Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Tổng thống Indonesia Joko Widodo chúc mừng Phật tử nhân Đại lễ Vesak
    Tin Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị OECD, thăm Pháp: Chia sẻ tầm nhìn chung trên con đường phát triển và hội nhập
    Tin Cộng Đồng
Nhiều khách sạn chỉ nhận khách ở ít nhất 2 ngày
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Brad Pitt tố Angelina Jolie cố tình trả thù
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Bạn biết gì về Ngày Quốc tế Thiếu nhi?

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
IEA dự báo phát thải carbon tiếp tục duy trì mức cao
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu điện toàn cầu trong vài năm tới sẽ chậm lại sau mức kỷ lục năm 2021, tuy nhiên lượng phát thải carbon vẫn sẽ cao trong khi nguồn cung năng lượng carbon thấp tăng trưởng chậm.

Báo cáo hàng năm về ngành điện ngày 14/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, nhu cầu điện toàn cầu đã tăng 6%, tương đương với mức 1.500 TWh trong năm 2021. Đây cũng là mức tăng phần trăm lớn nhất kể từ khi thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2010. Trong số các quốc gia, Trung Quốc chiếm khoảng một nửa mức tăng nhu cầu điện toàn cầu năm 2021 với tỷ lệ 10%.

Mặt khác, theo dự báo của IEA, nhu cầu điện toàn cầu sẽ chậm lại trong vài năm tới một khi các biện pháp tiết kiệm năng lượng bắt đầu đi vào hiệu lực và sự phục hồi kinh tế chậm lại. Tới năm 2024, mức tăng trung bình dự kiến sẽ đạt khoảng 2,7%.

Ở giai đoạn 2022-2024, Đông Nam Á dự kiến sẽ là khu vực có nhu cầu điện cao nhất khi mức tăng trung bình được dự báo đạt 5%. Đứng ở vị trí tiếp theo là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc với mức tăng trưởng 4%, mức thấp hơn so với thời kỳ trước đại dịch một chút.

Nhu cầu ở Bắc Mỹ và Mỹ Latin trong cùng giai đoạn đó, được dự đoán sẽ tăng trung bình khoảng 1%. Trong đó, mức tăng phần trăm lớn nhất thuộc về Mexico và Canada với tỷ lệ 3% đến 4% một năm. Với khu vực Châu Âu, mức tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 1,7% vào năm 2022 và sau đó giữ nguyên vào các năm tiếp theo là 2023 và 2024.

Nói về tăng trưởng nguồn cung điện, phần lớn mức tăng trưởng đến năm 2024 được dự kiến sẽ là ở Trung Quốc. Tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia này sẽ chiếm khoảng một nửa tổng mức tăng ròng, tiếp theo là Ấn Độ với 12%, châu Âu là 7% và Mỹ là 4%.

Phát thải khí nhà kính trong năm 2021, từ ngành năng lượng leo lên mức cao kỷ lục 7% sau 2 năm liên tiếp giảm trước đó. Tuy nhu cầu tăng trưởng điện chậm lại kết hợp với các hoạt động sản xuất hạn chế carbon sẽ giúp sự tăng trưởng phát thải khí nhà kính dưới mức 1% giai đoạn 2022-2024, lượng phát thải cần phải giảm mạnh hơn nữa để có thể đạt được trạng thái phát thải ròng bằng 0 năm 2050.

Cùng với đó, ngành điện cần phải có những cải tiến hơn nữa trong hiệu quả năng lượng và nguồn cung carbon thấp của mình nhằm thực hiện vai trò cắt giảm carbon trong ngành năng lượng.

Vấn đề sản xuất nhiên liệu hóa thạch, dự kiến sẽ trì trệ trong ba năm tới trong khi năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng 8% mỗi năm cho đến năm 2024. Cuối cùng, dạng năng lượng xanh này sẽ chiếm hơn 90% tổng tăng trưởng nhu cầu trong giai đoạn đó.

Trưởng nhóm nghiên cứu khí hậu độc lập trên toàn cầu Ember ông David Jones nhận định: "Việc không cung cấp đủ điện sạch để đáp ứng nhu cầu sẽ làm chậm quá trình loại bỏ điện đốt than và khí đốt”. Và đây chính là một sai lầm với khí hậu mà chúng ta không có khả năng bù đắp.

Cùng với đó, những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như giá năng lượng tăng cao vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo báo cáo của cơ quan này, lượng tiêu thụ tăng đột biến cùng với việc nguồn cung cấp khí đốt và than giảm đã khiến giá điện tăng đột biến. Các nhà sản xuất điện, nhà bán lẻ và người dùng cuối đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi xu hướng này, nhất là tại các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Âu và Ấn Độ.

Chỉ số giá của IEA cho các thị trường bán buôn điện chính trong năm 2021 tăng gần gấp đôi so với năm 2020 và tăng 64% so với mức trung bình trong giai đoạn 2016-2020. Ở châu Âu, giá trong quý IV/2021 cao hơn bốn lần so với mức trung bình trong khoảng thời gian 2015-2020.

