Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Hezbollah hé lộ cách giăng bẫy ở ngôi làng biên giới khiến Israel tổn thất nặng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ai-len Michael Higgins và nhiều hoạt động quan trọng tại Ai-len
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Khởi động chuỗi tham vấn quốc gia tại Việt Nam hướng tới Stockholm+50
Các cuộc tham vấn quốc gia sẽ xác định các lĩnh vực quan trọng đối với dịch chuyển khí hậu công bằng tại Việt Nam nhằm đạt được các cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26.

Sáng 13/4, tại Tòa nhà Liên hợp quốc ở Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển; Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ khởi động Chuỗi tham vấn quốc gia tại Việt Nam - hướng tới Hội nghị cấp cao toàn cầu về con người và môi trường - Stockholm+50.

Chuỗi tham vấn bao gồm một loạt hoạt động trên toàn quốc cho đến tháng 6 nhằm thu thập ý kiến của người dân Việt Nam gửi tới hội nghị toàn cầu về những thách thức mà con người và hành tinh đang phải đối mặt.

Năm 1972, lãnh đạo từ 113 quốc gia đã tụ họp tại Stockholm, Thụy Điển để tham dự hội nghị lần đầu tiên của Liên hợp quốc về môi trường, con người và đi đến kết luận các hoạt động của con người là yếu tố chính quyết định tương lai của chúng ta.

50 năm sau Hội nghị Stockholm đầu tiên, thế giới đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng toàn cầu bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm và mất đa dạng sinh học, bên cạnh các vấn đề nhức nhối khác, bao gồm cả đại dịch COVID-19.

Năm 2022, để kỷ niệm 50 năm Hội nghị Stockholm 1972 và đẩy nhanh việc thực hiện nhằm đưa ra Chương trình nghị sự 2030, đạt được sự phục hồi bền vững từ COVID-19, trên cơ sở quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc, chính phủ Thụy Điển và chính phủ Kenya sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị cấp cao: “Stockholm+50: Một hành tinh khỏe mạnh cho sự thịnh vượng của tất cả mọi người - trách nhiệm của chúng ta, cơ hội của chúng ta” để xác định những hành động cấp bách, cụ thể mà con người cần triển khai để bảo vệ hành tinh, xây dựng một nền tảng lâu dài, bền vững, vì một tương lai xanh và toàn diện.

Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 2 và 3/6 ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển.

Phát biểu tại sự kiện, dẫn câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme: “Tương lai là của chung. Chúng ta phải chia sẻ cùng nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra tương lai,” Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe nhấn mạnh, câu nói ấy sau 50 năm vẫn còn nguyên giá trị.

Hội nghị Stockholm+50 hướng tới đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và bền vững cần thiết.

Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe cảnh báo thời gian không còn nhiều và những thách thức toàn cầu mà con người phải đối mặt cần được giải quyết bằng một nỗ lực tập thể và hành động của tất cả mọi người.

Hướng tới Stockholm+50, hàng loạt các hoạt động được triển khai rộng khắp trên toàn thế giới để thu thập ý kiến người dân.

Việt Nam là một trong 58 nước tổ chức tham vấn quốc gia với các bên liên quan để cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận diễn ra tại hội nghị cấp cao toàn cầu. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cùng với các đối tác sẽ triển khai một loạt các cuộc tham vấn quốc gia trực tiếp tại Việt Nam.

Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết các cuộc tham vấn quốc gia sẽ xác định các lĩnh vực quan trọng đối với dịch chuyển khí hậu công bằng tại Việt Nam nhằm đạt được các cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

“Các tham vấn sẽ thảo luận ba câu hỏi: Thứ nhất, các giải pháp dựa vào tự nhiên nào sẽ đổi chiều xu hướng môi trường nguy hiểm ở Việt Nam. Thứ hai, các hành động nào sẽ đảm bảo dịch chuyển năng lượng xanh và công bằng, tạo ra các cơ hội bền vững giúp hàng triệu người thoát nghèo. Và thứ ba, đâu là các hành động đòn bẩy sẽ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giải quyết các mô hình tiêu dùng không bền vững khi Việt Nam nhận ra các tiềm năng kinh tế đầy đủ của mình,” bà Caitlin Wiesen phát biểu.

