Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Đối thoại Shangri-La 2023: Căng thẳng Mỹ - Trung và cấu trúc an ninh khu vực
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Lào
    Tin Cộng Đồng
Nhiều khách sạn chỉ nhận khách ở ít nhất 2 ngày
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Brad Pitt tố Angelina Jolie cố tình trả thù
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Bạn biết gì về Ngày Quốc tế Thiếu nhi?

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Mỹ dự kiến ban hành chính sách điều chỉnh carbon xuyên biên giới
Quỹ Châu Á ngày 22/7 thông tin cho biết, Mỹ sẽ trở thành thị trường tiếp theo sau EU ban hành cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới, nhằm mục tiêu làm giảm lượng khí thải trong các lĩnh vực gây ô nhiễm cao ở cả trong và ngoài nước Mỹ.

Đề xuất Đạo luật Cạnh tranh Sạch

Cụ thể theo thông tin từ Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) dẫn nguồn tin Quỹ Châu Á cho biết, Đạo luật Cạnh tranh Sạch của Mỹ được Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse giới thiệu, nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh cho các công ty Mỹ trên thị trường quốc tế. Đồng thời qua đó giải quyết các nguồn phát thải khí nhà kính làm nóng lên toàn cầu, bằng cách tạo ra một cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon là một chính sách thương mại về môi trường, bao gồm các khoản phí được áp đối với hàng nhập khẩu từ các nhà sản xuất sử dụng đặc biệt nhiều carbon.

Các nhà sản xuất tại Mỹ trung bình sử dụng ít carbon hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ. Trung bình, nền kinh tế Hoa Kỳ sử dụng carbon ít hơn gần 50% so với các đối tác thương mại, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Do vậy, Đạo luật Cạnh tranh Sạch của Mỹ sẽ đặt ra điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng nhập khẩu sử dụng nhiều năng lượng, đồng thời khuyến khích quá trình khử cacbon đối với sản xuất trong nước.

Theo lộ trình dự kiến của đạo luật trên, bắt đầu từ năm 2024, việc điều chỉnh sẽ áp dụng cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm nhiên liệu hóa thạch, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, hóa dầu, phân bón, hydro, axit adipic, xi măng, sắt thép, nhôm, thủy tinh, bột giấy và giấy, và ethanol.

Tới năm 2026, sự điều chỉnh sẽ được mở rộng, bao gồm các mặt hàng thành phẩm nhập khẩu có chứa ít nhất 500 pound hàng hóa sơ cấp chứa năng lượng được bao gồm. Đến năm 2028, ngưỡng được bao gồm sẽ giảm xuống còn 100 pound.

Đối với hàng nhập khẩu được sản xuất ở các nền kinh tế thiếu minh bạch, mức thuế sẽ được tính dựa trên tỷ lệ giữa cường độ carbon của nền kinh tế của quốc gia xuất xứ với cường độ carbon của nền kinh tế Mỹ.

Đối với hàng hóa nhập khẩu được sản xuất tại các nền kinh tế minh bạch với dữ liệu đáng tin cậy, mức thuế sẽ được tính dựa trên mức độ mà cường độ carbon trung bình theo ngành cụ thể có liên quan của quốc gia xuất xứ vượt quá cường độ carbon trung bình đối với ngành cụ thể tương đương của Mỹ.

Các nhà sản xuất nước ngoài ở những nền kinh tế như vậy có thể sử dụng cường độ carbon của riêng họ. Các nhà nhập khẩu sẽ chỉ trả khoản thuế dựa trên phần phát thải vượt quá hạn ngạch phát thải tương đương của Mỹ.

Từ năm 2025 đến năm 2028, đường cơ sở carbon của Mỹ hiện tại sẽ giảm 2,5 phần trăm mỗi năm so với mức trung bình ban đầu. Bắt đầu từ năm 2029, hạn ngạch sẽ giảm 5 phần trăm mỗi năm. Mức thuế sẽ bắt đầu ở mức 55 USD/tấn và tăng 5% so với lạm phát mỗi năm. Hàng nhập khẩu được bảo hộ từ các quốc gia kém phát triển nhất sẽ được miễn bất cứ khoản phí nào.

Định hướng thị trường khuyến khích các nỗ lực khử cacbon

Theo Thượng nghị sĩ Whitehouse, các nhà sản xuất Mỹ hành động vì khí hậu thường gặp bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh gây ô nhiễm môi trường ở nước ngoài. Do đó Đạo luật Cạnh tranh Sạch sẽ giúp các công ty Mỹ có một bước tiến trên thị trường toàn cầu, đồng thời giảm lượng khí thải carbon ở trong và ngoài nước, hướng đến một hành tinh an toàn khí hậu.

“Lâu nay tôi đã ủng hộ việc điều chỉnh biên giới carbon vì chúng giảm lượng khí thải carbon trên toàn thế giới, đồng thời mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty Mỹ đang đóng góp công sức của mình để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Việc đồng nhất các chính sách về khí hậu và thương mại với các đồng minh sẽ giúp chúng ta giảm lượng khí thải cũng như sự phụ thuộc vào nhiên liệu đến từ nước ngoài. Tôi mong muốn được hợp tác với các cộng sự của mình để thúc đẩy đề xuất quan trọng này”, ông Whitehouse bày tỏ quan điểm.

