Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển năm 2025: Nha Trang say Hi
    Tin Thế Giới
Hệ thống THAAD do Mỹ sản xuất có thể bảo vệ Israel khỏi tên lửa Iran?
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì chiêu đãi chính thức Tổng thống Litva
    Tin Cộng Đồng
Cộng đồng người Việt tại Israel vẫn an toàn, một gia đình bị ảnh hưởng nhẹ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Trump thu hồi quy chế miễn thuế cho Đại học Harvard
    Văn Nghệ
Thanh Thủy trở thành một trong những 'Hoa hậu đẹp nhất thế giới' năm 2024
    Điện Ảnh
An Dĩ Hiên sống khốn khổ sau khi chồng ngồi tù
    Âm Nhạc
Á quân Tiếng hát Việt toàn cầu đổi nghệ danh, ra album đầu tay
    Văn Học
Thái Bình, Kon Tum: Chuẩn bị chu đáo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích 'đại bàng chiến' F-16 của Mỹ
Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện giữa máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của phương Tây với các đối thủ do Nga sản xuất như tiêm kích Su-30, Su-35 hay MiG-31.

Mỹ vừa bật đèn xanh cho các đồng minh châu Âu cung cấp máy bay chiến đấu tiên tiến cho Ukraine, trong đó có cả những chiếc F-16 do nước này sản xuất, trong một động thái tăng cường sự ủng hộ đối với Kiev.

Truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức trong chính phủ Mỹ cho biết, Tổng thống Biden cũng chấp thuận cho các nước đồng minh đào tạo phi công Ukraine trước khi việc chuyển giao được thực hiện. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, một số quan chức Mỹ nói rằng, Washington sẽ ủng hộ “nỗ lực chung của các đồng minh và đối tác đào tạo phi công Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, trong đó có cả F-16”.

Trước đó, việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây cho Ukraine cũng diễn ra theo quỹ đạo tương tự. Mỹ và một số đồng minh châu Âu như Đức và Anh ban đầu từ chối nhưng sau đó đã bày tỏ sự sẵn sàng. Washington tuyên bố sẽ chuyển giao xe tăng Abrams. Còn Berlin và London nhất trí cung cấp xe tăng Leopard 2 và Challenger 2 cho Kiev.

Cuộc đụng độ thế kỷ

Giới phân tích cho rằng, quyết định của phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử quân sự. Tuy nhiên, việc chuyển giao có thể mất nhiều tháng do tính chất phức tạp của hoạt động bảo trì và vận hành loại máy bay này.

Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện giữa máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của phương Tây với các đối thủ do Nga sản xuất như tiêm kích Su-30, Su-35 hay MiG-31. Cuộc không chiến này sẽ được các chiến lược gia, chỉ huy quân sự, phi công và các nhà khoa học theo dõi sát sao vì nó có thể xác định hướng đi của lĩnh vực hàng không quốc phòng trong nhiều thập kỷ tới. Kết quả của cuộc đụng độ giữa F-16 và Su-30/35 cũng sẽ tác động đến nhiều điểm nóng quan trọng trên thế giới như Ấn Độ - Pakistan hay Iran và Israel (Iran đã hoàn tất thỏa thuận mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga còn Israel đã mua F-16 của Mỹ)

Không quân Pakistan (PAF) và Không quân Ấn Độ (IAF) được cho là những nhà vận hành hàng đầu đối với máy bay F-16 và Su-30. Ấn Độ hiện vẫn sử dụng MiG-21, MiG-29 và có Su-30MKI làm chiến đấu cơ chủ lực. Ngoài ra, nước này cũng vận hành những máy bay khác như MiG-27, MiG-23, and MiG-25.

Trong cuộc không chiến ngày 27/2/2019 tại khu vực Kashmir, một số tiêm kích F-16 của Pakistan được cho là đã quay đầu khi phát hiện ra Su-30 của Ấn Độ. Điều này cho thấy ưu thế vượt trội của Su-30. Nhưng cũng trong trận chiến này, tiêm kích F-16 của Pakistan đã phóng tên lửa không đối không bắn hạ một chiếc MiG-21 của không quân Ấn Độ.

