Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Israel tiếp tục không kích nhiều khu vực ở Liban và Dải Gaza
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công du nước ngoài đầu tiên
    Tin Cộng Đồng
WHO bắt đầu sơ tán hơn 100 bệnh nhân nguy kịch khỏi dải Gaza
    Tin Hoa Kỳ
Xả súng ở trường đại học Mỹ, 1 người chết
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ trẻ Lê Phương qua đời vì tai nạn giao thông
    Văn Học
Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Ai nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer?
Vaccine Covid-19 của Pfizer là số ít trên thế giới cho phép sử dụng ở trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, WHO khuyến cáo hai nhóm người không nên tiêm loại vaccine này.

Sáng 7/7, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã tiếp nhận lô vaccine phòng Covid-19 Comirnaty của Pfizer/BioNTech gồm 97.110 liều. Đây là lô vaccine Covid-19 của Pfizer đầu tiên về Việt Nam.

Trước đó, nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những khuyến nghị khi sử dụng vaccine trên.

Ai nên được tiêm phòng?

Theo SAGE, vaccine Covid-19 mRNA của Pfizer-BioNTech an toàn và hiệu quả. Trước nguồn cung cấp vaccine khan hiếm, nhóm khuyến cáo các nước nên ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao trước, sau đó là người cao tuổi. Cuối cùng là tiêm đại trà cho các nhóm người dân còn lại.

Tài liệu của WHO nêu rõ vaccine Pfizer/BioNTech an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền.

Do đó, nhóm chuyên gia của tổ chức này khuyến cáo các bệnh nhân bị tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan hoặc thận cũng như bệnh truyền nhiễm mạn tính khác đã ổn định nên tiêm vaccine sớm. Ngoài ra, người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV cũng nên xem xét việc tiêm phòng.

Với những người từng mắc Covid-19, WHO cho rằng vẫn nên tiêm. Tuy nhiên, nguồn cung cấp vaccine hạn chế, bệnh nhân đã khỏi Covid-19 có thể hoãn tiêm trong 6 tháng kể từ thời gian bị lây nhiễm nCoV.

Vaccine của Pfizer/BioNTech được đánh giá có hiệu quả ngay cả với phụ nữ đang cho con bú. Do đó, WHO khuyến cáo người đang nuôi con bằng sữa mẹ vẫn nên tiêm phòng. Các bà mẹ cũng không cần phải dừng cho con bú với lý do tiêm vaccine Covid-19.

Người không nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer

Theo tài liệu của WHO, những trường hợp sau đây không nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer:

- Người có tiền sử dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine

- Trẻ em dưới 12 tuổi

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine của Pfizer?

Phụ nữ mang thai là nhóm cần xem xét kỹ khi tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo các bà bầu vẫn nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer vì lợi ích mang lại lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Nhóm chuyên gia cũng cho rằng chúng ta không nên trì hoãn mang thai với lý do tiêm vaccine Covid-19.

Trẻ vị thành niên có được tiêm vaccine của Pfizer?

Thử nghiệm giai đoạn 3 ở trẻ 12 - 15 tuổi cho thấy vaccine có hiệu lực cao và an toàn ở nhóm tuổi này. Do đó, nhà sản xuất Pfizer/BioNTech đã mở rộng chỉ định được tiêm vaccine này từ 16 thành 12 tuổi trở lên. Đây cũng là số ít vaccine đã thử nghiệm lâm sàng và cho phép trẻ vị thành niên tiêm chủng.

WHO khuyến cáo các nước nên cân nhắc việc sử dụng vaccine Covid-19 này cho trẻ 12-15 tuổi khi các nhóm ưu tiên khác đạt tỷ lệ tiêm chủng cao.

Liều dùng vaccine của Pfizer như thế nào?

Vaccine mRNA hoạt động dựa trên cơ chế dạy các tế bào cơ thể người tạo ra một loại protein hoặc một phần của protein, có nhiệm vụ kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Kết quả của phản ứng miễn dịch này là kháng thể, bảo vệ chúng ta không bị nhiễm bệnh nếu virus thực sự xâm nhập vào cơ thể người.

Vaccine mRNA sẽ hướng dẫn cho các tế bào cơ thể người sản xuất những "mảnh" vô hại mang tên protein đột biến. Loại này được tìm thấy trên bề mặt của SARS-CoV-2.

Khi vaccine mRNA được tiêm vào cơ thể, chúng sẽ nằm trong hệ miễn dịch, kích thích tế bào tạo ra các mảnh protein đột biến nói trên. Cuối cùng, tế bào sẽ phá vỡ các mRNA và loại bỏ chúng.

Loại vaccine Comirnaty do Pfizer và BioNTech sản xuất có 0,3 ml mỗi liều với 30 mcg vaccine mRNA Covid-19 (bọc trong các hạt nano lipid) và được bào chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

12 ngày sau khi tiêm vaccine Comirnaty mũi đầu tiên, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, để bảo vệ tối đa, người dân phải tiêm đủ 2 liều theo khuyến cáo của WHO.

