Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Nga vô hiệu hóa nhiều UAV hướng vào thủ đô Moskva
    Tin Việt Nam
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống đặc biệt Liên bang Nga-Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu lịch sử Trump-Harris có thể xoay chuyển tình thế, lợi thế của nhà kinh doanh lão luyện có tạo sự khác biệt?
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trước khi đi vào chi tiết về những tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên lãnh thổ Campuchia, cùng ảnh hưởng chính trị với chính quyền đương nhiệm do Thủ tướng Hun Sen cầm đầu. Chúng ta sơ lược ôn lại tiến trình thành lập và địa lý của căn cứ Hải quân Ream do lực lượng Hải quân Hoàng gia Campuchia điều hành. Quân cảng Ream nằm trên bờ Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Sihanoukville, Campuchia.
Có diện tích ước độ 192 mẫu Anh trên phía đông nam của tỉnh Preah Sihanouk. Trước đây hơn thập niên, Hoa Kỳ và Campuchia đã từng thỏa hiệp trong chương trình huấn luyện và hợp tác quốc phòng vào năm 2010. Tuy nhiên sau đó không hiểu vì nguyên nhân nào mà hiệp ước trên được hủy bỏ. Ngược dòng lịch sử khi Lon Nol nắm quyền vào thập niên 1970, căn cứ Hải quân Ream trong tình trạng xuống cấp, không có được hệ thống tu bổ hiệu quả và khả năng sửa chữa rất hạn chế. Cho đến đầu năm 1974, Hải quân Quốc gia Khmer và Hải quân Hoàng gia Anh đã cải thiện và tân trang dụng cụ tân tiến. Ví dụ như họ đã mua lại một số chiến cụ bao gồm 20 chiếc PCF trang bị radar, và một số tàu tuần tra trên khu vực Sihanoukville. Nâng cấp thiết bị, mua thêm nhà máy phát điện, tái thiết lại bãi đậu v.v..

Sau nhiều biến cố lịch sử từ thời Lon Nol cho đến chế độ diệt chủng Pol Pot, chính quyền Hun Sen được dựng nên. Từ đó, ảnh hưởng Trung Quốc lớn dần qua nhiều hình thức chính trị, viện trợ kinh tế và tân trang thiết bị quân sự cũng như huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan cho lực lượng Hải quân, Không quân, Thiết giáp. Nền kinh tế của Campuchia đã thật sự hoàn toàn lệ thuộc vào Bắc Kinh. Cho đến mùa Xuân năm 2019 Hải quân PLA (People’s Liberation Army) đã được chính quyền Campuchia bí mật cho phép Hải quân Trung Quốc độc quyền tiếp cận 1/3 căn cứ Ream thời gian 30 năm, sau đó tự động gia hạn thêm 10 năm nữa không có điều kiện đi kèm. Trong thỏa thuận nầy Trung Quốc được quyền tập trung binh sĩ, tích trữ các vũ khí không phân biệt lớn hay nhỏ, kể cả vũ khí bắn ở tầm xa và neo đậu tàu chiến không giới hạn. Đây là căn cứ Hải quân quan trọng bảo vệ mạng sườn về hướng Nam trên Biển Đông, sau căn cứ Djibouti được mở cửa vào năm 2017 của Bắc Kinh.Thỏa thuận trên hoàn toàn đi ngược lại tinh thần hiến pháp Campuchia và điều khoản trong văn kiện Hòa Bình được ký kết tại Paris vào năm 1991, không cho phép bất kỳ lực lượng quân đội nước ngoài thành lập căn cứ hay trú đóng trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp. Sự tồn tại của thỏa thuận trên đã bị chính quyền Hun Sen khai tử, do bởi lời hứa hẹn Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ ông trong vai trò Thủ tướng. Sự hiện diện quân đội Trung Quốc trên cảng Ream đã bị Sam Rainsy, nguyên lãnh đạo đảng Cứu Quốc Campuchia lên án trước Tòa án Tối cao Campuchia.

Hải quân Trung quốc trên Quân cảng Ream là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định trong khu vực. Đặc biệt Việt Nam. Kế hoạch quân sự hóa bờ biển Campuchia kết hợp với các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nạo vét quanh căn cứ để tiếp nhận các tàu lớn nhằm phục vụ cho dự án đầu tư của người Trung Quốc, trên lý thuyết, nhưng thực tế hoàn toàn có mục đích chính trị và quân sự, kinh qua chiêu bài viện trợ chương trình nhân đạo, nhà thương, trường học, xa lộ và thành lập viện Khổng Tử nhằm truyền bá văn hóa Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, Trung Quốc muốn gạt bỏ chứng tích người Mỹ bằng cách triệt phá những căn cứ lớn do Hoa Kỳ tài trợ trước đây.

