Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Nga mở lãnh sự quán tại Armenia, gần vùng tranh chấp với Azerbaijan
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản chứng kiến ký kết 3 dự án hợp tác 500 triệu USD
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn ô tô Trung Quốc: 11 nạn nhân tử vong là người Việt
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Phía Yoo Ah In yêu sách đòi có lối đi riêng vào cơ quan điều tra
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Học sinh Việt Nam đoạt giải Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2023

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng
Béo phì nguy hiểm hơn so với suy nghĩ trước đây - có thể làm tăng 90% nguy cơ tử vong, một nghiên cứu cho thấy.

Tất cả chúng ta đều có mỡ nội tạng trong cơ thể. Không giống như mỡ dưới da, mỡ nội tạng được lưu trữ sâu bên trong bụng. Điều này là do nó hoạt động để bảo vệ và cách nhiệt các cơ quan trong cơ thể. Do đó, có một lượng mỡ nội tạng nhất định là cần thiết. Tuy nhiên, có quá nhiều mỡ nội tạng lại được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Vì vậy, giữ lượng mỡ nội tạng trong cơ thể ở mức tối thiểu là điều nên làm cho sức khỏe của bạn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ uống có thể có tác động đến lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) cho thấy việc tiêu thụ nước ngọt có ga có liên quan đến vòng eo lớn hơn. Cụ thể, tiêu thụ nước ngọt hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ béo bụng so với không tiêu thụ.

Là một phần của nghiên cứu, các học giả từ Tây Ban Nha và Mexico đã phân tích dữ liệu của hơn 2.100 người trưởng thành Tây Ban Nha trong độ tuổi từ 25-74. Cân nặng, chiều cao, vòng eo, thói quen ăn uống và tập thể dục của họ được đo vào năm 2000. 10 năm sau, các nhà khoa học tiến hành đánh giá lại.

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mối quan hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống nhiều calo không cồn, bao gồm nước ngọt, nước ép trái cây, sữa nguyên kem, sữa tách béo và ít béo với những thay đổi về vòng eo. Kết quả cho thấy, những người uống nước ngọt hàng ngày có vòng eo lớn hơn so với người uống nước trái cây và sữa. Tiêu thụ 100 kcal nước ngọt có liên quan đến việc tăng 1,1cm sau 10 năm theo dõi. Việc thay thế 100 kcal nước ngọt bằng 100 kcal sữa nguyên chất hoặc 100 kcal nước trái cây làm giảm 1,3cm và 1,1cm trong khoảng thời gian tương ứng.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết tại sao nước ngọt có tác động như vậy đối với cơ thể là do lượng đường fructose trong đó.

Chế độ ăn uống và việc tiêu thụ nước ngọt, cộng với lối sống kém lành mạnh có thể khiến bạn hấp thụ lượng calo cao hơn, góp phần dẫn đến béo phì.

Béo phì có thể làm tăng 90% nguy cơ tử vong

Thừa cân hoặc béo phì từ lâu đã được coi là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe. Chẳng hạn, thừa cân có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Đại học Colorado ở Mỹ đã gợi ý rằng thừa cân có thể làm tăng nguy cơ tử vong của bạn từ 22-91% - nhiều hơn đáng kể so với suy nghĩ trước đây.

Được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Dân số, những phát hiện này bác bỏ quan điểm cho rằng chỉ thừa cân nghiêm trọng mới làm tăng nguy cơ tử vong. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường (thường liên quan đến tình trạng thừa cân) làm tăng nguy cơ tử vong, nhưng rất ít nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao cũng có tỷ lệ tử vong cao.

Tác giả nghiên cứu, Ryan Masters, phó giáo sư xã hội học tại CU Boulder, cho biết: "Thông thường, chúng ta vẫn cho rằng chỉ số BMI cao chưa chắc đã làm tăng nguy cơ tử vong. Nguy cơ tử vong chỉ xuất hiện khi chỉ số BMI ở mức rất cao. Tôi đã nghi ngờ về những tuyên bố này".

Ông lưu ý rằng chỉ số BMI mà các bác sĩ và nhà khoa học thường sử dụng làm thước đo sức khỏe, chỉ dựa trên cân nặng và chiều cao chứ không tính đến sự khác biệt về thành phần cơ thể hoặc thời gian một người bị thừa cân. Ông giải thích: Đó là sự phản ánh tầm vóc tại một thời điểm. Nó không hoàn toàn phản ánh được tất cả các sắc thái cũng như các kích cỡ và hình dạng cơ thể tại các thời điểm khác.