Dự luật đều được các Bộ/ngành và các doanh nghiệp Mỹ ủng hộ và cho rằng, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ, đồng thời tạo ra động lực cho sản xuất sạch trong và ngoài nước.

Đánh giá về dự luật này, ông Virgilio Barrera, Giám đốc Chính phủ và Công chúng tại Holcim US - Công ty xi măng và vật liệu xây dựng lớn nhất thế giới cho biết: “Đạo luật cạnh tranh sạch giúp đảm bảo rằng các công ty có ý thức về khí hậu giống các công ty của chúng tôi có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng, đồng thời thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Dự luật tạo ra một loạt các cơ chế theo định hướng thị trường, khuyến khích các nỗ lực khử cacbon và giúp tài trợ cho các nghiên cứu, phát triển và nỗ lực triển khai cần thiết trong tương lai để đạt được một tương lai phát thải carbon bằng không”.

Trong khi đó, ông Nat Keohane, Chủ tịch Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng của Mỹ nhận định: “Đạo luật cạnh tranh sạch của Thượng nghị sĩ Whitehouse thể hiện một cách tiếp cận mới đầy hứa hẹn để giải quyết ô nhiễm khí hậu dù ở Mỹ hay ở nước ngoài. Bằng cách đánh thuế nhập khẩu hàng hóa cần nhiều carbon, đồng thời khuyến khích sản xuất sạch hơn tại quê nhà. Đề xuất này sẽ góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất Mỹ, giúp đảm bảo lợi thế carbon của Mỹ và duy trì khả năng cạnh tranh kinh tế của chúng tôi”.
DanQuyen.com (Theo mekongasean.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    BVSC: Lợi nhuận Thế Giới Di Động có thể giảm 80% năm nay (02-06-2023)
    Hơn 800 triệu cây xanh bị đốn hạ vì cơn khát thịt bò của thế giới (02-06-2023)
    Nga ngừng bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tuần (02-06-2023)
    Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Bình Định và Osaka (Nhật Bản) (01-06-2023)
    Mỹ bắt đầu nhận hậu quả vì đóng băng tài sản của Nga (01-06-2023)
    Australia không muốn 'bỏ hết trứng vào một rỏ' Trung Quốc (31-05-2023)
    Các tỷ phú trên thế giới đang nghèo hơn (31-05-2023)
    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói gì về quy chuẩn có thể khiến hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa (31-05-2023)
    Tận dụng 'lỗ hổng' mùa vụ để đẩy mạnh vải Việt sang Trung Quốc (31-05-2023)
    Giá tiêu hôm nay 1/6/2023, nguồn cung ngày càng thu hẹp, thị phần tiêu Việt trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm (31-05-2023)
    Tập trung ưu tiên xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội (31-05-2023)
    Lý do NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp từ đầu năm (29-05-2023)
    Phố Wall mất niềm tin vào việc Fed giảm lãi suất (29-05-2023)
    Thúc đẩy hợp tác địa phương, xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương Việt – Hàn (29-05-2023)
    Việt Nam dần trở thành thị trường lớn cho các doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc (29-05-2023)
    Châu Á có giá thuê văn phòng đắt đỏ nhất thế giới (29-05-2023)
    Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023 (29-05-2023)
    Nghịch lý điện năng vừa thừa, vừa thiếu: EVN nói gì? (29-05-2023)
    Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đối mặt kiện tụng yêu cầu bán tài sản để trả nợ (29-05-2023)
    'Thất nghiệp' trong chính công việc của mình (29-05-2023)

Các bài viết cũ:
    Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine không ký trực tiếp với Nga (22-07-2022)
    Bộ trưởng Tài chính Anh công bố dự luật dịch vụ tài chính hậu Brexit (21-07-2022)
    Nga nối lại hoạt động của đường ống Nord Stream-1 (21-07-2022)
    Xăng RON95 giảm hơn 3.600 đồng/lít (21-07-2022)
    Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu, vàng trong nước vẫn giữ giá (21-07-2022)
    IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái nghiêm trọng toàn châu Âu (19-07-2022)
    Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 72,5 tỷ USD (18-07-2022)
    Coca-Cola Việt Nam và Campuchia bị thâu tóm (18-07-2022)
    Diễn biến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và nỗ lực hồi phục vào cuối năm 2022 (15-07-2022)
    Dự án khí đốt bị kiện, nỗ lực tìm nguồn cung mới của EU thêm khó khăn (15-07-2022)
    Giá dầu thế giới quay đầu tăng (15-07-2022)
    Saudi Arabia tăng gấp đôi nhập khẩu dầu từ Nga (15-07-2022)
    Giá dầu lao dốc xuống mức thấp nhất 4 tháng (14-07-2022)
    IEA cảnh báo giá dầu cao vẫn chưa thể làm giảm nhu cầu (13-07-2022)
    Bắt đầu vòng đàm phán mới về việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine (13-07-2022)
    Bất động sản Việt Nam là 'miếng bánh ngon' cho nhà đầu tư ngoại (13-07-2022)
    Giá trị đồng euro lần đầu tiên thấp hơn đồng USD (13-07-2022)
    Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng Sáu đã tăng 9,1% (13-07-2022)
    Ấn Độ cáo buộc OPPO trốn thuế 550 triệu USD? (13-07-2022)
    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ (13-07-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147599978.