Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Tàu chở dầu gặp sự cố ở kênh đào Suez, giao thông đường thủy toàn cầu gián đoạn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Australia Anthony Albanese kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nhiều khách sạn chỉ nhận khách ở ít nhất 2 ngày
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Brad Pitt tố Angelina Jolie cố tình trả thù
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Công Nghệ
Tại sao 'Thiên nga trắng' Tu-160 là máy bay ném bom mạnh nhất thế giới?
Tu-160 của quân đội Nga được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất, nhanh nhất và mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất trong khu vực quân sự và vùng địa lý xa xôi.

Cách đây 40 năm, chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược “Thiên nga trắng” Tu-160 đã diễn ra. Sáu năm sau, ngành công nghiệp Liên Xô bắt đầu trang bị loại máy bay huyền thoại này cho quân đội. Theo các tính năng chung, Tu-160 vượt trội đáng kể đối thủ cạnh tranh là B-1 Lancer của Mỹ, và vẫn giữ được vị thế của dòng máy bay tấn công lớn nhất và mạnh nhất thế giới.

Gần đây, cùng với việc khởi động quá trình hiện đại hóa và tiếp tục sản xuất, “Thiên nga trắng” Tu-160 đang “hồi sinh”. Theo các chuyên gia, việc cung cấp các phương tiện cập nhật mới cho quân đội sẽ nâng cao đáng kể tiềm lực của lực lượng hàng không tầm xa Nga.

Lịch sử phát triển

Ngày 18-12-1981, nguyên mẫu của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 lần đầu tiên đã cất cánh, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành chế tạo Liên Xô lúc bấy giờ. Máy bay được điều khiển bởi phi hành đoàn giàu kinh nghiệm, dưới sự chỉ huy của phi công Boris Veremey của Nhà máy Hàng không Kazan và Cục Thiết kế Tupolev.

Chiếc máy bay thử nghiệm đã hoạt động ổn định, và đạt được kết quả mong đợi trong các bài kiểm tra. Ba năm sau, phi công Boris Veremey nhận được danh hiệu Anh hùng Liên Xô “vì làm chủ được các thiết bị quân sự mới”.

Theo đề xuất của các phi công, các nhà thiết kế đã thực hiện một số thay đổi đối với hệ thống điều khiển. Tháng 10-1984, các cuộc thử nghiệm của chiếc Tu-160 tiếp theo được tiến hành. Từ tháng 4-1987, máy bay ném bom chiến lược này bắt đầu được đưa vào các đơn vị chiến đấu của Lực lượng Phòng không Liên Xô.

Tại Liên Xô lúc này, máy bay ném bom Tu-160 được đặt tên là “Thiên nga trắng”, còn theo phân loại của NATO là “Blackjack”. Trong quá trình hoạt động, Tu-160 đã lập 44 kỷ lục thế giới.

Vào những năm 1990, có một truyền thống đã hình thành khi mỗi chiếc Tu-160 rời khỏi xưởng lắp ráp đều được đặt theo tên các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học và phi công nổi tiếng.

Theo đó, một số máy bay Tu-160 được đặt theo tên của phi công huyền thoại Boris Veremey, thiết kế trưởng của dự án là Valentine Bliznyuk, hay nhà thiết kế máy bay Nga Andrey Tupolev và người phát triển động cơ cho Tu-160 là Nikolai Kuznetsov.

Máy bay mạnh nhất

Hiện nay, Tu-160 của quân đội Nga được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất, nhanh nhất và mạnh nhất trên thế giới. Theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay ném bom này được thiết kế để tiêu diệt “các mục tiêu quan trọng nhất trong các khu vực quân sự, vùng địa lý xa xôi và nằm sâu trong vùng hậu cứ ở các lục địa”.

“Thiên nga trắng” Tu-160 được chế tạo theo thiết kế cánh thấp tích hợp với một cánh quét biến đổi. Máy bay được trang bị bộ hạ cánh 3 bánh và bộ ổn định khi quay đầu, cùng 4 động cơ được lắp thành cặp ở thân dưới.

