Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ
    Tin Thế Giới
EU chờ đợi gì trong mùa Đông này sau khi 'quay lưng' với khí đốt Nga?
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới
    Tin Cộng Đồng
Những quốc gia có nhiều di sản được UNESCO công nhận
    Tin Hoa Kỳ
Trực thăng quay tròn lao xuống chung cư Mỹ, 6 người thương vong
    Văn Nghệ
Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế
    Điện Ảnh
Diễn viên Tùng Dương 'Người phán xử' nhập viện
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga, Mỹ cáo buộc lẫn nhau sau vụ rò rỉ đường ống Nord Stream
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi nhất từ vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream, chứ không phải Moskva hay Liên minh châu Âu (EU).

“Câu hỏi quan trọng là liệu những gì đã xảy ra với Nord Stream có mang lại lợi ích cho Mỹ hay không? Chắc chắn là có. Các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ giờ đây có thể tăng gấp nhiều lần lượng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu. Và theo quan điểm chính trị, sợi dây cuối cùng đảm bảo độc lập năng lượng của EU đã bị cắt đứt”, đài RT (Nga) dẫn phát biểu của ông Nebenzia tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đại sứ Nga cũng nói thêm rằng ngay cả khi châu Âu tăng cường mua khí đốt của Mỹ giữa cuộc khủng hoảng năng lượng, người dân ở châu lục này vẫn phải đối mặt với mùa đông lạnh giá kéo dài.

“Việc phá hủy Nord Stream có mang lại lợi ích cho các quốc gia châu Âu không? Điều này rất khó. Châu Âu chỉ càng phụ thuộc vào nhà cung cấp năng lượng với giá cao hơn và không đáng tin cậy. Tôi đang đề cập đến quốc gia là nơi đặt trụ sở Liên hợp quốc - đó là Mỹ”, ông Nebenzia nói.

Nhà ngoại gia Nga chỉ ra rằng ngoại trừ các quốc gia từ lâu đã căng thẳng với Nga - như Ba Lan, Cộng hòa Séc và vùng Baltic, các nước còn lại ở châu Âu đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sau sự cố đường ống Nord Stream, đặc biệt là về kinh tế.

Ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta suy nghĩ một cách thấu đáo, Nga không hưởng lợi gì từ việc phá hỏng đường ống của chính mình. Chúng tôi không có lý do để tự hủy hoại dự án mà chúng tôi đã đầu tư một số tiền lớn và nó giúp chúng tôi thu về lợi nhuận kinh tế lớn. Chính phương Tây cũng đã nói Nga hưởng lợi lớn từ xuất khẩu năng lượng, đặc biệt khi giá khí đốt gia tăng”.

Theo hãng thông tấn TASS, ông Douglas Macgregor - cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump - cho rằng Mỹ và Anh có thể đứng sau các vụ nổ liên quan đến đường ống khí đốt Nord Stream. Theo cựu cố vấn của Lầu Năm Góc, quan điểm cho rằng Nga đứng sau vụ việc này là vô lý. “Nga không đứng sau sự cố này”, ông nói và cho biết thêm cực kỳ khó có khả năng Đức tham gia vào sự cố này.

Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 30/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận Washington hay các nước thành viên NATO có hành động phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream. Dù vậy, ông thừa nhận sự cố này giúp Mỹ thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, cũng như là cơ hội để EU chấm dứt phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Về phần mình, Mỹ và phương Tây suy luận rằng trong số các nghi phạm đứng sau hành động phá hoại Nord Stream, Nga có khả năng thực hiện nhất bởi điều này phù hợp với ý định của Điện Kremlin nhằm cho thấy sự mong manh của nguồn cung năng lượng châu Âu. Tuy nhiên, Moskva đã chỉ trích những cáo buộc trên là “ngớ ngẩn”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh vụ rò rỉ đường ống này là vấn đề lớn đối với Nga, đồng thời kêu gọi các bên suy nghĩ trước khi đưa ra tuyên bố và chờ kết quả điều tra.

Trước đó, hôm 26/9, nhà chức trách Đan Mạch đã phát hiện dấu vết rò rỉ trên cả hai đường ống Nord Stream, sau khi nhà điều hành đường ống địa phương báo cáo sự cố giảm áp suất đột ngột sau một loạt vụ nổ dưới biển. Cho đến nay, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn đường ống rò rỉ trong 2 tuyến đường ống này. Trong số 4 điểm rò rỉ đó, có 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.

Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều coi vụ việc là hành vi phá hoại có chủ đích. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi “hành động phá hoại chưa từng có” đối với hệ thống đường ống này là “hành động khủng bố quốc tế”.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    EU chờ đợi gì trong mùa Đông này sau khi 'quay lưng' với khí đốt Nga? (25-09-2023)
    Tổng thống Ukraine muốn xoa dịu Ba Lan giữa bất đồng về ngũ cốc, vũ khí (25-09-2023)
    Libya bắt giữ 6 quan chức liên quan thảm họa vỡ đập tại Derna (25-09-2023)
    Những 'rạn nứt về ủng hộ Ukraine' bắt đầu nổi lên ở phương Tây? (25-09-2023)
    Nga công bố danh sách các nước 'thân thiện' (25-09-2023)
    Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga' (23-09-2023)
    Campuchia không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ (23-09-2023)
    Anh bí mật họp bàn với Nga về những lo ngại an ninh (23-09-2023)
    Ukraine tuyên bố dội 'mưa' tên lửa xuống căn cứ Nga ở Crimea (21-09-2023)
    Thủ tướng Ba Lan nêu 'tin buồn' với Ukraine (21-09-2023)
    Lũ lụt ở Libya: Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch (21-09-2023)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (20-09-2023)
    Phá đường dây đưa lao động sang Campuchia với 'chỉ tiêu' 3 người/tháng (20-09-2023)
    Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Ba Lan trước thềm bầu cử (20-09-2023)
    Nhà vua Anh Charles III bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp (20-09-2023)
    EU, Đức yêu cầu Ba Lan làm rõ thông tin liên quan vụ bê bối thị thực (20-09-2023)
    Nổ trên tàu chở hàng gần cảng sông Danube (20-09-2023)
    Điều khiến căng thẳng lại 'nóng lên' ở Nagorno-Karabakh (19-09-2023)
    Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không (19-09-2023)
    14 tàu đổ bộ Ukraine bị phá hủy khi đang trên đường tiếp cận Crimea (19-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia Mỹ: Tổng thống Biden cần kêu gọi đình chiến và ngừng bắn để 'cứu Ukraine' (02-10-2022)
    Xung đột Nga - Ukraine bước vào giai đoạn 3, hướng tới trật tự mới (02-10-2022)
    Trả tự do cho tù nhân Mỹ, Iran mong được 'giải phóng' hàng tỉ đô ở nước ngoài (02-10-2022)
    Tòa Hiến pháp Nga công nhận lệnh sáp nhập 4 vùng Ukraine (02-10-2022)
    Châu Âu phản ứng dữ dội động thái sáp nhập của Nga (30-09-2022)
    Tổng thống Ukraine xin gia nhập NATO khẩn, phản ứng việc Nga sáp nhập 4 vùng (30-09-2022)
    Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cam kết đẩy mạnh các siêu dự án (30-09-2022)
    Ông Putin cáo buộc phương Tây đứng sau vụ rò rỉ Nord Stream (30-09-2022)
    Ukraine xin gia nhập NATO (30-09-2022)
    Máy bay chở khách của Hãng Hàng không quốc gia Myanmar bị tấn công (30-09-2022)
    Mỹ cam kết viện trợ 810 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương (29-09-2022)
    Nga tiếp tục lên tiếng về vụ rò rỉ đường ống Nord Stream (29-09-2022)
    Phần Lan đóng cửa biên giới với khách du lịch Nga (29-09-2022)
    Tăng tốc xoay trục, Nga kỳ vọng gì ở 'trò chơi năng lượng' tại châu Á? (29-09-2022)
    Những tiết lộ mới trong sự cố rò rỉ đường ống Nord Stream (29-09-2022)
    Ông Trump đề nghị dàn xếp đối thoại Nga-Ukraine, Kiev công kích 10 khu vực (29-09-2022)
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói về cuộc trưng cầu dân ý ở Ukraine (29-09-2022)
    Mỹ khuyến cáo công dân rời Nga, Kremlin tái xác định mục tiêu ở Ukraine (28-09-2022)
    Triều Tiên phóng liên tiếp hai tên lửa đạn đạo (28-09-2022)
    Ai được hưởng lợi từ kịch bản Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại? (28-09-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149094303.