Thời gian giữa hai mũi tiêm cách nhau 21 - 28 ngày. Hiện tại, WHO không khuyến cáo tiêm kết hợp hai loại vaccine Covid-19 khác nhau.

Vaccine của Pfizer có an toàn không?

Ngày 31/12/2020, WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covid-19 Comirnaty của Pfizer. Đây cũng là loại đầu tiên trên thế giới được WHO phê duyệt.

WHO đã đánh giá kĩ lưỡng chất lượng, sự an toàn, hiệu lực của loại vaccine này và khuyến cáo sử dụng cho người trên 16 tuổi.

Sau khi tiêm vaccine, người dân vẫn cần tuân thủ các quy định phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, giãn cách, không tụ tập, rửa sạch tay, khử khuẩn…

Vaccine này có hiệu lực với các biến chủng mới không?

Vaccine của Pfizer có hiệu lực phòng lây nhiễm nCoV tới 95%. SAGE đã rà soát tất cả số liệu hiện có của vaccine này trong các thử nghiệm trước biến chủng mới. Kết quả cho thấy vaccine của Pfizer có hiệu quả.

Tối 12/6, Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) là cơ sở đề nghị phê duyệt loại vaccine này.

Loại vaccine này có 0,3 ml mỗi liều với 30 mcg vaccine mRNA Covid-19 (bọc trong các hạt nano lipid) và được bào chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

Đây là vaccine Covid-19 thứ 2 được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam, sau AstraZeneca.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cấp cứu sau khi ăn táo đỏ (07-11-2024)
    BV Tâm Anh chẩn đoán và mổ khẩn cứu thai phụ xoắn buồng trứng hiếm gặp (27-10-2024)
    Sớm lập Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM để giải quyết an toàn thực phẩm (14-10-2024)
    'Trận đánh' cân não thực hiện ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên ở Việt Nam (09-10-2024)
    VNVC và Sanofi ký kết tiến tới hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam (09-10-2024)
    Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên (07-10-2024)
    Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khỏe mạnh (02-10-2024)
    Nữ đại úy hiến tặng đôi giác mạc khi qua đời, giúp 2 người tìm thấy ánh sáng (30-09-2024)
    Đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà (24-09-2024)
    21 học sinh nghi bị ngộ độc từ trà sữa trong liên hoan Trung thu (16-09-2024)
    3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão (16-09-2024)
    Cấp cứu thành công 7 trường hợp nguy kịch vì khí CO (11-09-2024)
    Chuyển đổi 'chứng chỉ' hành nghề y sang 'giấy phép' hành nghề (08-09-2024)
    Lấy được cục máu đông gây đột quỵ dài chưa từng thấy (31-08-2024)
    Tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe (31-08-2024)
    Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi? (31-08-2024)
    TPHCM lần đầu tiên công bố dịch sởi (27-08-2024)
    Nữ bác sĩ nước ngoài nhận hối lộ của hàng trăm bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tháng (27-08-2024)
    Ca lấy, ghép tạng đặc biệt ở Hà Nội: Sức khỏe hai bệnh nhân tiến triển tốt (25-08-2024)
    Hàng chục y bác sĩ của 3 bệnh viện cúi đầu tri ân người đàn ông trẻ xấu số (24-08-2024)

Các bài viết cũ:
    Hiệu quả thực tế của vaccine Covid-19 trước sự bùng phát của biến thể mới (06-07-2021)
    Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị như thế nào? (06-07-2021)
    Ấn Độ: Tiêm nước muối, kháng sinh dán nhãn 'vắc xin COVID-19', thu lợi 35.000 đô la (05-07-2021)
    Phần mềm quản lý tiêm vaccine COVID-19 của Ấn Độ gây chú ý (05-07-2021)
    Vaccine bản địa đầu tiên của Ấn Độ đạt hiệu quả 77,8% (03-07-2021)
    Các nước Nam Á nhận được vaccine Moderna ngừa Covid-19 do Mỹ viện trợ (03-07-2021)
    Sáu đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (02-07-2021)
    Làn sóng chống vaccine khiến Đông Nam Á khó đánh bại COVID-19 (01-07-2021)
    Vắc xin Nanocovax: Coi trọng hàng đầu sự an toàn, tính hiệu quả (01-07-2021)
    Tổng thống Putin: Chỉ vaccine mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 (30-06-2021)
    Bộ Y tế đề nghị Ngân hàng thế giới hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam (29-06-2021)
    Hàn Quốc cấp 3 loại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 (29-06-2021)
    EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc (29-06-2021)
    Việt Nam đang gửi kết quả đánh giá vaccine Covivac sang Canada (29-06-2021)
    Biến thể Delta có thể lấn át vaccine COVID-19 (28-06-2021)
    Hành vi con người tác động đến diễn biến Covid-19 lớn hơn biến thể virus SARS-CoV-2? (28-06-2021)
    Có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không? (27-06-2021)
    GAVI bổ sung ngân sách đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine (25-06-2021)
    Nhật tuyên bố viện trợ hàng triệu liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á (25-06-2021)
    WHO sẽ cử chuyên gia giúp Việt Nam sản xuất vaccine (24-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156509295.