Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện hệ thống 5 hang động còn nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Tổng thống Mỹ Biden gửi cảnh báo tới Iran
    Tin Việt Nam
Ra mắt và vận hành Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Hailey Bieber cầu cứu vì bị dọa giết
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Tận dụng quả trên cây cảnh sau Tết thế nào để không gây hại cho sức khỏe?
Quất, bưởi, phật thủ, cam canh… là những loại cây cảnh phổ biến chơi Tết. Việc tận dụng các loại quả này sau Tết cần có lưu ý nhất định, tránh độc hại.

Cây cảnh dùng rất nhiều chất kích thích

Sau Tết, các loại cây cảnh có quả như bưởi, quất, phật thủ… vẫn còn tươi, đẹp. Nhiều người vì tiếc nên tận dụng quả làm mứt, siro hay dùng thay chanh để cho vào món ăn. Liệu các loại quả này có an toàn cho sức khỏe.

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn chướng đau. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa… đồng thời chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ…

Còn quả quất chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm... có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị viêm họng, ho cảm, giải rượu, có lợi cho người cao huyết áp.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, nguyên cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các loại cây cảnh trưng bày trong quá trình chăm sóc không phải tuân thủ nguyên tắc an toàn như sản xuất thực phẩm. Mục đích làm ra cây cảnh là để ngắm, nên nhà vườn sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc chống rụng quả… Các loại thuốc này thậm chí được sử dụng liên tục với mục đích tạo ra cây bắt mắt nhất. Đương nhiên khi đó, quả không còn an toàn để làm thực phẩm.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho biết, quất, bưởi, phật thủ, thậm chí là cam canh... là những cây cảnh, trong quá trình chăm bón, người trồng chỉ tập trung các kỹ thuật làm sao để cây cho ra càng nhiều quả càng tốt, quả không bị sâu bọ tấn công, đẹp về hình thức là được.

Để bảo vệ được quả, cho màu sắc đẹp, tươi rói, người làm vườn phải liên tục sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, bảo quản. Vì thế, không thể tránh khỏi dư lượng thuốc còn tồn đọng trên vỏ quả, ngay cả khi đem chậu cây đó về nhà cả chục ngày.

Để không lãng phí, có thể sử dụng quất thay chanh để chế biến các món ăn. Tuy nhiên khi dùng thì phải bỏ vỏ, ngâm nước muối sạch rồi mới dùng. Tuyệt đối không sử dụng để làm thuốc, đặc biệt là phật thủ. Nếu muốn chế biến thuốc theo công thức của Đông y thì phải chọn loại quả sạch, an toàn. Đã có nhiều trường hợp sử dụng những loại quả trên cây cảnh bị ngộ độc phải đi cấp cứu.

"Không nên vì tâm lý tiếc rẻ mà cố tận dụng, chế biến thành các món khác như mứt, nước uống… vì nhiều khi ngay cả khi đã thành các món khác cũng không có nhu cầu dùng đến, rồi để lâu hỏng lại bỏ đi, rất phí công. Phải xác định đó là cây cảnh, khi đã không còn trưng làm cây cảnh được nữa thì nên bỏ đi", TS Nguyễn Văn Khải nói.

Chỉ tận dụng quả được trồng tự nhiên

Ngoài quất cảnh còn có ổi, bưởi, táo… Những cây bưởi ghép có đến vài chục quả/cây, nếu sau Tết bỏ đi thì sẽ rất phí, liệu ăn loại quả này có an toàn?

Theo TS Nguyễn Văn Khải, riêng bưởi có lớp vỏ khá dày nên hoàn toàn có thể sử dụng để ăn. Tuy nhiên lưu ý không sử dụng vỏ bưởi để chiết xuất tinh dầu hay đun nước xông vì nguy cơ hóa chất còn tồn lưu trên vỏ. Với cây cảnh khác như ổi, táo… thì tốt nhất không nên ăn, khi nào quả rụng thì nên vứt bỏ, cắt tỉa lại cành để trồng lại cây.

"Tuy vậy, đa số bưởi cảnh chỉ đẹp chứ chất lượng quả không cao. Trong khi bưởi tươi rất lâu trên cây, có thể đến vài tháng vẫn đẹp. Cách hợp lý hơn cả là cứ để cây như thế làm cảnh cho đẹp, khi nào quả rụng thì bỏ đi chứ không nên tiếc", TS Khải nói.