Còn tại Trung Đông, Nga hiện đang chuyển giao máy bay chiến đấu Su-35 cho Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF) sau khi hai bên ký kết một thỏa thuận mua bán vào tháng 3. Đối thủ chính của Iran trong khu vực là Israel đã sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của chiến đấu cơ F-16 kể từ những năm 1980. Hiện phiên bản tiên tiến nhất mà Israel đang vận hành là F-16I. Các chuyên gia lo ngại nếu căng thẳng giữa hai nước leo thang thì điều này có thể dẫn tới một cuộc đụng độ, với việc các bên triển khai tiêm kích Su-35 và F-16 trong giao tranh.

Một chuyên gia quân sự Ấn Độ cho rằng, đến thời điểm hiện tại đã có một số cuộc đối đầu giữa máy bay chiến đấu F-16 và máy bay Sukhoi, nhưng không phải là một cuộc đối đầu toàn diện. Nếu Ukraine chính thức tiếp nhận F-16 thì những tiêm kích tối tân của Nga như Su-35, Su-30SM2 sẽ có nhiều cơ hội săn lùng máy bay do Mỹ sản xuất hơn bao giờ hết.

Đọ sức mạnh của F-16 và Su-35

F-16 và Su-35 đều là máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng khác nhau đáng kể về thiết kế, năng lực và hiệu suất. F-16 (hay còn gọi là Fighting Falcon) là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, có phiên bản một hoặc hai chỗ ngồi, do tập đoàn General Dynamics (nay là Lockheed Martin) của Mỹ chế tạo. Mỹ đã biên chế máy bay này cho lực lượng không quân vào năm 1978 và sau đó xuất khẩu sang nhiều nước khác. Kể từ năm 1979, tiêm kích thế hệ thứ 4 này đã được nâng cấp và cải tiến khá nhiều, giúp nó có một số tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, trong đó phải kể đến radar hiện đại.

F-16 được đánh giá cao về tính cơ động, tốc độ và phạm vi hoạt động, đồng thời có khả năng mang nhiều loại vũ khí, chẳng hạn như tên lửa hoặc bom. F-16 tuy chỉ có một động cơ nhưng có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.100 km/h). Máy bay có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Nó được trang bị một khẩu pháo đa nòng M-61A1 20 mm và có thể mang theo 6 tên lửa không đối không.

Trong khi đó, Su-35 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hai động cơ hạng nặng. Tổ chức tư vấn RAND Corporation mô tả đây là "máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng đặc trưng của Nga". Su-35 Flanker-E được trang bị nhiều cảm biến và hệ thống điện tử hàng không hiện đại giúp tăng cường khả năng chiến đấu và cho phép nó hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau.

Máy bay sử dụng radar Irbis-E Passive Electronically Scanned Array (PESA), có thể phát hiện và theo dõi các vật thể trên không và trên mặt đất ở khoảng cách rất xa, đồng thời có khả năng lập bản đồ và cung cấp hình ảnh với độ phân giải cao. Nó cũng có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu tầm thấp, không bị gây nhiễu hoặc can thiệp.

Su-35 được trang bị một pháo 30mm GSh301 để phục vụ cận chiến cùng nhiều loại rocket và tên lửa để tấn công mục tiêu tầm gần và tầm xa.

Theo các chuyên gia quân sự, Su-35 mang lại nhiều lợi thế về hiệu suất hơn so với tiêm kích F-16. Nó có tốc độ nhanh hơn, tối đa đạt đến Mach 2,25, tầm hoạt động lớn hơn (hơn 3.600 km) và hệ thống radar mạnh hơn. Do sử dụng công nghệ vectơ lực đẩy vượt trội, nó có thể thực hiện những cú ngoặt cực chính xác. Chiến đấu cơ này Su-35 được cho là linh hoạt hơn F-16.

Tuy vậy, F-16 cũng có những lợi thế riêng biệt. Nó nhẹ hơn hơn Su-35, phù hợp với các cuộc không chiến. F-16 cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn và dễ bảo trì hơn Su-35.