Chính vì vậy, khi xử lý lại các con số, ông Masters nhận thấy những người có chỉ số BMI thấp (18,5–22,5) có nguy cơ tử vong thấp nhất, chỉ số BMI càng cao, nguy cơ tử vong càng lớn. Béo phì nguy hiểm hơn so với suy nghĩ trước đây - có thể làm tăng 90% nguy cơ tử vong. Trong khi nghiên cứu trước đây ước tính 2-3% tổng số ca tử vong ở người trưởng thành ở Mỹ là do chỉ số BMI cao, thì nghiên cứu của ông cho rằng con số này cao gấp 8 lần. Ông Masters cho biết ông hy vọng nghiên cứu này sẽ cảnh báo các nhà khoa học cần "cực kỳ thận trọng" khi đưa ra kết luận dựa trên chỉ số BMI.
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Một bệnh nhi trong vụ ngộ độc botulinum sắp được xuất viện (25-05-2023)
    Làm gì để phòng tránh sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng? (18-05-2023)
    Cà phê hòa tan có tốt cho sức khỏe không? (17-05-2023)
    Thực tế phũ phàng về liều thuốc đắt nhất thế giới, giá gần 50 tỷ đồng (16-05-2023)
    Bé trai được cứu sống do 'trúng thưởng' loại thuốc giá gần 50 tỷ đồng (16-05-2023)
    Người đàn ông 38 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối do thói quen xấu (09-05-2023)
    Sẽ đưa vaccine COVID-19 vào tiêm chủng thường xuyên (09-05-2023)
    Những tác dụng của cây xương sông với sức khỏe (17-04-2023)
    Tế bào ung thư không gieo rắc qua kim sinh thiết (15-04-2023)
    Những thói quen dẫn tới ung thư của người Việt (15-04-2023)
    Hiếm gặp: Thai phụ vỡ tử cung sau tiếng 'bập' bất thường (12-04-2023)
    Các nhà khoa học đã tìm ra một chế độ ăn mới đẩy lùi bệnh tật (09-04-2023)
    Các triệu chứng ung thư nhiều người bỏ qua (09-04-2023)
    Hy hữu: Cụ bà 83 tuổi có khối u buồng trứng khổng lồ nặng 8,1kg được phẫu thuật cắt bỏ thành công (09-04-2023)
    Vaccine ung thư và bệnh tim sẽ được 'trình làng' vào năm 2030 (08-04-2023)
    Rụng tóc bất thường cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe (08-04-2023)
    Bộ phận nào của con cóc chứa độc tố gây chết người? (07-04-2023)
    Bác sĩ nói về việc bà nội 51 tuổi mang thai và sinh con nặng 3,2 kg (07-04-2023)
    Phát hiện ung thư thực quản khi đi khám thận (06-04-2023)
    Mỹ đầu tư 300 triệu USD xây cơ sở dữ liệu nghiên cứu bệnh Alzheimer (03-04-2023)

Các bài viết cũ:
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)
    Mất 2 lít máu vì vỡ thai ngoài tử cung (03-02-2023)
    Tận dụng quả trên cây cảnh sau Tết thế nào để không gây hại cho sức khỏe? (02-02-2023)
    Bộ Y tế: Bố trên 45 tuổi, mẹ ngoài 35 có nguy cơ sinh con bị khuyết tật (01-02-2023)
    Thói quen ăn uống vô cùng có hại, gây ung thư mà ai cũng mắc, hãy thay đổi ngay trước khi tử thần đến (30-01-2023)
    Gia tăng bệnh nhân đột quỵ khi thời tiết lạnh sâu: Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa (30-01-2023)
    Những 'đại kỵ' khi ăn bưởi, phạm phải có thể gây biến chứng chết người (26-01-2023)
    Mỹ: Vaccine COVID-19 cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới của biến thể Omicron (26-01-2023)
    Người phụ nữ mất cả hai chân vì cục máu đông: Cảnh giác với những dấu hiệu đầu tiên của bệnh (20-01-2023)
    Căn bệnh nguy hiểm rình rập khi tiệc tùng triền miên (18-01-2023)
    Nhiễm trùng môi vì làm đẹp cấp tốc (09-01-2023)
    Vì sao các chuyên gia lo ngại về 'sự nguy hiểm' của biến thể COVID-19 mới 'Kraken'? (09-01-2023)
    Biến thể phụ XBB xuất hiện tại TP.HCM có tốc độ lây lan và độc lực thế nào? (05-01-2023)
    Căn bệnh hiếm khiến bé gái Tiền Giang da toàn thân chuyển sang màu đen (02-01-2023)
    Nữ bác sĩ can thiệp bào thai hồi sinh hàng trăm em bé từ trong bụng mẹ (30-12-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147536611.