Quả quất có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, dễ tiêu hóa, giải nhiệt cơ thể khi nắng nóng. Loại quả này có thể được dùng để chế biến nước quất ép, nước giải khát bằng cách ngâm với đường, muối, hoặc dùng vỏ sao với gừng sắc uống. Tuy nhiên, những công dụng trên chỉ ở quả quất được trồng tự nhiên, sạch, còn với cây quất cảnh, do chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên ẩn chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Trong trường hợp vẫn muốn tận dụng những loại quả trên thì phải sơ chế cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng. Nếu chỉ rửa bằng nước lã sẽ chỉ sạch phần bụi bẩn bên ngoài, không có tác dụng khử độc tố.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, có thể ngâm quả qua vài lần nước muối để các chất độc ngấm sâu trong vỏ quả nhạt phai bớt hoặc ngâm trong các dung dịch rửa rau quả. Nếu có điều kiện, nên rửa các loại quả trên trong máy rửa hoa quả của các hãng uy tín sẽ yên tâm hơn. Sau khi ngâm, rửa kỹ, phơi quả ráo nước rồi mới cho vào lọ ngâm đường hay làm mứt tùy ý.

Với gia đình có sân vườn hay ban công, có thể tận dụng để trồng lại cây cảnh sau Tết. Nếu được chăm sóc đúng cách, cây sẽ cho quả vào đúng Tết năm sau, vừa có cây để ngắm, vừa có quả an toàn để ăn.
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thiếu kháng sinh hiếm cho bệnh nhân ngộ độc cá chép ủ muối nặng nhất (20-03-2023)
    5 bất thường khi ngủ ban đêm là dấu hiệu ung thư (20-03-2023)
    Sau khi truyền thuốc giải độc, 3 bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua nặng nhất ra sao? (19-03-2023)
    Người đàn ông cầm theo đầu con rắn đến viện sau khi bị cắn vào tay (19-03-2023)
    Cảnh báo hiểm họa từ ấm siêu tốc (15-03-2023)
    Bệnh xá đảo Trường Sa Đông mổ cấp cứu một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp (11-03-2023)
    Thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg) (11-03-2023)
    Bác sĩ cảnh báo 6 hành vi khiến buồng trứng tổn thương nhanh (11-03-2023)
    Trước khi đi ngủ uống 1 cốc nước này vừa tốt cho dạ dày vừa chống ung thư vô cùng hiệu quả (01-03-2023)
    Nam thanh niên gặp nạn vì dùng chuỗi bi kim loại 'tự sướng' (28-02-2023)
    Người đàn ông bị thủng trực tràng do dùng vòi xịt sai cách (28-02-2023)
    Indonesia tìm cách hóa giải 'cơn khát' bác sĩ chuyên khoa (27-02-2023)
    Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng (26-02-2023)
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)
    Mất 2 lít máu vì vỡ thai ngoài tử cung (03-02-2023)

Các bài viết cũ:
    Bộ Y tế: Bố trên 45 tuổi, mẹ ngoài 35 có nguy cơ sinh con bị khuyết tật (01-02-2023)
    Thói quen ăn uống vô cùng có hại, gây ung thư mà ai cũng mắc, hãy thay đổi ngay trước khi tử thần đến (30-01-2023)
    Gia tăng bệnh nhân đột quỵ khi thời tiết lạnh sâu: Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa (30-01-2023)
    Những 'đại kỵ' khi ăn bưởi, phạm phải có thể gây biến chứng chết người (26-01-2023)
    Mỹ: Vaccine COVID-19 cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới của biến thể Omicron (26-01-2023)
    Người phụ nữ mất cả hai chân vì cục máu đông: Cảnh giác với những dấu hiệu đầu tiên của bệnh (20-01-2023)
    Căn bệnh nguy hiểm rình rập khi tiệc tùng triền miên (18-01-2023)
    Nhiễm trùng môi vì làm đẹp cấp tốc (09-01-2023)
    Vì sao các chuyên gia lo ngại về 'sự nguy hiểm' của biến thể COVID-19 mới 'Kraken'? (09-01-2023)
    Biến thể phụ XBB xuất hiện tại TP.HCM có tốc độ lây lan và độc lực thế nào? (05-01-2023)
    Căn bệnh hiếm khiến bé gái Tiền Giang da toàn thân chuyển sang màu đen (02-01-2023)
    Nữ bác sĩ can thiệp bào thai hồi sinh hàng trăm em bé từ trong bụng mẹ (30-12-2022)
    Lấy búi tóc to như quả cam trong dạ dày bé gái 3 tuổi ở Đồng Nai (29-12-2022)
    Hai người ở Hà Nội có phổi đông đặc nghi do di chứng Covid-19 (29-12-2022)
    Mỹ muốn sớm có dữ liệu về trình tự gien của virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc (28-12-2022)
    Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do virus Adeno (27-12-2022)
    Hàn Quốc bắt đầu tiêm vaccine cải tiến của Moderna chống biến thể Omicron (26-12-2022)
    Người đàn ông 46 tuổi tử vong đột ngột vì nhồi máu não, bác sĩ nói: 3 thói quen cần thay đổi trước khi đi ngủ (08-12-2022)
    Hiếm gặp, ba trẻ sơ sinh mới 5-16 ngày tuổi đã mắc sốt xuất huyết (22-11-2022)
    Vi khuẩn Salmonella thường có trong thực phẩm nào và nguy hại ra sao? (22-11-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146732664.