc tế dựa trên pháp luật và phương hại tới tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trang mạng eurasiareview.com đăng bài đề cập việc tàu Trung Quốc liên tục hoạt động trái phép tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho rằng Trung Quốc ngày càng xâm lấn Biển Đông bất chấp các chuẩn mực toàn cầu, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Những hoạt động như vậy của Trung Quốc đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29/4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tuyên bố đảm bảo thực thi lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ 1/5/2021 trên vùng biển có phạm vi bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Việt Nam cho rằng, việc tiến hành các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành hành phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 và không được làm phương hại đến quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán trên biển của các quốc gia liên quan khác.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử đối với cả chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam, được xác lập theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển của Việt Nam đều vô giá trị và không được công nhận.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (31-10-2024)
    ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine (27-07-2024)
    Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông (18-07-2024)
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)

Các bài viết cũ:
    ASEAN ghi nhận quan ngại trước hành động đe doạ, cưỡng ép ở Biển Đông (07-04-2021)
    Philippines tố Trung Quốc muốn chiếm thêm nhiều khu vực nữa ở Biển Đông (04-04-2021)
    Thượng tướng Phan Văn Giang: Biển Đông diễn biến căng thẳng, thách thức bảo vệ chủ quyền biển đảo (28-03-2021)
    Philippines điều chiến đấu cơ 'bay qua hàng trăm tàu cá Trung Quốc' ở Đá Ba Đầu (28-03-2021)
    Trung Quốc nói Mỹ 'thổi phồng' kịch bản tấn công Đài Loan (10-03-2021)
    Trung Quốc toan tính gì với luật hải cảnh mới? (31-01-2021)
    Anh sẵn sàng gia nhập 'NATO châu Á' để đối phó Trung Quốc (31-01-2021)
    Úc trở lại tập trận hải quân cùng Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ (21-10-2020)
    Anh, Pháp, Đức cùng gởi công hàm phản bác yêu sách Trung Quốc trên Biển Đông (17-09-2020)
    ARF nhìn nhận có vụ việc nghiêm trọng ở Biển Đông, kêu gọi không quân sự hóa (12-09-2020)
    Công hàm Biển Đông của Úc là khởi đầu đẩy lùi việc bành trướng của Trung Quốc (02-08-2020)
    Mỹ khẳng định sát cánh cùng Việt Nam giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông (12-07-2020)
    Mỹ bất ngờ hé lộ chi tiết tập trận cả ngày lẫn đêm trên Biển Đông (05-07-2020)
    Vụ tàu Quảng Ngãi bị đâm ở Hoàng Sa: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra (14-06-2020)
    Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, tầm bắn 12.000km (13-05-2020)
    Buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm ở Biển Đông (24-04-2020)
    Quan chức Mỹ: Phải sẵn sàng cho đụng độ quân sự với Trung Quốc (21-02-2020)
    Biển Đông một năm sóng gió: Từ tàu khảo sát địa chất tới tàu sân bay (29-12-2019)
    Về vụ tàu Hải Dương 9 của Trung Quốc, Việt Nam theo dõi sát tình hình (21-11-2019)
    Bảo vệ Biển Đông, Việt Nam sẽ kêu gọi các quốc gia tuân thủ UNCLOS (15-11-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157067104.