Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Đức ra lệnh đóng cửa 4 trong số 5 lãnh sự quán Nga
    Tin Việt Nam
Những nhà hàng tại Hà Nội và TPHCM đầu tiên được gắn sao Michelin sắp được công bố
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Phía Yoo Ah In yêu sách đòi có lối đi riêng vào cơ quan điều tra
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Bạn biết gì về Ngày Quốc tế Thiếu nhi?

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
Theo chuyên gia WB, các hạn chế xuất khẩu có nguy cơ làm trầm trọng hơn đà tăng giá lương thực toàn cầu, gây hiệu ứng domino: cuộc khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn khi các nước khác có bước đi tương tự.

Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine tháng 2/2022, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế và gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo lực ở một số nước đang phát triển.

Tháng trước, Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng rút lại quyết định "giải cứu" thế giới bằng lương thực của mình. Ấn Độ vốn chỉ xuất khẩu một lượng bột mỳ rất hạn chế, dành hầu hết sản lượng phục vụ nhu cầu của 1,4 tỷ dân trong nước.

Ngày 12/5, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo chuẩn bị cử phái đoàn đến 9 quốc gia để xuất khẩu một lượng kỷ lục 10 triệu tấn bột mỳ trong tài khóa hiện nay, tăng mạnh so với mùa vụ trước. Nhưng tình hình đã nhanh chóng thay đổi.

Trước tiên là số liệu giảm sản lượng lúa mỳ đầu tháng Năm do đợt nắng nóng bất thường ảnh hưởng đến mùa màng. Sau đó là dữ liệu ngày 12/5 cho thấy lạm phát ở nước này đã lên tới gần mức cao nhất trong 8 năm do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao vì xung đột tại Ukraine.

Lo ngại nguy cơ lạm phát tăng - vấn đề từng làm lung lay chính phủ tiền nhiệm của đảng Quốc đại năm 2014, Văn phòng Thủ tướng Modi ngày 13/5 đã chỉ đạo Bộ Thương mại lập tức “hãm phanh” xuất khẩu lúa mỳ.

Một nguồn tin cho biết chính dữ liệu về lạm phát nói trên đã khiến chính phủ đưa ra mệnh lệnh ngay trong đêm nhằm cấm xuất khẩu lúa mỳ.

Từ Delhi đến Kuala Lumpur, Buenos Aires đến Belgrade, các chính phủ liên tiếp áp đặt các biện pháp hạn chế, vào đúng lúc nền kinh tế đang bị ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19 cộng thêm nhiều nhân tố như thời tiết cực đoan và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, làm gia tăng nạn đói trên khắp thế giới đến mức chưa từng thấy.

Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP) hồi tháng 4 cho rằng số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trong đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2019, lên 276 triệu người tại 81 quốc gia, trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. WFP dự báo căng thẳng Nga-Ukraine, hai nước sản xuất nông nghiệp lớn của thế giới, sẽ làm gia tăng con số trên thêm ít nhất 33 triệu, hầu hết ở vùng nam sa mạc Sahara châu Phi.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nước thành viên có thể áp đặt cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực hoặc các sản phẩm khác nếu nước mình trong tình trạng “khan hiếm nghiêm trọng” loại sản phẩm đó.

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal tháng trước cho biết ông đã tiếp xúc với các quan chức WTO và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giải thích rằng Ấn Độ cần ưu tiên an ninh lương thực của mình, ổn định giá cả trong nước.

Nhưng chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) Michele Ruta phân tích các hạn chế xuất khẩu đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn đà tăng giá lương thực toàn cầu, gây hiệu ứng domino: cuộc khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn khi các nước khác có bước đi tương tự.

Nhiều chuyên gia kinh tế khác nhận định cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay đang nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008, vốn xuất phát từ các nguyên nhân như hạn hán, dân số tăng, tiêu dùng lúa mỳ tăng ở các nước đang phát triển và việc tăng sử dụng lương thực làm nhiên liệu. Lần này sẽ khó tìm được nguồn cung thay thế.

Nga và Ukraine đóng góp khoảng 28% lượng lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu, 15% lượng ngô và 75% lượng dầu hướng dương trong mùa vụ năm 2020/21.

Trong khi đó, hạn hán ở Mỹ dự kiến có thể làm giảm sản lượng lúa mỳ vụ Đông, và những trận mưa đá, gió mạnh và mưa lớn trong tháng này sẽ làm giảm sản lượng lúa mỳ ở Pháp. Khí hậu khô ở Argentina - nước xuất khẩu lúa mỳ đứng thứ 6 thế giới - cũng làm giảm dự báo sản lượng trong mùa vụ 2022/23.