Ngoài ra, 2 khoang tải trọng nằm song song với nhau. Vật liệu chính của khung máy bay là titan, hợp kim nhôm nhiệt luyện, hợp kim thép và vật liệu composite. Tu-160 còn được trang bị thiết bị tiếp nhiên liệu đặc biệt hiện đại.

Các chuyên gia cho rằng, nhu cầu về dòng máy bay ném bom này trong Chiến tranh Lạnh là do nhiều yếu tố quyết định, và liên quan đến sự phát triển công nghệ của ngành công nghiệp Liên Xô có thể sản xuất một phương tiện bay siêu thanh trong thời gian dài.

Theo Dmitry Drozdenko, Tổng biên tập Tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc”, bằng cách triển khai dự án Tu-160, Liên Xô đã tìm cách đáp lại việc Mỹ chế tạo ra B-1 Lancer, dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh bay lần đầu tiên vào năm 1974.

Nhìn bề ngoài, cả hai máy bay đều giống nhau do có các giải pháp chung về thiết kế khí động học, nhưng về tính năng, máy bay của Liên Xô vượt trội hơn B-1 Lancer. Theo đó, Tu-160 có tổng thể tốt hơn, tốc độ cao và được trang bị vũ khí tối ưu hơn.

Trọng lượng cất cánh của Tu-160 là 150-275 tấn (so với trọng lượng tối đa của B-1 Lancer là 214,6 tấn), tốc độ tối đa 2.000 km/giờ (so với 1.460 km/giờ của máy bay Mỹ). Tải trọng chiến đấu của máy bay Tu-160 đạt 22,5-45 tấn (so với 34 tấn của B-1 Lancer).

Các nhà thiết kế Liên Xô đã gia tăng khả năng tác chiến của Tu-160 ở trên không trong 15 giờ, và sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm: Bom điều hướng, đạn rơi tự do (kể cả hạt nhân), mìn biển.

Theo chuyên gia Drozdenko, ưu thế tốc độ cao của Tu-160 giúp máy bay có thể né tránh sự truy đuổi và tấn công bằng tên lửa của máy bay chiến đấu đối phương, cũng như dễ xâm nhập vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không của đối thủ.

“Tu-160 được xem là dòng máy bay đột phá. Độ quét biến đổi cho phép gấp cánh, giảm diện tích bề mặt cản trở các dòng không khí. Các phi công chuyển động cơ sang chế độ đốt cháy sau và máy bay đạt tốc độ bay mà những kẻ săn đuổi không thể vươn tới được”, ông Drozdenko giải thích.

“Thiên nga trắng” Tu-160 được sản xuất cho đến năm 2000. Trong thời kỳ này, 36 chiếc đã được chế tạo. Đến năm 2007, tất cả các máy bay hàng không tầm xa của Nga dừng thực hiện các chuyến bay chuyên biệt. Theo các chuyên gia, sự gia tăng mâu thuẫn chính trị với Mỹ và châu Âu đã buộc Moscow phải thay đổi quan điểm về chức năng của các máy bay ném bom chiến lược.

Hiện nay, với việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, Tu-160 vẫn xuất hiện đều đặn ở khu vực Chukotka, ở Bắc Cực, gần biên giới phía Bắc của Na Uy, Đan Mạch và Anh. Tất cả các chuyến bay gần biên giới nước ngoài đều diễn ra trên vùng biển trung lập.

Trong nhiệm vụ chiến đấu, các phi hành đoàn Tu-160 thường thực hành nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không. Thông thường, quá trình chuyển nhiên liệu mất ít nhất 40 phút. Máy bay nhận nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu thông qua thiết bị đặc biệt, cho phép nó bay thêm 8.500 km.

