Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Tổng thống Nga gặp cựu chỉ huy Wagner bàn về xung đột ở Ukraine
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Đánh bom ở Pakistan, hơn 100 người thương vong
    Tin Hoa Kỳ
Được trả tự do sau gần 30 năm ngồi tù oan ở California
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Hiệu trưởng Dumbledore của 'Harry Potter' qua đời
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Lớp học tiếng Anh cho trẻ em khó khăn tại chùa Diệu Pháp

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Ba dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng của bệnh tay chân miệng
Chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý ba dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng.

Theo thống kê, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang có chiều hướng gia tăng.

Trong tháng 4 và tháng 5, Bệnh viện ghi nhận có 776 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đến khám, tăng 759 ca so với 2 tháng trước đó. Trong số đó có 114 trẻ phải nhập viện điều trị.

TS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, đặc biệt giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển.

Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).

Tuy nhiên, có một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

Theo TS.Đỗ Thiện Hải, đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

“Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến điều trị kịp thời, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm”, bác sĩ Hải lưu ý.

Bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho rằng các bậc phụ huynh cần chú ý ba dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng.

Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Cụ thể, trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.

Với trường hợp này nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Chia sẻ về 1 số trường hợp bệnh nhi mắc tay chân miệng được đưa vào viện muộn, TS.Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, trước đây, đã có nhiều trường hợp trẻ biến chứng nặng do gia đình không biết nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo 1 cách đáng tiếc.

"Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra", bác sĩ Hải nói.

Cũng theo bác sĩ của Bệnh viện Nhi trung ương, hiện chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Do đó, chú trọng phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ và gia đình.

Để phòng chống tay chân miệng cần chú ý thực hiện các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt, các gia đình khi có con mắc tay chân miệng cần báo ngay cho trường học, nhà trẻ hoặc cơ quan y tế gần nhất để có phương án vệ sinh các bề mặt, dụng cụ mà trẻ đã từng tiếp xúc, đồng thời theo dõi sức khỏe của các bé đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh. Đây cũng là 1 biện pháp cần thiết để phòng bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.
DanQuyen.com (Theo baodautu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nhiều khả năng 2 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ mới đây là các ca bệnh nội địa (26-09-2023)
    Chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo gì khi chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu, đắp nha đam, diếp cá...? (25-09-2023)
    Nữ sinh mắc bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' Whitmore đã tử vong (19-09-2023)
    91 người ngộ độc, Bộ Y tế yêu cầu tạm đình chỉ quán bánh mì Phượng (13-09-2023)
    Nhìn người bị đau mắt đỏ liệu có bị lây bệnh? (11-09-2023)
    Hơn 71.000 ca đau mắt đỏ, TP.HCM gấp rút tìm tác nhân gây bệnh (06-09-2023)
    Bị ong vò vẽ đốt, người mẹ hôn mê và 3 con nhỏ bị thương tích nặng (04-09-2023)
    Hoại tử tay chân do tự tiêm canxi (30-08-2023)
    Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo việc tốn 500.000 đồng khi đăng ký hiến tạng (29-08-2023)
    45% số ca ung thư vú và 58% tử vong do ung thư cổ tử cung toàn cầu là ở Châu Á (22-08-2023)
    Quệt ngón chân xuống đường, 7 ngày sau người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ cứng hàm (21-08-2023)
    Nổ điện thoại khi sạc, người phụ nữ bị vỡ nhãn cầu và cụt ngón tay (09-08-2023)
    Việt Nam được chú ý khi lần đầu xuất khẩu vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi (ASF) (07-08-2023)
    Lô vaccine 5 trong 1 do WHO và UNICEF hỗ trợ về đến Việt Nam (27-07-2023)
    Nữ sinh 17 tuổi ở Hà Nội đứt gân và bị nhiều vết cắt ở cổ tay do dùng máy xay đa năng (26-07-2023)
    Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám định hài cốt (25-07-2023)
    Đến địa chỉ bán xôi để tiêm filler, chàng trai phải cấp cứu ở 2 bệnh viện (20-07-2023)
    Ba người lần lượt tử vong sau bữa cơm tối tự nấu ở nhà (20-07-2023)
    Bà ngoại 50 tuổi bất ngờ phát hiện mang thai tự nhiên (19-07-2023)
    WHO cảnh báo chất tạo ngọt aspartame 'có thể' gây ung thư (16-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Sự trở lại nguy hiểm và bất thường của nhiều virus hậu COVID-19 (30-05-2022)
    WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không gây nguy cơ nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu (30-05-2022)
    Niềng răng bao lâu siết một lần? Có bị hóp má khi niềng không? (27-05-2022)
    ECDC: Thú cưng có thể là vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ (27-05-2022)
    Tại sao Việt Nam không sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết? (25-05-2022)
    Những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong phổi (25-05-2022)
    Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào? (23-05-2022)
    Suốt 7 tháng không nói được sau mắc COVID-19 (17-05-2022)
    Giới chuyên gia thế giới khẩn trương nghiên cứu bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em (17-05-2022)
    Người nhiễm Omicron ít bị nhiễm biến thể khác nếu đã tiêm vaccine (16-05-2022)
    Bộ Y tế Malaysia cấp phép cho thuốc tiêm chống lây nhiễm COVID-19 (13-05-2022)
    Tuyến lệ 3D giúp chữa bệnh khô mắt? (13-05-2022)
    WHO giải mã sự liên hệ giữa COVID-19 với bệnh viêm gan lạ ở trẻ em (11-05-2022)
    Thực phẩm giảm cân càng nhanh, càng nguy hiểm (10-05-2022)
    Indonesia ghi nhận 15 ca mắc bệnh viêm gan lạ ở trẻ em (09-05-2022)
    Hiệu quả của vaccine trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (05-05-2022)
    Nguy cơ tái nhiễm COVID-19 khi biến thể Omicron biến đổi không ngừng (04-05-2022)
    Xuất hiện ca tử vong tại Đông Nam Á vì bệnh viêm gan bí ẩn (02-05-2022)
    Australia xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể dòng phụ BA.4 của Omicron (29-04-2022)
    Nỗ lực giải mã mối liên quan tiềm ẩn giữa COVID-19 và bệnh Alzheimer (25-04-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149144264.