Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Tàu chở dầu gặp sự cố ở kênh đào Suez, giao thông đường thủy toàn cầu gián đoạn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Australia Anthony Albanese kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nhiều khách sạn chỉ nhận khách ở ít nhất 2 ngày
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Brad Pitt tố Angelina Jolie cố tình trả thù
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
'Con rắn' cần lương xứng đáng để chống 'phong bì'
Gần đây trong ngành y xảy ra một chuyện tưởng như đùa nhưng lại gây chú ý của truyền thông. Sở dĩ nói như thế là vì việc đó sẽ trôi qua không mấy ai để ý nếu không xảy ra trong một sự kiện chính thức của ngành y. Tại kỳ thi nâng ngạch công chức năm do Bộ Y tế tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội ngày 10-9, logo chính thức của Bộ Y tế bỗng trở thành một con rắn đang… ngậm phong bì.

Sự việc tưởng như đùa này sau đó được giải thích là do sơ suất của một cán bộ kỹ thuật đã lấy một logo đã bị chỉnh sửa trên mạng mà không kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra không đồng tình với lời giải thích này vì cho rằng đó không phải là một chuyện đùa mà là một ẩn ý không đẹp về ngành y tế. Ai đứng đằng sau sự việc này cần phải được xử lý đích đáng. Báo chí đã đưa tin ngành chức năng đang mở cuộc điều tra.

Sự thật về một ý đồ xấu phía sau, nếu có, sẽ được các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng. Chúng ta hãy chờ. Còn hiện giờ, xin lưu ý mấy việc sau đây.

Thứ nhất, một logo sai lệch như vậy xuất hiện công khai tại một sự kiện chính thức của ngành y – dù vô tình hay cố ý – đều là chuyện không hay vì ít nhiều cũng có ý mỉa mai đến cả ngành, kể cả các nhân viên y tế chân chính. Dù rằng tiêu cực trong ngành y không phải là không có, nhưng không có nghĩa tiêu cực là mẫu số chung cho mọi người trong ngành. Nêu hình ảnh như vậy là vơ đũa cả nắm. Có lẽ người Việt nói chung đều cảm thấy cảm thông với đại đa số nhân viên trong ngành không tiếc công sức, không ngại hiểm nguy trong công cuộc bảo vệ sức khỏe cho toàn dân, mà điển hình là nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19.

Thứ hai, có lẽ chúng ta cũng phải công nhận rằng “phong bì” là một hiện tượng tiêu cực có thật không những trong ngành y mà còn tại nhiều ngành khác. Trong ngành y thì ví dụ điển hình dễ thấy nhất và gần đây nhất là các cá nhân vi phạm mà phần lớn là các lãnh đạo ngành trong vụ Việt Á. Trong vụ tiêu cực này liên quan đến nhiều quan chức ở một số ngành và địa phương, một “phong bì” không chỉ có giá trị lớn, mà trong nhiều trường hợp còn có giá trị cực lớn, “nặng” đến cả chục tỉ, cả trăm tỉ đồng!

Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cũng sẽ không quên các biện pháp chống lại hiện tượng phong bì – trong ngành y và ở mọi ngành khác – nhằm hạn chế một vấn nạn vốn tồn tại trong xã hội từ lâu, mặc cho nhiều nỗ lực của chúng ta nhằm dẹp bỏ vẫn tồn tại dai dẳng.

Riêng đối với ngành y, một biện pháp hữu hiệu chống tệ nạn phong bì không gì khác hơn là phải trả công xứng đáng cho đội ngũ nhân viên y tế. Người trong ngành y, và trong các ngành khác nói chung, xứng đáng được hưởng công sức họ bỏ ra. Nói một cách ví von, “con rắn” phải được hưởng lương xứng đáng với công sức và chuyên môn của họ, chứ không thể sống trông chờ vào “phong bì”. Nếu không, nói chuyện “chống phong bì” chẳng khác gì cuộc chiến chống cối xay gió.

