Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin
    Tin Việt Nam
Việt Nam nêu vấn đề hợp tác công nghiệp bán dẫn và AI giữa Mỹ và ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
Phiên đấu giá 'Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Milon tại Hà Nội
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Hành vi con người tác động đến diễn biến Covid-19 lớn hơn biến thể virus SARS-CoV-2?
Theo NY Times, trong 1 năm rưỡi qua kể từ khi Covid-19 bùng phát, hành vi của con người đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ biến thể virus nào trong việc định hình diễn biến của đại dịch.

Khả năng lây truyền của các biến thể virus

Các chuyên gia y tế đang đưa ra cảnh báo về biến thể Delta có khả năng lây truyền cao và gây tử vong cao hơn bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 nào khác đã xuất hiện cho tới nay. Biến thể Delta đang làm cuộc chiến chống đại dịch trở nên gian nan hơn khi khiến số ca mắc Covid-19 ở nhiều nước gia tăng.

Tuy nhiên, các biến thể mới có gây ra rủi ro đáng kể hay không vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời. Các nhà virus học lo ngại rằng, việc hiểu nhầm các biến thể và rủi ro mà chúng gây ra có thể gây ra sự hỗn loạn và hoang mang đối với người dân.

Khi virus SARS-CoV-2 lây lan trên toàn cầu, bộ gen của nó đã đột biến đúng như quá trình phát triển của bất kỳ loại virus nào. Những đột biến này có thể ảnh hưởng đến “độ mạnh” và khả năng lây lan của virus. Một số đột biến có thể làm suy yếu virus nhưng một số đột biến khác sẽ làm virus trở nên mạnh hơn.

Khi một biến thể của virus trở nên mạnh hơn, nó sẽ cạnh tranh với các biến thể yếu hơn, và Delta không phải là biến thể đầu tiên đánh bại các phiên bản virus trước đó. Trước đó, có biến thể Alpha từng thống trị ở Anh và biến thể Gamma chiếm ưu thế ở Brazil. Việc xuất hiện các biến thể không phải là điều xảy ra đối với duy nhất virus SARS-CoV-2.

Việc một biến thể thay thế một biến thể khác không đồng nghĩa với việc nó có khả năng lây lan nhanh hơn và gây tử vong cao hơn cho những người mắc bệnh. Theo NY Times, trong 1 năm rưỡi qua kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hành động của con người đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ biến thể nào trong việc định hình diễn biến của đại dịch.

Virus SARS-CoV-2 đột biến lây lan theo nhiều cách. Mặc dù các nhà khoa học tập trung nghiên cứu những thay đổi trong các protein đột biến của virus, virus cũng có thể duy trì những thay đổi trong các protein khác. Những thay đổi như vậy có thể cho phép virus nhân bản dễ dàng hơn hoặc né tránh hệ thống miễn dịch. Chúng thậm chí có thể cho phép virus tồn tại lâu hơn trong hốc mũi của con người.

Việc xác định tác động của một loại virus đột biến đòi hỏi phải có những nghiên cứu quan trọng trong phòng thí nghiệm. Đôi khi, kết luận ban đầu về một biến thể có thể không chính xác. Khi biến thể D614G xuất hiện vào năm 2020, một số nhà khoa học tin rằng những thay đổi đối với protein đột biến của virus khiến virus dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu sau đó cho thấy không phải như vậy. Mỗi khi có sự thay đổi trong protein đột biến được xác định, nhiều chuyên gia cho rằng biến thể này có độc lực cao hơn và “đáng lo ngại”. Nhưng liệu một biến thể bất kỳ có khả năng lây truyền cao hơn hoặc gây ra tình trạng bệnh nặng hơn hay không vẫn là điều chưa được kiểm chứng nghiêm ngặt.

Hành động của con người thay đổi diễn biến Covid-19 như thế nào?

Hiện tại, các kết luận về khả năng lây truyền của biến thể phần lớn được căn cứ vào mức độ lan rộng của biến thể. Một biến thể có thể được coi là dễ lây lan hơn khi nó chiếm tỷ lệ cao hơn trong số các ca mắc bệnh mới. Delta hiện là biến thể phổ biến nhất ở Ấn Độ và Anh, chiếm hơn 90% các số mắc Covid-19 mới và hơn 20% các ca nhiễm virus mới ở Mỹ. Nhưng không phải tất cả các nhà virus học đều đồng ý rằng số liệu thống kê như vậy là đủ để tuyên bố một biến thể là dễ lây lan hơn. Chỉ có một điều rõ ràng là Delta có thể là biến thể đang "vượt trội" vào thời điểm hiện tại.

Để xác định sự gia tăng khả năng lây lan và khả năng virus lan truyền từ người này sang người khác, cần có nhiều nghiên cứu hơn là con số thống kê tỷ lệ lây nhiễm.

Theo NY Times, những thay đổi trong hoạt động của con người góp phần làm gia tăng số ca mắc bệnh, chẳng hạn như việc di chuyển, không đeo khẩu trang, không tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và điều quan trọng nhất hiện nay là không tiêm chủng đủ liều. Những điều này thường không được xem xét trong các cuộc thảo luận về các biến thể.