Giáo sư về phát triển thương mại và kinh tế quốc tế tại Đại học St. Gallen, ông Simon Evenett cho biết: “Tình hình hiện nay dù nhìn từ góc độ nào cũng có nhiều vấn đề hơn cuộc khủng hoảng năm 2008. Khoảng 6-9 tháng tới sẽ rất căng thẳng”./.
DanQuyen.com (Theo vietnamplus.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đức ra lệnh đóng cửa 4 trong số 5 lãnh sự quán Nga (31-05-2023)
    NATO bất ngờ bị nước 'ứng viên' quy lỗi gây ra xung đột Nga - Ukraine (31-05-2023)
    Quân đội Sudan đình chỉ các cuộc thương lượng về thỏa thuận ngừng bắn (31-05-2023)
    Ông Medvedev cảnh báo quan chức Anh, Ukraine nắm rõ vị trí của Tổng thống Nga (31-05-2023)
    Nga tuyên bố phá hủy tàu chiến cuối cùng của Ukraine (31-05-2023)
    Lãnh đạo Nga khẳng định cần tiếp tục cải tiến các hệ thống phòng không (31-05-2023)
    Phương Tây 'vừa mừng vừa lo' khi ông Erdogan tái đắc cử (29-05-2023)
    Tổng thống Putin ký thông qua luật rút khỏi hiệp ước an ninh với EU (29-05-2023)
    Ukraine nói Kiev bị bắn phá dữ dội, Nga truy nã Thượng nghị sĩ Mỹ (29-05-2023)
    Israel thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn Vòm Sắt trên biển (29-05-2023)
    Nổ dữ dội giữa trung tâm Kiev, Ukraine mất 5 máy bay ở Khmelnytsky (29-05-2023)
    Nhật Bản đặt hệ thống tên lửa trong tình trạng báo động, khi Triều Tiên sắp phóng vệ tinh (29-05-2023)
    Nga mở lãnh sự quán tại Armenia, gần vùng tranh chấp với Azerbaijan (28-05-2023)
    Nga mở cuộc tấn công lớn nhất bằng UAV vào thủ đô của Ukraine (28-05-2023)
    Khảo sát mới: Dư luận Anh ủng hộ thiết lập quan hệ gần gũi với EU (28-05-2023)
    Nga hạ loạt UAV tập kích nhà máy lọc dầu gần Crimea (28-05-2023)
    Ukraine nói có 'thông tin giá trị' từ Nga, Moscow muốn hòa đàm có điều kiện (28-05-2023)
    Nga mở cuộc tấn công lớn nhất bằng UAV vào thủ đô của Ukraine (28-05-2023)
    Máy bay Hàn Quốc bất ngờ mở toang cửa khi đang bay (26-05-2023)
    Mỹ tin Ukraine khó đẩy lùi toàn bộ quân Nga, Moscow khẳng định cuộc chiến còn dài (26-05-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhật yêu cầu 37 triệu người dân 'tắt đèn' (27-06-2022)
    Hội nghị thượng đỉnh G7: Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết ngăn chặn lạm phát (27-06-2022)
    Nga cố gắng giành quyền kiểm soát 'chảo lửa' Lysychansk (27-06-2022)
    G7 chi 600 tỷ USD để kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc (27-06-2022)
    Mỹ 'khen' quân Nga trong bản đánh giá về chiến sự ở Ukraine (24-06-2022)
    Lào tiếp tục bắt giữ một vụ vận chuyển cần sa lớn (24-06-2022)
    Thủ tướng Australia muốn 'khởi động lại' mối quan hệ với Pháp (24-06-2022)
    Ông Peskov nêu điều kiện chấm dứt chiến dịch quân sự, nói: 'Ukraine hiểu rõ mọi vấn đề!' (24-06-2022)
    Không mua nổi nhà thành phố, người Hàn Quốc bỏ về quê (24-06-2022)
    Ukraine ra lệnh rút quân khỏi 'chảo lửa' Severodonetsk (24-06-2022)
    Nhà hàng nổi Hong Kong: Không bị chìm 1.000m dưới Biển Đông mà chỉ bị lật? (24-06-2022)
    Chiến sự Nga - Ukraine ở Donbass bước vào cao trào (23-06-2022)
    Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu bảo vệ tính mạng người dân trước đợt lũ lịch sử (23-06-2022)
    Người dân tại Châu Âu đổ 17.000 tấn dầu ăn vào xe mỗi ngày do giá nhiên liệu ngày càng tăng cao (23-06-2022)
    Trung Quốc phạt cán bộ dùng mã sức khỏe ngăn dân tụ tập (23-06-2022)
    Xung đột Ukraine phơi bày điểm yếu của vũ khí quan trọng nhất (23-06-2022)
    Nguồn cơn căng thẳng Nga – Litva và nguy cơ bùng nổ chiến tranh Nga - NATO (23-06-2022)
    Cố vấn của ông Zelensky nói Ukraine 'trên thực tế đã trở thành một phần của NATO' (23-06-2022)
    Nhà máy lọc dầu Nga bị máy bay không người lái tấn công (22-06-2022)
    Công ty Mỹ giúp Ukraine xây dựng hệ thống phòng không để 'hạ gục' tên lửa Nga (21-06-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147564790.