Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Hezbollah hé lộ cách giăng bẫy ở ngôi làng biên giới khiến Israel tổn thất nặng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ai-len Michael Higgins và nhiều hoạt động quan trọng tại Ai-len
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình
Không đợi đến khi vào đại học, nhiều đứa trẻ Việt Nam đã 'chết dần' theo cách đó ngay từ thời phổ thông.


Theo TS. Nguyễn Thị Thu Huyền, đồng tác giả các cuốn sách: Dưỡng Trí Não Con Tinh và Chăm Trái Tim Con Ấm: Trẻ phải vui vẻ, hứng thú với việc học, được lựa chọn và hỗ trợ theo đuổi những lĩnh vực học phù hợp với năng lực và sở thích. Tuy nhiên, các em quay cuồng giữa đống bài vở, căng thẳng với các kỳ thi và bài kiểm tra, mệt mỏi rã rời trong những giờ học, không nhìn thấy trẻ có bất cứ niềm vui nào, kể cả với việc học.

Học để sống hay học để chết? - Câu hỏi đầy nhức nhối từ nữ tiến sĩ cùng những câu chuyện được chia sẻ khiến nhiều cha mẹ giật mình:

"Khi còn đang học ở Anh, nửa đêm nọ, tôi nhận được tin nhắn từ một người em quen biết cũng đang học tập tại Anh: “Chị, chị đọc bài viết “Harvard, bốn rưỡi sáng chưa”? Em ước gì nó biến khỏi Internet”.

Là người đồng hành cùng cậu ấy để đi qua chuỗi ngày khổ sở vì chứng trầm cảm do áp lực học, hơn ai hết, tôi hiểu vì sao cậu ấy ước bài viết kia chưa từng xuất hiện. Tôi cũng ước như em khi chứng kiến cảnh nhiều người Việt hào hứng chia sẻ và tán tụng bài viết này, dù nó phiến diện và có những chi tiết không đúng sự thật. Tôi nhận ra đằng sau sự tung hô đó là cả một quan niệm sai lầm và ám ảnh về sự học.

Số đông người Việt vẫn coi việc học cật lực, bán cả sinh mạng như kiểu các sinh viên Harvard mà bài viết đó mô tả là con đường duy nhất để thành công! Không ai nghĩ rằng việc học với áp lực kinh khủng như vậy có thể khiến những đứa trẻ Việt Nam phải trả giá đắt đến thế nào!

Cậu sinh viên kể trên từng học rất chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt kết quả thật cao và nhận được sự công nhận giỏi giang của mọi người. Cậu từng “cày như điên” để thi đậu vào trường chuyên cấp 3 với mong muốn được trường cấp 2 mời trở về và khen thưởng.

Công thức Học + Học + Học + ... = Thành công ám ảnh cậu suốt thời niên thiếu cho đến khi sang Anh học. Trong hai năm đầu học tại Anh, gồm học dự bị và năm nhất, cậu đạt kết quả xuất sắc. Cậu chúi đầu vào bài vở cả ngày lẫn đêm, kết bạn giới hạn, không vui chơi, giải trí.

Năm hai, khi việc học khó khăn hơn cùng với áp lực phải tìm cơ hội thực tập, xin việc, cậu căng thẳng và hoảng hốt. Nghĩ đến việc cha mẹ đã bỏ ra số tiền không nhỏ cho mình du học, cậu càng không cho phép mình được nghỉ ngơi.

Mỗi ngày, cậu vẫn lên thư viện và ở lại tới tận nửa đêm, nhưng tất cả các bài tập, bài thi đều dở dang. Làm sao có thể tập trung và hoàn thành tốt bài vở khi luôn ở trạng thái căng thẳng? Tệ hơn, cậu không có bất cứ cách thức nào để giải tỏa những căng thẳng đó. Cậu cũng không có ý nghĩ là cần chia sẻ khó khăn của mình với người khác.

Mọi chuyện trở nên tồi tệ khi cậu nhận kết quả cuối năm: Tất cả các môn đều rớt. Cậu không ngừng trách bản thân rằng "mình không đáng sống", "mình có lỗi với cha mẹ". Cậu gần như không thể ngủ được, rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm chí có ý định tự tử để trốn tránh thực tại.

Chúng tôi đã rất vất vả để giữ được cậu và đưa cậu trở về cuộc sống bình thường. Tuy không học ở Harvard nhưng kiểu học của cậu ấy y hệt kiểu bài báo vớ vẩn kia đã sùng bái! Đáng tiếc là kiểu học đó không mang lại thành công hay hạnh phúc mà suýt cướp đi mạng sống của cậu! Và tôi biết, cậu không phải là trường hợp duy nhất! Buổi sáng hôm đọc bài viết ở Harvard ấy, trên Facebook của tôi, một người bạn chia sẻ thông tin đau buồn: Một cậu bé lớp Tám nhảy lầu tự tử trong trường học vì bị áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ.

Tôi tin chắc rằng cha mẹ của cậu bé ấy chỉ mong muốn bé học giỏi để sau này có tương lai rực rỡ. Họ không mong con mình kết thúc cuộc đời ở cái tuổi quá trẻ như vậy. Tuy nhiên, việc cả xã hội này (không riêng gì cha mẹ) nhồi nhét vào đầu nhiều đứa trẻ ý nghĩ: "Phải học, học, học thật nhiều, phải đạt thành tích thật cao trong nhà trường thì sau này mới có việc làm tốt, chức vụ cao, kiếm được nhiều tiền" đã đẩy nhiều đứa trẻ vào chỗ chết!

