Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin
    Tin Việt Nam
Việt Nam nêu vấn đề hợp tác công nghiệp bán dẫn và AI giữa Mỹ và ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
Phiên đấu giá 'Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Milon tại Hà Nội
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nỗ lực của Nhật Bản trong vai trò tiên phong
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Hiroshima (Nhật Bản) từ ngày 19 - 21/5 trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động phức tạp và khó lường. Giới chuyên gia cho rằng để giải quyết được những cuộc khủng hoảng hiện nay, G7 cần phải đạt được nhận thức chung trong một loạt vấn đề.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản là truyền tải thông điệp “xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. Theo Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, cần có các nỗ lực chính trị và ngoại giao để hiện thực hóa thông điệp này. Ông nhấn mạnh nền tảng của các nỗ lực chung là sự tin tưởng lẫn nhau và nền tảng của quan hệ tin cậy là sự minh bạch của các quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong bài phỏng vấn đài truyền hình NHK, Thủ tướng Kishida cho biết Hiroshima, nơi từng gánh chịu thảm họa bom nguyên tử năm 1945, là địa điểm phù hợp, có ý nghĩa để các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Tong Zhao, chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân của Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nhận định rằng một tuyên bố chung về vũ khí hạt nhân sẽ hỗ trợ tăng cường sự tin cậy, đồng thời tạo sức ép quốc tế cần thiết với các nước muốn theo đuổi tăng cường vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo chuyên gia, dù tuyên bố chung của G7 sẽ thể hiện sự đoàn kết trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng khó có thể đem lại hiệu quả thực chất.

Báo Japan Times trong bài bình luận ngày 17/5 cho rằng với tư cách là thành viên duy nhất của G7 tại châu Á, Nhật Bản là đại diện cho tiếng nói của châu lục tại diễn đàn này. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhật Bản trên cương vị chủ tịch đương nhiệm G7, trong bối cảnh các nước phương Tây ngày càng quan tâm đến châu Á cũng như sự gắn kết chặt chẽ của châu Á với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thủ tướng Kishida nhấn mạnh các nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đang diễn ra ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông, vì vậy Đông Á đang ở trong một môi trường an ninh phức tạp và nghiêm trọng.

Giáo sư Go Ito, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa học Chính trị, Đại học Meiji, cho rằng các nước G7 sẽ bày tỏ phản đối việc sử dụng vũ lực quân sự thay đổi hiện trạng. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Á tại Viện Nghiên cứu Brookings, Mireya Solís, bình luận rằng tập trung chính sách đối ngoại để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở là “đại chiến lược của Nhật Bản”.

Ngoài ra, sự hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực được đánh giá là thách thức và quan ngại song cũng là yếu tố tích cực đối với các nước G7. Chính vì vậy, đối thoại và hợp tác với Trung Quốc trong những vấn đề như chống biến đổi khí hậu, là điều cần thiết. Thủ tướng Nhật Bản thừa nhận mỗi nước G7 có vị trí địa chính trị khác nhau nên quan điểm trong xử lý quan hệ với Trung Quốc cũng có khác biệt, tuy nhiên Nhật Bản đã và đang nỗ lực để đạt được thống nhất. Giới chuyên gia dự đoán G7 sẽ gửi đến Trung Quốc thông điệp chung, trong đó bày tỏ mong muốn Trung Quốc thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế.

Khủng hoảng Nga - Ukraine cũng là một chủ đề lớn. Tuyên bố chung của G7 sẽ bày tỏ quan điểm về việc chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và cam kết sẽ nỗ lực hết sức để khôi phục hòa bình tại khu vực này. Nghiên cứu viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), bà Maria Snegovaya, đánh giá Nga đã chứng tỏ được khả năng thích ứng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, trong khi xung đột dự kiến kéo dài. Chính vì vậy, chắc chắn các cuộc thảo luận tại Hiroshima sẽ đề cập đến cam kết hỗ trợ Ukraine và cách biện pháp tiếp theo đối với Nga.