Cuối cùng, người Việt có truyền thống uống nước nhớ nguồn. Người Việt vẫn vô cùng biết ơn các bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế ở mọi bộ phận cùng chung tay góp sức bảo vệ sức khỏe cho họ. Hình ảnh con rắn ngậm phong bì với ý xấu có thể là một khoảng lặng buồn, nhưng hình ảnh đó không thể xóa được lòng biết ơn của người Việt nói chung dành cho đội ngũ thầy thuốc của mình.
DanQuyen.com (Theo thesaigontimes.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình (04-06-2023)
    Bạn biết gì về Ngày Quốc tế Thiếu nhi? (31-05-2023)
    Bất cập từ việc chọn sách giáo khoa kiểu 'đồng phục' (29-05-2023)
    Học sinh Việt Nam đoạt giải Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2023 (22-05-2023)
    Thủ tướng: Cần có cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học (17-05-2023)
    Kỳ tích nam sinh xứ Nghệ lọt top 1% điểm SAT cao nhất thế giới (16-05-2023)
    Học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cao nhất 82 triệu đồng (15-05-2023)
    Hà Nội: Gần 95% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT xét tuyển đại học (13-05-2023)
    Đấu trường chứng khoán cho sinh viên toàn quốc (10-05-2023)
    Một trường tổ chức thi nhầm ngày, học sinh toàn tỉnh Bình Dương phải thi lại (05-05-2023)
    Học phí đại học chạm trần, các trường loay hoay tự chủ (03-05-2023)
    Nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2023 (16-04-2023)
    Sai lầm trong việc giáo dục con mà nhiều cha mẹ mắc phải (15-04-2023)
    Thí sinh lỡ kỳ thi chứng chỉ TOPIK vì không đến trước 30 phút (10-04-2023)
    Thầy giáo ở Mỹ bị sa thải vì yêu cầu học sinh viết cáo phó (08-04-2023)
    Căng thẳng giữa tự nhiên và văn hóa (03-04-2023)
    Sinh viên Việt đạt giải thi tìm kiếm công nghệ quan trắc sông Mekong (03-04-2023)
    Thủ tướng thăm, trao quà cho làng SOS Nha Trang và trẻ mồ côi do COVID-19 (01-04-2023)
    Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ (22-03-2023)
    Những chàng trai 'Vàng' Olympic quốc tế (22-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Ngày mai 15/9, hàng loạt trường công bố điểm chuẩn đại học (14-09-2022)
    Nhà thơ Trần Quang Quý qua đời (10-09-2022)
    Campuchia thành lập khoa Việt Nam học tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh (08-09-2022)
    Chưa có phương án xử lý trường Mầm non Ischool Ninh Thuận (06-09-2022)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: 'Giáo dục là chìa khóa hướng tới tương lai' (03-09-2022)
    Người duy nhất được đề nghị đạt chuẩn giáo sư ngành Luật năm 2022 là ai? (23-08-2022)
    Thủ khoa đặc biệt khiến hiệu trưởng phải 'khuỵu gối' trao bằng (18-08-2022)
    Bộ GD-ĐT khẳng định không bắt buộc kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn (18-08-2022)
    Cụ ông 90 tuổi gây dựng thư viện 12.500 đầu sách phục vụ trẻ nhỏ (06-08-2022)
    Sư thầy 'luyện' Ngữ văn miễn phí (21-07-2022)
    Hai thí sinh ở Hà Nội bỏ lỡ môn thi Ngữ Văn vì tin vào Google map (07-07-2022)
    9 học sinh tại Đồng Tháp bị 'giam' giấy báo dự thi THPT vì nợ học phí (05-07-2022)
    Hungary cấp 200 học bổng mỗi năm cho sinh viên Việt Nam (28-06-2022)
    Chân dung thầy chủ nhiệm lớp học 'siêu đẳng' với 100% học sinh vừa đỗ THPT chuyên ở Hà Nội (15-06-2022)
    Chủ tịch Quốc hội: 'Bạo lực tinh thần còn khủng khiếp hơn nỗi đau thể xác' (31-05-2022)
    Bộ trưởng GD&ĐT giải thích việc sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần (25-05-2022)
    Chia sẻ xúc động của vị giáo sư Toán học vừa nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu (18-05-2022)
    Các đại học lo mất quyền tự chủ khi lọc ảo chung: Bộ GD&ĐT lên tiếng (11-05-2022)
    Trò chuyện về trẻ tự kỷ qua cuốn sách 'Robinson có - tự kỷ của tôi' (04-05-2022)
    7 đại học của Việt Nam lọt top 1.000 trường nhiều đóng góp nhất thế giới (28-04-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147614290.