Các hoạt động trên hải cảng Ream gồm có sân bay, tiếp liệu, tiếp vận và có cả lực lượng Bộ binh của Trung Quốc, mục đích tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, hỗ trợ hành động chiếm đoạt quyền làm chủ Biển Đông và phục vụ quyền lợi kinh tế. Đồng thời đe doạ và áp lực đồng minh của Mỹ. Mặc dầu chính quyền Campuchia đã bác bỏ nguồn tin sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trên hải cảng Ream. Tuy nhiên, Hoa Kỳ khẳng định rằng Trung Quốc đã độc quyền sử dụng căn cứ Ream thông qua hợp đồng hai bên đã ký kết. Đây là căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc hiện nay tại Đông Nam Á, và đây còn là tiền đồn chiến lược quan trọng đứng hàng thứ hai của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh; bà Emily Zeeberg cho biết “Hoa Kỳ lo ngại rằng bất kỳ hành động nào của chính quyền Campuchia khi mời gọi sự hiện diện quân đội nước ngoài trên lãnh thổ của họ sẽ gây rối loạn nền hoà bình và ổn định trong khu vực”. Với diện tích gần 1 cây số vuông, được bao bọc bởi rừng rậm, hầu hết là cây đước che khuất đã được không ảnh cho thấy tại đây Trung Quốc đã đặt nhiều trang thiết bị trong căn cứ Ream. Các giới chức Hoa Kỳ còn cho biết thoả thuận ban đầu, chính quyền Campuchia đã đồng ý cho Trung Quốc xây 2 cầu cảng mới, một cho Trung Quốc, một kia cho Campuchia, và cho phép lính Trung Quốc được mang vũ khí và hộ chiếu Campuchia. Ngược lại người Campuchia phải được phép Trung Quốc mới có thể di chuyển vào khu vực của Trung Quốc trong cảng Ream. Hoa Thịnh Đốn đã tìm kiếm giải pháp để có thể thuyết phục chính quyền Campuchia thay đổi hợp đồng với Bắc Kinh trên cảng Ream. Tuy nhiên niềm hy vọng ấy rất mỏng manh vì Phnom Penh đã được Bắc Kinh cài cấy sinh tử phù rồi. Ngoài cảng Ream chính quyền Hun Sen còn cho phép Trung Quốc sử dụng sân bay khác ở Tỉnh Dara Sakor cách Ream 65 km về hướng Tây Bắc với hợp đồng 99 năm, hiện nay do công ty tư nhân Trung Quốc thi công.

Sân bay Dara Sako có phi đạo dài 3,5 km, đủ rộng và dài để máy bay Boeing 747 hay Airbus A380 hạ, và cất cánh kể cả phi cơ phản lực. Ngoài ra sân bay còn thiết lập đường băng cần thiết cho việc cất cánh cũng như hạ cánh khẩn cấp của máy bay quân sự. Phi trường Dara Sako có thể xử dụng cho các phi vụ tấn công Việt Nam, Thái Lan, Singapore và yểm trợ mọi xung đột trên Biển Đông. Chính vì mang tính chiến lược của phi trường Dara Sakor cho nên Bắc Kinh đã thoả thuận viện trợ cho Campuchia với số tiền lên đến 4 tỉ yuan tương đương với 587.6 triệu Mỹ kim trong 3 năm.

Vào năm 2017, Bắc Kinh lần đầu tiên mở căn cứ quân sự ở Đông Phi Djibouti. Mục đích phi trường nầy yểm trợ cho các hoạt động tại Phi châu và Ấn Độ Dương. Hiện nay với căn cứ Ream và phi trường Dara Sakor sẽ là tiền đồn cho khu vực Biển Đông và các quốc gia Đông Nam Á. Mặc dầu chính phủ Campchia luôn luôn phủ nhận. Nhưng vệ tinh đã chứng minh tất cả các hoạt động của Bắc Kinh trên cảng Ream và phi trường Dara Sakor. Ngoài căn cứ quân sự trên, hiện nay nền kinh tế Campuchia đã lệ thuộc vào Trung Quốc lên đến 75%, chưa kể tỷ lệ người Trung Quốc làm ăn, buôn bán và định cư trên xứ Chùa Tháp lên đến 62% dân số. Như thế, theo bản thống kê hiện nay trong vòng từ 5 năm đến 10 năm nữa dân số Trung Quốc trên xứ Chùa Tháp sẽ đông hơn dân số người bản địa (Campuchia). Có lẽ đây là tin đáng buồn cho dân tộc Campuchia sau nầy mà người chịu trách nhiệm với lịch sử không ai khác hơn chính Hun Sen, một kẻ vong ân bội nghĩa đối với Việt Nam.

Đối với Hoa Kỳ, các nhà phân tích cho rằng quân cảng Ream và phi trường Dara Sakor không những chỉ uy hiếp vùng Đông Nam Á hay các quốc gia lân cận, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt trên Biển Đông. Nhận định trên phù hợp cùng với quan niệm của ông Charles Edel, cựu cố vấn Ngoại trưởng Mỹ, hiện nay là phân tích gia cho Australia cho biết “về cơ bản họ có một vành đai tam giác trên toàn bộ lục địa Đông Nam Á”. Trước đây Ream đã từng là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, vì vị trí chiến lược của nó. Sau 1975, Trung Quốc viện trợ kinh tế, xây dựng nhà thương, xây cầu, mở rộng xa lộ, tân trang thiết bị quân đội, nâng cấp quân cảng Ream và phi trường Dara Sakor. Đặc biệt, đem công nhân Trung Quốc vào thường trú khắp các tỉnh thành Campuchia.

Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và phi trường Dara Sakor là căn cứ tiếp liệu, vận chuyển, tu bổ kể cả hậu phương cho mọi biến động trên Biển Đông và vùng Đông Nam Á. Do đó, các chuyên gia quân sự cho rằng muốn chế ngự lại sức mạnh Trung quốc trên 2 căn cứ trên Hoa Kỳ cần phải có Okinawa, Subic Bay và Vịnh Cam Ranh. Cả 3 vị trí nầy sẽ là con át chủ bài ngăn chận các hoạt động trên quân cảng Ream và phi trường Dara Sakor. Do đó, trước sức ép và tham vọng của Bắc Kinh, Việt Nam chúng ta có lẽ nên xét lại vai trò của Vịnh Cam Ranh để phù hợp với “trào lưu tiến hoá” trên thế giới hiện nay./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)

Các bài viết cũ:
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155456865.