Khuyến nghị từ các cuộc tham vấn sẽ được tổng hợp thành Báo cáo của Việt Nam và góp phần định hình các thông điệp cho hội nghị toàn cầu Stockholm +50 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu mà loài người đang phải đối mặt.

Đáng chú ý, chuỗi tham vấn sẽ dành một phần lớn lấy ý kiến của giới trẻ. Một chuỗi tham vấn quốc gia với giới trẻ Việt Nam sẽ được triển khai để xây dựng một báo cáo nhằm đưa tiếng nói của giới trẻ tới các lãnh đạo quốc gia và toàn cầu.

Chia sẻ thông tin về hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam tại sự kiện, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết và quyết tâm mạnh mẽ trong bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu để phát triển nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát thải ròng bằng không.

Tại sự kiện, các đại biểu đã được xem bộ phim ngắn “Đưa Khủng long đến Đại hội đồng Liên hợp quốc” với nội dung kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động khí hậu cấp bách và quyết liệt hơn nữa, thông qua thông điệp cấp bách: Đừng chọn tuyệt chủng, hãy bảo vệ muôn loài trước khi quá muộn./.
DanQuyen.com (Theo vietnamplus.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ai-len Michael Higgins và nhiều hoạt động quan trọng tại Ai-len (03-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt doanh nghiệp Ireland (03-10-2024)
    Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ (02-10-2024)
    Tổng thống Ireland và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (02-10-2024)
    Việt Nam - Mông Cổ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (30-09-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm gửi điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (30-09-2024)
    Mỹ đón trọng thị, coi trọng chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (28-09-2024)
    Thủ tướng tiếp Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc (28-09-2024)
    Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khuôn khổ ADMM, ADMM+ (26-09-2024)
    Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (26-09-2024)
    Việt Nam - Nga: Tăng cường hợp tác về KHCN và đổi mới sáng tạo (24-09-2024)
    Việt Nam đối mặt với 'đại dịch mới' (24-09-2024)
    Kiểm toán nhà nước Việt Nam dự cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI tại Ấn Độ (23-09-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam (22-09-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên Hợp Quốc (20-09-2024)
    Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam (20-09-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp vì một tương lai tốt đẹp (14-09-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia sớm ký thỏa thuận thương mại gạo (14-09-2024)
    Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui (11-09-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (11-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 26 nhấn mạnh ba ưu tiên cho khu vực (12-04-2022)
    Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt-Nga (08-04-2022)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đại học RMIT Australia (07-04-2022)
    Khai thác tiềm năng hợp tác của doanh nghiệp tỉnh Mazandaran (Iran) với Việt Nam (05-04-2022)
    Diễn biến việc Israel tìm thấy thi thể nghi sinh viên Việt Nam mất tích 6 năm trước (05-04-2022)
    Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội và thủ đô Viêng Chăn (Lào) (04-04-2022)
    Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng cho IPP Air Cargo gia nhập thị trường hàng không (30-03-2022)
    Tăng cường quan hệ Việt Nam-Ấn Độ qua công tác bảo tồn đền tháp Mỹ Sơn (28-03-2022)
    Việt Nam đóng góp tích cực vào thành công chung của IPU-144 (25-03-2022)
    Ngân hàng Thế giới hỗ trợ và đồng hành với giáo dục và đào tạo Việt Nam (25-03-2022)
    Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà (24-03-2022)
    Việt Nam ủng hộ hợp tác kinh tế mạnh mẽ trong không gian Pháp ngữ (24-03-2022)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Cộng hòa Chile (23-03-2022)
    Việt Nam được viện trợ thuốc trị máu chậm đông trị giá 160 tỷ đồng (23-03-2022)
    Bộ trưởng Malaysia: Việt Nam có nhiều tiềm năng đang chờ được khai thác (21-03-2022)
    Việt Nam đối tác tin cậy và quan trọng của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (21-03-2022)
    Thủ tướng Việt Nam và Malaysia hội đàm, chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác (21-03-2022)
    100 container hạt điều xuất sang Italia nguy cơ bị lừa: Bộ Ngoại giao lên tiếng (17-03-2022)
    Việt Nam hoan nghênh sự tham gia của EU trong phát triển vùng Mekong (16-03-2022)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone (16-03-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155899690.