Bên cạnh những vấn đề an ninh, hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến sẽ thảo luận về năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, y tế toàn cầu, trí tuệ nhân tạo (AI) và tăng cường hợp tác đa phương… để thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Việc một số ngân hàng của Mỹ sụp đổ trong thời gian gần đây cho thấy sự bất ổn của nền kinh tế. Tổng thống Joe Biden đến Hiroshima trong khi Mỹ đang cận kề nguy cơ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công. Kịch bản vỡ nợ nếu xảy ra sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, G7 lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang kiên cường hơn dự kiến mặc dù lạm phát vẫn tăng cao. Các ngân hàng trung ương quyết tâm kiềm chế giá cả và Tổng thống Biden dự kiến sẽ quay về Mỹ ngay sau khi kết thúc G7 để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.

Ngoài vấn đề lạm phát và nguy cơ suy thoái, nền kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với những rào cản không thể vượt qua nếu các nước không hợp tác lành mạnh về thương mại và đầu tư. Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI), ông Nishimura Yasutoshi, nhấn mạnh phải xây dựng một thế giới nơi “các quốc gia xích lại gần nhau dựa trên lòng tin và tăng cường hợp tác dưới ngọn cờ thương mại tự do, không sa vào chủ nghĩa bảo hộ”.

Đối với biến đổi khí hậu, Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy chuyển đổi xanh, hướng tới việc tạo ra những thay đổi mang tính đột phá với mục tiêu không để nỗ lực cắt giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế rơi vào mối quan hệ đánh đổi. Nội dung thảo luận về biến đổi khí hậu có thể sẽ là đề xuất của Nhật Bản về việc thực hiện quá trình trung hòa carbon theo cách hoàn toàn tương thích với việc đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định, dựa trên những lộ trình thực tế và đa dạng đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia.

Nhật Bản dự kiến cũng sẽ đề cập đến AI, đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực AI đang phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự xuất hiện của ứng dụng ChatGPT. Giáo sư Go Ito nhận định sự phát triển của AI mặc dù rất tiện lợi, nhưng nếu không có quy định rõ ràng về luật thì sẽ xảy ra tình trạng dễ dàng sử dụng tài sản trí tuệ của người khác. Giáo sư Go Ito dự đoán cho dù có thể chưa đưa ra luật cụ thể ngay, nhưng hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ xác nhận tầm quan trọng của việc xây dựng luật liên quan tới các công nghệ hiện đại.

Trong nỗ lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ thảo luận về tăng cường hợp tác giữa nhóm G7 với các nước mới nổi và đang phát triển. Theo nhận định của giới chuyên gia, đây là các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng phát triển kinh tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp G7 khắc phục khủng hoảng giá cả, năng lượng, lương thực hay gián đoạn chuỗi cung ứng.

Nhật Bản đã mời các nhà lãnh đạo của 8 nước ngoài G7 gồm Việt Nam, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Quần đảo Cook, Comoros và Hàn Quốc tham dự hội nghị mở rộng của nhóm. Giáo sư Go Ito bình luận hội nghị thượng đỉnh G7 lần này là cơ hội để thảo luận vấn đề hợp tác với các nước đang phát triển và mới nổi. Tokyo hy vọng các thảo luận này sẽ chứng tỏ G7 ngày càng tập trung vào hợp tác.

Ông Suzuki Hitoshi, nghiên cứu viên cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Địa kinh tế, cho rằng hội nghị thượng đỉnh G7 mang đến cơ hội quý giá để Nhật Bản thực hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu, song cũng là thách thức đối với nỗ lực chứng tỏ vai trò của Nhật Bản trong việc đóng góp thực tế vào hòa bình và ổn định của thế giới.