Những cái chết theo đúng nghĩa đen khi trẻ cảm thấy không còn chịu nổi áp lực của sự học và những kỳ vọng từ người lớn. Khi trẻ liên tục gặp thất bại trong việc học (theo định nghĩa phổ biến của xã hội), chúng tin mình là "đồ bỏ đi" và chọn cái chết như một điều "đáng phải thể".

Không chỉ có những cái chết theo nghĩa đen, việc vùi đầu vào học điên cuồng kiểu quên ăn, quên ngủ, quên chơi còn có thể khiến người học "chết" về mặt tinh thần, khiến họ không khác gì những cái xác sống (zombie).

Không đợi đến khi vào đại học, nhiều đứa trẻ Việt Nam đã "chết dần" theo cách đó ngay từ thời phổ thông. Lịch trình của trẻ được sắp đặt mỗi ngày là: Nhà - trường học - lớp học thêm - nhà! Các em quay cuồng giữa đống bài vở, căng thẳng với các kỳ thi và bài kiểm tra, mệt mỏi rã rời trong những giờ học.

Tôi không nhìn thấy trẻ có bất cứ niềm vui nào, kể cả với việc học. Chúng cũng không có cơ hội được nhận biết sở thích, đam mê riêng của bản thân, không biết cách giao tiếp với người khác, không thấy trách nhiệm của bản thân với cộng đồng,... Đời sống tinh thần của trẻ chứa đựng nhiều những xúc cảm tiêu cực hơn là tích cực.

Việc học vốn dĩ có ý nghĩa tốt đẹp, giúp con người phát triển bản thân và từ đó mang lại những lợi ích cho xã hội. Kết quả đó chỉ có thể đạt được khi đứa trẻ được học cả kiến thức khoa học lẫn kiến thức đời sống, rèn luyện cả kỹ năng học thuật lẫn xã hội. Quan trọng nhất, trẻ phải vui vẻ, hứng thú với việc học, được lựa chọn và hỗ trợ theo đuổi những lĩnh vực học phù hợp với năng lực và sở thích.

Học tập là để có cuộc sống tốt hơn chứ không phải để đẩy bản thân đến gần với "cái chết" theo nghĩa đen hay nghĩa bóng!".
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội (30-09-2024)
    Những cặp anh em cùng giành huy chương Olympic quốc tế (20-09-2024)
    'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội (09-09-2024)
    Cơ hội nhận chuyến đi Hồng Kông từ cuộc thi HKU Vietnam Innovation (09-09-2024)
    Bộ Ngoại giao thông tin về hoạt động của trường Đại học Fulbright Việt Nam (26-08-2024)
    Vì sao thí sinh đạt 9,5 điểm/môn vẫn trượt đại học (19-08-2024)
    Môn phái độc đáo khi các cao thủ kiếm thuật đều mê âm nhạc (04-08-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tình yêu văn học (28-07-2024)
    Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63 (21-07-2024)
    6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương, bằng khen tại Olympic Toán quốc tế 2024 (20-07-2024)
    Trải lòng của 2 thủ khoa khối C toàn quốc ở Nghệ An (17-07-2024)
    Học sinh Trường Ngô Sĩ Liên đạt giải vàng tại cuộc thi quốc tế năm 2024 (10-07-2024)
    Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT' (26-06-2024)
    Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024 (15-06-2024)
    Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên (29-05-2024)
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Bạn biết gì về Ngày Quốc tế Thiếu nhi? (31-05-2023)
    Bất cập từ việc chọn sách giáo khoa kiểu 'đồng phục' (29-05-2023)
    Học sinh Việt Nam đoạt giải Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2023 (22-05-2023)
    Thủ tướng: Cần có cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học (17-05-2023)
    Kỳ tích nam sinh xứ Nghệ lọt top 1% điểm SAT cao nhất thế giới (16-05-2023)
    Học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cao nhất 82 triệu đồng (15-05-2023)
    Hà Nội: Gần 95% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT xét tuyển đại học (13-05-2023)
    Đấu trường chứng khoán cho sinh viên toàn quốc (10-05-2023)
    Một trường tổ chức thi nhầm ngày, học sinh toàn tỉnh Bình Dương phải thi lại (05-05-2023)
    Học phí đại học chạm trần, các trường loay hoay tự chủ (03-05-2023)
    Nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2023 (16-04-2023)
    Sai lầm trong việc giáo dục con mà nhiều cha mẹ mắc phải (15-04-2023)
    Thí sinh lỡ kỳ thi chứng chỉ TOPIK vì không đến trước 30 phút (10-04-2023)
    Thầy giáo ở Mỹ bị sa thải vì yêu cầu học sinh viết cáo phó (08-04-2023)
    Căng thẳng giữa tự nhiên và văn hóa (03-04-2023)
    Sinh viên Việt đạt giải thi tìm kiếm công nghệ quan trắc sông Mekong (03-04-2023)
    Thủ tướng thăm, trao quà cho làng SOS Nha Trang và trẻ mồ côi do COVID-19 (01-04-2023)
    Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ (22-03-2023)
    Những chàng trai 'Vàng' Olympic quốc tế (22-03-2023)
    Cậu bé học đến kiến thức cấp 3 khi mới 8 tuổi (18-03-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155893422.