“Giá điện tăng đột biến trong thời gian gần đây đang gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trên thế giới. Nó cũng có nguy cơ trở thành nguyên nhân dẫn đến căng thẳng xã hội và chính trị”, giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol cho biết. Tuy nhiên, trong những năm tới, IEA không cung cấp chi tiết về nơi mà sự biến động giá có thể tập trung nhiều nhất.
DanQuyen.com (Theo kinhtemoitruong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá tiêu hôm nay 5/6/2023, tiêu Việt xuất khẩu giảm giá mạnh, lượng nhập từ Brazil tăng hơn 60% (04-06-2023)
    BVSC: Lợi nhuận Thế Giới Di Động có thể giảm 80% năm nay (02-06-2023)
    Hơn 800 triệu cây xanh bị đốn hạ vì cơn khát thịt bò của thế giới (02-06-2023)
    Nga ngừng bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tuần (02-06-2023)
    Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Bình Định và Osaka (Nhật Bản) (01-06-2023)
    Mỹ bắt đầu nhận hậu quả vì đóng băng tài sản của Nga (01-06-2023)
    Australia không muốn 'bỏ hết trứng vào một rỏ' Trung Quốc (31-05-2023)
    Các tỷ phú trên thế giới đang nghèo hơn (31-05-2023)
    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói gì về quy chuẩn có thể khiến hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa (31-05-2023)
    Tận dụng 'lỗ hổng' mùa vụ để đẩy mạnh vải Việt sang Trung Quốc (31-05-2023)
    Giá tiêu hôm nay 1/6/2023, nguồn cung ngày càng thu hẹp, thị phần tiêu Việt trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm (31-05-2023)
    Tập trung ưu tiên xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội (31-05-2023)
    Lý do NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp từ đầu năm (29-05-2023)
    Phố Wall mất niềm tin vào việc Fed giảm lãi suất (29-05-2023)
    Thúc đẩy hợp tác địa phương, xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương Việt – Hàn (29-05-2023)
    Việt Nam dần trở thành thị trường lớn cho các doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc (29-05-2023)
    Châu Á có giá thuê văn phòng đắt đỏ nhất thế giới (29-05-2023)
    Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023 (29-05-2023)
    Nghịch lý điện năng vừa thừa, vừa thiếu: EVN nói gì? (29-05-2023)
    Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đối mặt kiện tụng yêu cầu bán tài sản để trả nợ (29-05-2023)

Các bài viết cũ:
    Lào Cai tạm dừng nhận xe chở trái cây tươi đến Cửa khẩu đường bộ Kim Thành (16-01-2022)
    Những quy định mới về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU (16-01-2022)
    Đà bán tháo chứng khoán đã giảm (14-01-2022)
    Khủng hoảng năng lượng: Đồng ý với Mỹ, Trung Quốc mở kho dữ trữ dầu (14-01-2022)
    Đề nghị ngăn chặn Công ty vàng Phước Sơn tận thu 50.000 tấn xái quặng (14-01-2022)
    Cổ phiếu nhóm FLC và bất động sản vẫn bị bán tháo (13-01-2022)
    Hàn Quốc tăng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài trong năm 2022 (13-01-2022)
    Ông Trịnh Văn Quyết bán 'chui' CP FLC: 'Nạn nhân' đầu tiên được hoàn tiền (12-01-2022)
    Trung Quốc mở lại cửa khẩu Hà Khẩu để nhập khẩu trái cây tươi (12-01-2022)
    Cổ phiếu bất động sản đỏ rực sau khi Tân Hoàng Minh chia tay đất vàng Thủ Thiêm (12-01-2022)
    Người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng vụ bán 'chui' cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết (12-01-2022)
    Trường hợp nghi nhiễm COVID-19 ở cửa khẩu Móng Cái, phía Trung Quốc lại dừng thông quan (12-01-2022)
    Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm, đơn vị trả giá thứ hai có cơ hội? (12-01-2022)
    Cổ phiếu FLC bị bán tháo, trao tay kỷ lục gần 155 triệu cổ phiếu (11-01-2022)
    Đồng loạt điều chỉnh, xăng RON95-II lên sát ngưỡng 23.900 đồng (11-01-2022)
    Chuyên gia kinh tế chỉ ra những nguy cơ lớn của châu Á năm 2022 (10-01-2022)
    Số hiệu sách độc lập ở Anh tăng cao (10-01-2022)
    HoSE xác nhận hệ thống gặp lỗi và thông tin bất ngờ phiên thị trường bị 'đơ' chiều 10/1 (10-01-2022)
    Vận chuyển hàng bằng đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu tăng kỷ lục (10-01-2022)
    Các nhà máy điện không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải do EVN đầu tư (10-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147606349.