Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ
    Tin Thế Giới
Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga'
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Mỹ, lên đường thăm chính thức Brazil
    Tin Cộng Đồng
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt gặp Bộ trưởng Công nghiệp, KH&TN Australia
    Tin Hoa Kỳ
Trực thăng quay tròn lao xuống chung cư Mỹ, 6 người thương vong
    Văn Nghệ
Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế
    Điện Ảnh
Diễn viên Tùng Dương 'Người phán xử' nhập viện
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Kế hoạch trừng phạt dầu thô Nga bất thành của phương Tây
Phương Tây tìm cách cấm dầu thô Nga, nhưng Moscow vẫn thu hàng chục tỷ USD mỗi tháng nhờ xuất khẩu dầu. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đang lao đao vì lạm phát tăng cao.

Theo CNN, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã lên kế hoạch cấm nhập khẩu dầu từ Nga để chặn nguồn thu quan trọng của Điện Kremlin. Nhưng tới nay, Moscow vẫn kiếm được nhiều tiền từ việc xuất khẩu năng lượng.

Ở chiều ngược lại, lạm phát đã gia tăng trên toàn cầu, tạo thêm sức ép cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo Reuters, tuần này, các lãnh đạo G7 (nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới) đã thảo luận về các phương án giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng cao, thay thế dầu, khí đốt nhập khẩu từ Nga và đưa ra những biện pháp trừng phạt nhưng không làm gia tăng lạm phát.

Nguồn thu hàng tỷ USD

Các biện pháp bao gồm áp mức giá trần đối với những sản phẩm thô và dầu của Nga nhằm hạn chế doanh thu từ xuất khẩu năng lượng của Moscow, nhưng vẫn không hủy hoại các nền kinh tế khác

"Mục tiêu là chặn nguồn thu quan trọng của Nga và chính quyền Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời hạ nhiệt giá dầu nhằm giảm tác động từ cuộc chiến ở Ukraine", một quan chức cấp cao của Mỹ nói với CNN.

Trên thực tế, các nước châu Âu đã giảm nhập khẩu dầu từ Nga trước khi lệnh cấm cục bộ của EU có hiệu lực. Nhưng việc chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á giúp Nga giảm thiểu thiệt hại.

Mục tiêu là chặn nguồn thu quan trọng của Nga và chính quyền Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời hạ nhiệt giá dầu nhằm giảm tác động từ cuộc chiến ở Ukraine

Một quan chức cấp cao của Mỹ

Tháng trước, Trung Quốc đã nhập khẩu 2 triệu thùng dầu giá rẻ của Nga mỗi ngày, đánh dấu mức cao chưa từng có. Nhập khẩu của Ấn Độ cũng tăng đột biến, dao động gần 900.000 thùng/ngày trong tháng 5.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 1,7 tỷ USD trong tháng 5 lên 20 tỷ USD. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình năm 2021 là 15 tỷ USD.

Mỹ có thể trừng phạt các quốc gia tiếp tục làm ăn với Nga. Nhưng điều đó có thể làm chao đảo thị trường dầu, vốn đã chịu ảnh hưởng từ tình trạng mất cân bằng cung - cầu nghiêm trọng.

Theo ông Darwei Kung - Giám đốc Danh mục hàng hóa tại DWS, nếu Trung Quốc và Ấn Độ không thể mua dầu thô từ Nga, giá dầu thế giới có thể vọt lên 200 USD/thùng.

Theo dữ liệu của Trading Economics hôm 28/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu hiện được giao dịch ở mức 116,55 USD/thùng, tăng 1,29% so với một ngày trước đó.

Trong khi đó, giá dầu WTI cũng đã tăng lên 110,9 USD/thùng, tăng 1,31% sau một ngày.

Trừng phạt nhưng không làm gia tăng lạm phát

Nếu áp giá trần, về mặt lý thuyết, nguồn cung dầu thô của Nga vẫn chảy ra thị trường toàn cầu, từ đó giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung. Trong khi đó, Moscow cũng không thể thu về khoản tiền khổng lồ.

Ngoài ra, theo nguồn tin của Reuters, một số lãnh đạo G7 đang thúc đẩy đầu tư mới vào năng lượng hóa thạch. Các nước châu Âu đang chật vật để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt tự nhiên từ Nga.

Những ngày qua, chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách thúc đẩy kế hoạch áp giá trần. Trong khi đó, các quan chức Đức cũng bày tỏ sự cởi mở trong việc thảo luận về biện pháp này.

Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào và khi nào có thể áp giá trần đối với dầu Nga. Mức giá trần nên là bao nhiêu?

Một biện pháp khác là cấm các công ty đặt trụ sở ở những nước thành viên G7 cung cấp bảo hiểm cho các lô hàng dầu thô, nếu giá của những thùng dầu này vượt quá một mức giá nhất định.