Theo các chuyên gia quân sự, kết quả của một cuộc đối đấu giữa F-16 và Su-35 không chỉ phụ thuộc vào tính năng của mỗi loại máy bay, mà còn phụ thuộc vào quá trình huấn luyện của phi công, hệ thống vũ khí đi kém, môi trường và địa hình nơi diễn ra cuộc chiến. Tóm lại, những cuộc không chiến hiện đại khá phức tạp và thường kết hợp nhiều yếu tố khác ngoài khả năng hoạt động của máy bay./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hệ thống THAAD do Mỹ sản xuất có thể bảo vệ Israel khỏi tên lửa Iran? (14-06-2025)
    Iran chuẩn bị phóng khoảng 2.000 rocket vào Israel? (14-06-2025)
    Iran: Thêm hai tướng cấp cao thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel (14-06-2025)
    Israel nguy cơ bị 2.000 tên lửa tấn công, ô nhiễm phóng xạ ở cơ sở hạt nhân Iran (14-06-2025)
    Đồng minh bắt đầu trừng phạt quan chức Israel (14-06-2025)
    'Chỉ số sợ hãi' tăng vọt trong bối cảnh Israel, Iran đụng độ (14-06-2025)
    Mông Cổ: Khủng hoảng chính trị từ những chiếc xe sang và túi xách đắt tiền (14-06-2025)
    Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Một 'cánh cửa' mới đã thực sự mở? (14-06-2025)
    Thực hư vụ Israel mất 2 tiêm kích F-35 trên bầu trời Iran (14-06-2025)
    UAV Geran của Nga lao thẳng từ 5.000m xuống mục tiêu, Ukraine gặp khó (12-06-2025)
    Hàn Quốc ngừng phát loa sang Triều Tiên, hy vọng bình thường hóa quan hệ (11-06-2025)
    Elon Musk thừa nhận hối tiếc vì công kích ông Trump (11-06-2025)
    Siêu pháo Triều Tiên gây áp lực trên chiến trường Ukraine (11-06-2025)
    Nga tấn công quy mô lớn vào sân bay quân sự của Ukraine (09-06-2025)
    Nga bất ngờ tập kích đảo Rắn bằng tên lửa Kh-22 (09-06-2025)
    Nga, Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh đợt đầu tiên sau thỏa thuận tại Istanbul (09-06-2025)
    Nga mở đợt tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất vào Ukraine (09-06-2025)
    Ukraine hứng 'mưa hỏa lực': Nga tung gần 500 vũ khí trong đòn tấn công chưa từng có (09-06-2025)
    Lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ với 12 nước chính thức có hiệu lực từ ngày mai (9/6) (08-06-2025)
    Tỷ phú Elon Musk từng ẩu đả trong Nhà Trắng khiến Tổng thống Trump tức giận? (08-06-2025)

Các bài viết cũ:
    Nga cảnh báo 'rủi ro lớn' nếu phương Tây cung cấp F-16 cho Ukraine (21-05-2023)
    Chó dữ cắn chết người, Bộ NN-PTNT nói gì về đề xuất cấm nuôi? (21-05-2023)
    Nga xem xét yêu cầu Ba Lan bồi thường hàng trăm tỉ USD chiến tranh (21-05-2023)
    Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích 'đại bàng chiến' F-16 của Mỹ (21-05-2023)
    Tới lượt tổ hợp phòng không S-300 của Ukraine vào tấm ngắm của Nga (21-05-2023)
    Cảnh sát Pakistan lục soát nhà cựu Thủ tướng Imran Khan (19-05-2023)
    Xác định được vị trí tàu cá Trung Quốc bị lật trên Ấn Độ Dương (19-05-2023)
    Con số khiến Bắc Kinh 'đau đầu' dai dẳng (19-05-2023)
    Thủ tướng Nga sắp thăm chính thức Trung Quốc (19-05-2023)
    G7 ủng hộ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen (19-05-2023)
    Ngỡ ngàng cảnh sofa bay trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ (19-05-2023)
    Trung Quốc cung cấp cho Trung Á gần 4 tỷ USD vốn và viện trợ không hoàn lại (19-05-2023)
    Ukraine nói Nga tấn công tên lửa vào Kiev với mức độ 'chưa từng có' (18-05-2023)
    Nỗ lực của Nhật Bản trong vai trò tiên phong (18-05-2023)
    Căng thẳng ngoại giao mới giữa Nga với Phần Lan và CH Séc (18-05-2023)
    Quyết định gây thất vọng của Tổng thống Biden (18-05-2023)
    Thủ tướng Armenia nhất trí gặp Tổng thống Azerbaijan tại Moskva (18-05-2023)
    Quốc gia NATO cảnh báo về lằn ranh đỏ của Tổng thống Putin (18-05-2023)
    Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ gặp nhau tại thành phố Hiroshima (18-05-2023)
    Điện Kremlin thông báo về trường hợp 3 nhà khoa học tên lửa bị cáo buộc tội phản quốc (17-05-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chết Hụt


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 164774407.