Nhờ được tiếp nhiên liệu, Tu-160 có khả năng ở trạng thái trực chiến trong khoảng một ngày. Vào tháng 9-2020, “Thiên nga trắng” Tu-160 đã thiết lập kỷ lục thế giới khi bay liên tục 25 giờ 25 phút trên không, di chuyển hơn 20.000 km.

Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển Tu-160 là sự xuất hiện trong kho vũ khí loại tên lửa hành trình tầm xa X-101/102 do Phòng thiết kế chế tạo Raduga phát triển.

Loại tên lửa này mang đầu đạn nổ phân mảnh cao (ở phiên bản X-101) hoặc đầu đạn hạt nhân (ở phiên bản X-102), với sức công phá tương đương khoảng 400kg TNT và tương ứng từ 250 kiloton đến 1 megaton. Tên lửa có khả năng cơ động, bẻ cong theo địa hình và đảm bảo bắn trúng mục tiêu ở cự ly tới 4.500 km.

Khả năng chiến đấu cao

Những năm gần đây, “Thiên nga trắng” Tu-160 đang trải qua giai đoạn “hồi sinh” lần thứ hai. Năm 2015, lãnh đạo Nga quyết định nối lại sản xuất dòng máy bay ném bom huyền thoại này tại Nhà máy Hàng không Kazan mang tên S.P. Gorbunov. Những máy bay mới được lắp ráp có mã định danh là Tu-160M2.

Bên cạnh đó, các phi đội máy bay Tu-160 cũng đang được hiện đại hóa. Các máy bay đã trải qua chu kỳ nâng cấp tại nhà máy được đặt tên là Tu-160M.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những sửa đổi của “Thiên nga trắng” Tu-160 đều thống nhất ở hệ thống trang thiết bị. Cả 2 phiên bản của máy bay này đều được trang bị các thiết bị điện tử hàng không, trạm radar, hệ thống thông tin liên lạc và tác chiến điện tử hiện đại.

Ngoài ra, những chiếc Tu-160 hiện đại hóa nhận được động cơ NK-32 cải tiến. Tổ hợp máy phát điện cũng được cập nhật, giúp tăng phạm vi bay thêm 1.000 km.

Chuyên gia Dmitry Drozdenko cho rằng, việc tiếp tục sản xuất và khởi động chương trình hiện đại hóa Tu-160 là một quyết định phù hợp. “Tu-160 là một nền tảng chiến đấu không hề lỗi thời... Để đảm bảo khả năng chiến đấu cao hơn nữa của phương tiện, nó cần được trang bị động cơ, thiết bị điện tử và vũ khí tiên tiến hơn”.

Chuyên gia Alexey Leonkov khẳng định, nhờ hệ thống tác chiến điện tử mới nhất, “Thiên nga trắng” Tu-160 cải tiến trở thành loại máy bay được bảo vệ tốt hơn. Ngoài ra, việc tích hợp rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số vào máy bay giúp tăng đáng kể mức độ tự động hóa quy trình điều khiển.