Với vị thế và tầm ảnh hưởng của mình, G7 không nên chỉ là khuôn khổ hợp tác vì lợi ích của các nước thành viên. Thay vào đó, đây phải là một diễn đàn vì lợi ích của toàn thế giới, giúp thúc đẩy cộng đồng quốc tế cùng phối hợp, xây dựng một con đường tiến lên phía trước.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin (11-10-2024)
    Tổng thống Ukraine bàn với các đồng minh châu Âu kế hoạch chấm dứt xung đột (11-10-2024)
    Tiền tuyến Ukraine có suy cơ sụp đổ, Nga cắm cờ nhiều nơi ở Donetsk (10-10-2024)
    Nga có thể đòi Ukraine bồi thường thiệt hại do xung đột quân sự (09-10-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky có thể nới quan điểm trong đàm phán với Nga (09-10-2024)
    Hungary hoãn thông qua thỏa thuận về khoản vay khẩn cấp cho Ukraine (08-10-2024)
    Con trai của Osama bin Laden bi trục xuất khỏi Pháp vì ủng hộ khủng bố (08-10-2024)
    Nghi ngờ về chiến lược Donbass của Ukraine: Rút lui chậm, tối đa hóa tổn thất của Nga (08-10-2024)
    Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần? (08-10-2024)
    'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới (07-10-2024)
    Nga tấn công căn cứ không quân Ukraine bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal (07-10-2024)
    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: Ukraine và phương Tây không có ý định hòa bình (07-10-2024)
    Thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN đóng vai trò chủ chốt giải quyết khủng hoảng ở Myanmar (07-10-2024)
    Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp nhân một năm ngày bùng phát xung đột tại Gaza (07-10-2024)
    Iran lên danh sách mục tiêu tấn công trả đũa tiếp theo vào Israel (06-10-2024)
    Tuyên bố mới của Thủ tướng Israel về đòn đáp trả Iran (06-10-2024)
    Nga: Belarus có thể sử dụng hạt nhân nếu Ukraine tấn công (06-10-2024)
    Israel tăng cường lực lượng gần Gaza, không kích Syria, nhắm tới Iran (06-10-2024)
    Cháy nhà hai tầng ở Ấn Độ khiến 7 người trong một gia đình thiệt mạng (06-10-2024)
    Xả súng ở Israel khiến nhiều người thương vong (06-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Căng thẳng ngoại giao mới giữa Nga với Phần Lan và CH Séc (18-05-2023)
    Quyết định gây thất vọng của Tổng thống Biden (18-05-2023)
    Thủ tướng Armenia nhất trí gặp Tổng thống Azerbaijan tại Moskva (18-05-2023)
    Quốc gia NATO cảnh báo về lằn ranh đỏ của Tổng thống Putin (18-05-2023)
    Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ gặp nhau tại thành phố Hiroshima (18-05-2023)
    Điện Kremlin thông báo về trường hợp 3 nhà khoa học tên lửa bị cáo buộc tội phản quốc (17-05-2023)
    Nga đóng băng tài sản của các phái bộ ngoại giao Phần Lan (17-05-2023)
    Các phi công tiêm kích hạng ace của Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp đảm (17-05-2023)
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được gia hạn 2 tháng (17-05-2023)
    Tư lệnh Mỹ tại châu Âu cảnh báo sức mạnh đáng gờm của quân đội Nga (17-05-2023)
    Quan chức tình báo Ukraine kêu gọi lập khu phi quân sự dài 100km với Nga (17-05-2023)
    Nga cảnh báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ba Lan (16-05-2023)
    Hãng hàng không quốc gia Gruzia nối lại đường bay thẳng đến Nga (16-05-2023)
    Quan chức cấp cao Israel bí mật thăm Nga (16-05-2023)
    Ukraine trước nhiệm vụ chưa từng có khi tiến vào các tử địa do Nga kiểm soát (16-05-2023)
    Ukraine tuyên bố bắn hạ loạt Kinzhal, Nga nói phá hủy Patriot (16-05-2023)
    Vật cản của Trung Quốc với thương mại Trung, Đông Âu (16-05-2023)
    Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ: Liên minh của Tổng thống T. Erdogan giành hơn 50% số ghế trong Quốc hội (15-05-2023)
    Các đảng đối lập Thái Lan nhất trí liên minh sau thắng lợi bầu cử (15-05-2023)
    Ông Erdogan được chúc mừng dù chưa chính thức thắng cử (15-05-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155996749.