Số ca mắc Covid-19 cao đột biến ở Ấn Độ, Nigeria và những quốc gia khác không hoàn toàn do khả năng lây lan của một biến thể mà phần lớn do người dân lơ là các biện pháp phòng dịch, dân số đông đúc và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Nếu người dân ở trong tình huống có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, có thể họ sẽ nhiễm biến thể đang lây lan nhiều nhất trong khu vực. Hiện tại, ở nhiều quốc gia, biến thể đang chiếm "thế thượng phong" nhất là Delta.

Điều quan trọng là những người nhiễm biến thể SARS-CoV-2 sẽ không hoàn toàn phát triển tình trạng bệnh nặng hơn hoặc có nguy cơ tử vong cao hơn. Bên cạnh đó, điều cần thiết là người dân cần phải tiêm vaccine Covid-19.

Các loại vaccine Covid-19 đã được phát triển có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng và tử vong do tất cả các biến thể gây ra, bao gồm cả biến thể Delta. Mặc dù vậy, không phải lúc nào vaccine cũng có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm, nhưng chúng có tác động đáng kể trong việc giảm sự lây lan của virus và nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những người chưa được tiêm chủng có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn và dễ bị tổn thương hơn do bất kỳ biến thể nào của SARS-CoV-2.

Trong đại dịch, mọi người muốn có câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi các biến thể nguy hiểm như thế nào? Việc cung cấp câu trả lời chính xác có thể đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu. Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 đang trên một quỹ đạo liên tục của việc gia tăng khả năng lây truyền và độc lực. Theo NY Times, hiện tại vaccine Covid-19 vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chấm dứt đại dịch./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Trận đánh' cân não thực hiện ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên ở Việt Nam (09-10-2024)
    VNVC và Sanofi ký kết tiến tới hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam (09-10-2024)
    Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên (07-10-2024)
    Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khỏe mạnh (02-10-2024)
    Nữ đại úy hiến tặng đôi giác mạc khi qua đời, giúp 2 người tìm thấy ánh sáng (30-09-2024)
    Đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà (24-09-2024)
    21 học sinh nghi bị ngộ độc từ trà sữa trong liên hoan Trung thu (16-09-2024)
    3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão (16-09-2024)
    Cấp cứu thành công 7 trường hợp nguy kịch vì khí CO (11-09-2024)
    Chuyển đổi 'chứng chỉ' hành nghề y sang 'giấy phép' hành nghề (08-09-2024)
    Lấy được cục máu đông gây đột quỵ dài chưa từng thấy (31-08-2024)
    Tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe (31-08-2024)
    Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi? (31-08-2024)
    TPHCM lần đầu tiên công bố dịch sởi (27-08-2024)
    Nữ bác sĩ nước ngoài nhận hối lộ của hàng trăm bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tháng (27-08-2024)
    Ca lấy, ghép tạng đặc biệt ở Hà Nội: Sức khỏe hai bệnh nhân tiến triển tốt (25-08-2024)
    Hàng chục y bác sĩ của 3 bệnh viện cúi đầu tri ân người đàn ông trẻ xấu số (24-08-2024)
    Nam thanh niên ngưng thở sau khi được gây tê nhổ răng (17-08-2024)
    Người đàn ông tự đi xe khách xuống Hà Nội để vào viện cấp cứu (16-08-2024)
    An toàn thực phẩm: Phát hiện hóa chất perchlorate trong thực phẩm và nước tại Mỹ (16-08-2024)

Các bài viết cũ:
    Có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không? (27-06-2021)
    GAVI bổ sung ngân sách đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine (25-06-2021)
    Nhật tuyên bố viện trợ hàng triệu liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á (25-06-2021)
    WHO sẽ cử chuyên gia giúp Việt Nam sản xuất vaccine (24-06-2021)
    Campuchia triển khai chiến dịch tiêm chủng tại các tỉnh (23-06-2021)
    Ấn Độ phát hiện biến chủng mới (23-06-2021)
    Đại học Anh nghiên cứu dùng thuốc tẩy giun trị COVID-19 (23-06-2021)
    Từng nguy kịch, hai bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục (23-06-2021)
    Phnom Penh thí điểm điều trị bệnh nhân Covid-19 triệu chứng nhẹ ở nhà (22-06-2021)
    COVID-19: Hàn Quốc đẩy mạnh giám sát và phân tích biến thể mới (22-06-2021)
    Đề nghị Anh hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung, công nghệ vắc-xin (22-06-2021)
    Việt Nam-Singapore tiến tới công nhận lẫn nhau về chứng chỉ vaccine, hợp tác kinh tế số (22-06-2021)
    Kiến nghị Thủ tướng xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nanocovax (22-06-2021)
    1.000 tình nguyện viên đã tiêm thử nghiệm mũi 1 vắc-xin Covid-19 Nano Covax (22-06-2021)
    Kết quả thử nghiệm vắc xin Nanocovax, nhiều tín hiệu khả quan (21-06-2021)
    Không nên chờ đợi, trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 (21-06-2021)
    Philippines ký hợp đồng mua 40 triệu liều vaccine Pfizer (21-06-2021)
    Tiêm kết hợp 2 loại vaccine và tiêm tăng cường liều ba sẽ ngừa nhiễm tốt hơn? (21-06-2021)
    Người lớn tiêm vaccine COVID-19 hết, trẻ em có thể trở thành 'nạn nhân' của biến thể Delta (21-06-2021)
    Việt Nam dự kiến sản xuất 100 triệu liều vaccine Nano Covax mỗi năm (21-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155997320.