“Trong tương lai, những chiếc máy bay này sẽ thay thế dòng Tu-95 và Tu-160 lỗi thời của đợt sản xuất đầu tiên khi chúng gặp lỗi. Vũ khí chính của “Thiên nga trắng” sẽ là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”, chuyên gia nhấn mạnh. Nhờ quá trình hiện đại hóa đang tiến hành hiện nay, quân đội Nga sẽ gia tăng sức mạnh của lực lượng hàng không tầm xa, là thành phần quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Các lực lượng vũ trang Nga.
DanQuyen.com (Theo qdnd.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vừa nghịch điện thoại vừa cắm sạc, bé trai 7 tuổi bị điện giật tử vong (04-06-2023)
    Tận dụng trợ lý ChatGPT-4 (25-05-2023)
    Xuất hiện hình thức tấn công lừa đảo mới trên không gian mạng (25-05-2023)
    Meta thua trong cuộc chiến pháp lý với EC (24-05-2023)
    Việt Nam đang trên con đường chuyển đổi số (24-05-2023)
    Đâu là ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam? (22-05-2023)
    Samsung, Amazon, Goldman Sachs và loạt công ty cấm nhân viên sử dụng ChatGPT (22-05-2023)
    Lượng nhỏ Okhotnik đủ đe dọa đối thủ (21-05-2023)
    iPhone 15 Pro Max chốt thiết kế camera khác biệt, phiên bản màu đỏ sẽ đặc biệt bắt mắt? (19-05-2023)
    Cuộc đua đưa AI lên thiết bị di động bắt đầu bùng nổ (18-05-2023)
    Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới bằng chiêu mạo danh nhân viên điện lực (17-05-2023)
    Facebook xin lỗi về sự cố tự động kết bạn khi xem 'tường' người lạ (15-05-2023)
    Xe số quốc dân 'uống' 1,53L/100km cập bến đại lý, 'át vía' Honda Future (14-05-2023)
    Facebook gặp lỗi tự động kết bạn khi xem 'tường' người lạ (12-05-2023)
    Chỉ iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max có thay đổi lớn về thiết kế? (12-05-2023)
    Lexus TX lộ diện, quyết đấu với BMW X7 và Mercedes-Benz GLS (10-05-2023)
    Apple ra mắt Final Cut Pro và Logic Pro cho iPad (09-05-2023)
    Trung Quốc đang trở thành nơi 'trú ẩn an toàn' của các nhà sản xuất ô tô (24-04-2023)
    Samsung bồi thường 303 triệu USD do vi phạm bản quyền (22-04-2023)
    Công nghệ pin mới của CATL sẽ phá bỏ giới hạn di chuyển của xe điện (22-04-2023)

Các bài viết cũ:
    Công nghệ in 3D hứa hẹn giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ tại Mỹ (17-12-2021)
    Giới chính trị gia Anh kêu gọi thắt chặt quy định với 'vùng đất vô pháp' Big Tech (14-12-2021)
    Hàn Quốc phát triển công nghệ giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron (13-12-2021)
    Hongkong hướng tới đổi mới Luật Bản quyền (10-12-2021)
    New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS (09-12-2021)
    Google đánh sập mạng lưới đào tiền ảo của tin tặc (08-12-2021)
    Xiaomi xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Bắc Kinh (04-12-2021)
    Hãng màn hình ôtô chiếm 70% thị phần Việt Nam tích hợp trợ lý Kiki (02-12-2021)
    BESPOKE khởi tạo xu hướng thiết kế mới với Giải Vàng tại Diễn đàn Thiết kế Quốc tế (iF) 2021 (24-11-2021)
    Đây là máy đào Bitcoin 'khỏe' nhất hành tinh: Doanh thu 1,2 triệu mỗi ngày, giá bán 238 triệu đồng, tiêu thụ tới 3010W điện (22-11-2021)
    Độc đáo nhà hàng có robot phục vụ xuất hiện lần đầu tiên tại Iraq (22-11-2021)
    Xe tự lái của Apple không có vô lăng (21-11-2021)
    Apple tạo điều kiện để người sử dụng iPhone tự sửa thiết bị (18-11-2021)
    Nền kinh tế số Indonesia có thể dẫn đầu Đông Nam Á vào năm 2025 (16-11-2021)
    Phát triển công nghệ điều khiển máy bay bằng trí não (10-11-2021)
    Microsoft, Nike tham gia cuộc đua vũ trụ ảo (03-11-2021)
    Bí mật từ hồ sơ Facebook và phản ứng của người trong cuộc? (28-10-2021)
    Nissan tiết lộ kế hoạch kết nối ô tô với mọi thứ (24-10-2021)
    Tên lửa Nuri tách tầng thành công, vệ tinh mô phỏng chưa vào quỹ đạo (21-10-2021)
    Ứng dụng NCOVI thông báo sắp bị gỡ khỏi kho ứng dụng (19-10-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147606503.