Tuy nhiên, ông Kung cảnh báo rằng việc đưa thêm các hạn chế vào thị trường dầu sẽ khiến những giao dịch mua bán trở nên khó khăn hơn, từ đó đẩy giá lên cao.

"Hệ thống càng phức tạp thì càng có nhiều thách thức", ông Kung bình luận.

"Không rõ việc áp giá trần có đạt kết quả hay không", ông Vivek Dhar - nhà phân tích của Commonwealth Bank of Australia - bình luận.

"Để đáp trả việc áp giá trần, Nga có thể cấm xuất khẩu dầu và những sản phẩm tinh chế sang các nước G7. Điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt trên thị trường toàn cầu", ông cảnh báo.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga' (23-09-2023)
    Campuchia không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ (23-09-2023)
    Anh bí mật họp bàn với Nga về những lo ngại an ninh (23-09-2023)
    Ukraine tuyên bố dội 'mưa' tên lửa xuống căn cứ Nga ở Crimea (21-09-2023)
    Thủ tướng Ba Lan nêu 'tin buồn' với Ukraine (21-09-2023)
    Lũ lụt ở Libya: Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch (21-09-2023)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (20-09-2023)
    Phá đường dây đưa lao động sang Campuchia với 'chỉ tiêu' 3 người/tháng (20-09-2023)
    Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Ba Lan trước thềm bầu cử (20-09-2023)
    Nhà vua Anh Charles III bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp (20-09-2023)
    EU, Đức yêu cầu Ba Lan làm rõ thông tin liên quan vụ bê bối thị thực (20-09-2023)
    Nổ trên tàu chở hàng gần cảng sông Danube (20-09-2023)
    Điều khiến căng thẳng lại 'nóng lên' ở Nagorno-Karabakh (19-09-2023)
    Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không (19-09-2023)
    14 tàu đổ bộ Ukraine bị phá hủy khi đang trên đường tiếp cận Crimea (19-09-2023)
    Trung Quốc điều số máy bay quân sự kỷ lục áp sát đảo Đài Loan (18-09-2023)
    Điệp viên hàng đầu tiết lộ lý do Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga vẫn duy trì liên hệ với CIA (18-09-2023)
    Tiêm kích tàng hình F-35 rơi, Mỹ cuống cuồng tìm xác máy bay (18-09-2023)
    Trong 24 giờ, Trung Quốc điều 113 máy bay, tàu chiến tới xung quanh Đài Loan (18-09-2023)
    Số người trên 80 tuổi ở Nhật Bản chiếm hơn 10% dân số (18-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Kế sách 'lạ' bắt Nga bán dầu không lãi của phương Tây có khả thi? (28-06-2022)
    Nhật Bản: Thủ đô Tokyo trải qua đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong 150 năm qua (28-06-2022)
    Quân Ukraine rút khỏi Lysychansk, Kiev tuyên bố phá kho đạn Nga (28-06-2022)
    Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino (27-06-2022)
    Nhật yêu cầu 37 triệu người dân 'tắt đèn' (27-06-2022)
    Hội nghị thượng đỉnh G7: Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết ngăn chặn lạm phát (27-06-2022)
    Nga cố gắng giành quyền kiểm soát 'chảo lửa' Lysychansk (27-06-2022)
    G7 chi 600 tỷ USD để kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc (27-06-2022)
    Mỹ 'khen' quân Nga trong bản đánh giá về chiến sự ở Ukraine (24-06-2022)
    Lào tiếp tục bắt giữ một vụ vận chuyển cần sa lớn (24-06-2022)
    Thủ tướng Australia muốn 'khởi động lại' mối quan hệ với Pháp (24-06-2022)
    Ông Peskov nêu điều kiện chấm dứt chiến dịch quân sự, nói: 'Ukraine hiểu rõ mọi vấn đề!' (24-06-2022)
    Không mua nổi nhà thành phố, người Hàn Quốc bỏ về quê (24-06-2022)
    Ukraine ra lệnh rút quân khỏi 'chảo lửa' Severodonetsk (24-06-2022)
    Nhà hàng nổi Hong Kong: Không bị chìm 1.000m dưới Biển Đông mà chỉ bị lật? (24-06-2022)
    Chiến sự Nga - Ukraine ở Donbass bước vào cao trào (23-06-2022)
    Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu bảo vệ tính mạng người dân trước đợt lũ lịch sử (23-06-2022)
    Người dân tại Châu Âu đổ 17.000 tấn dầu ăn vào xe mỗi ngày do giá nhiên liệu ngày càng tăng cao (23-06-2022)
    Trung Quốc phạt cán bộ dùng mã sức khỏe ngăn dân tụ tập (23-06-2022)
    Xung đột Ukraine phơi bày điểm yếu của vũ khí quan trọng nhất (23-06-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149048091.