Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Hezbollah hé lộ cách giăng bẫy ở ngôi làng biên giới khiến Israel tổn thất nặng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ai-len Michael Higgins và nhiều hoạt động quan trọng tại Ai-len
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Bình Thuận: Thông tin làm rõ việc chuyển đổi hơn 600 ha rừng để làm hồ nước Ka Pét
Chiều 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về tầm quan trọng của dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam; đồng thời, cung cấp thông tin làm rõ việc chuyển đổi hơn 600 ha rừng để làm hồ nước này.
Theo đó, dự án Hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội Quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023. Dự án hồ chứa nước Ka Pét có tổng mức đầu tư dự án là 874,089 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương là hơn 519,9 tỷ đồng và ngân sách địa phương hơn 354 tỷ đồng. Hồ có tổng dung tích hơn 51 triệu m3 và thời gian thực hiện dự án là tới năm 2025.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, mục tiêu đầu tư dự án đã được xác định rất rõ là cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô khoảng 2,63 triệu m3/năm cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết; đồng thời, phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh...

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là hơn 697 ha; trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là 679 ha (đất có rừng là 619 ha, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng và đất không có rừng); còn lại là diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Theo ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, dự án đã được các chuyên gia, các nhà khoa học phân tích kỹ và báo cáo tại rất nhiều kỳ họp, qua hội đồng thẩm định cấp Nhà nước, qua nhiều đoàn kiểm tra của cơ quan trung ương. Sở cũng đã thành lập đoàn kiểm tra và khẳng định nhiều cây gỗ quý, cổ thụ, có kích thước lớn được lan truyền nhiều trên mạng xã hội thời gian qua đều nằm ngoài diện tích dự án.

Đối với vấn đề khai thác gỗ, ông Sơn cho biết, sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt đánh giá tác động môi trường, hoàn tất thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, các ngành chức năng sẽ được lập phương án khai thác rừng. Sau khi phương án khai thác được duyệt thì cấp có thẩm quyền sẽ lập phương án đấu giá. Nhà đầu tư trúng đấu giá sẽ nộp tiền vào ngân sách và khai thác lâm sản. Việc khai thác lâm sản từ dự án sẽ được giám sát chặt chẽ từ đơn vị giám sát và được phân định ranh giới rõ ràng.

Về phương án trồng rừng thay thế, tổng diện tích phải trồng rừng thay thế theo Điều 21 Luật Lâm nghiệp là 1.844 ha. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đợt I với diện tích là 434 ha; trong đó, 144 ha là rừng tự nhiên. Đối với phần diện tích cần trồng rừng thay thế còn lại là 1.410 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát để mở rộng thêm vị trí trồng rừng thay thế bổ sung đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế của dự án.

Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án, đã hoàn thành vào tháng 09/2020. Tuy nhiên, do dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư (Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV) nên các đơn vị liên quan đang phối hợp tổ chức lập lại hồ sơ ĐTM theo quy định để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, Bình Thuận cùng với Ninh Thuận là hai tỉnh khô hạn nhất Việt Nam. Đây là vùng có lượng mưa rất thấp, chỉ 800 - 1.150 mm/năm, nhiều vùng đất khô cằn, hoang hóa, sản xuất nông nghiệp chỉ nhờ vào nước mưa. Chỉ tính nhu cầu nước sản xuất nông nghiệp hàng năm, Bình Thuận cần hơn 500 triệu m3. Do đó, trách nhiệm của tỉnh là lo nước cho dân. Nhiều nhiệm kỳ qua, Bình Thuận tìm mọi cách, vừa xin Trung ương, vừa dùng nguồn lực địa phương xây dựng hệ thống hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi trên toàn tỉnh.

Với đặc điểm địa hình Bình Thuận, muốn làm hồ thủy lợi, không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến rừng. Nhưng có hồ, môi trường chắc chắn sẽ tốt lên vì tích được nước, tăng độ ẩm toàn khu vực, tạo môi trường cho cây sinh trưởng. Vị trí 600 ha rừng để làm hồ thủy lợi đã được đơn vị tư vấn chọn rất kỹ dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có. Tỉnh đã phân tích nhiều phương án, từ đó, tính toán dung tích tối ưu cho cả nhu cầu tưới tiêu và lưu vực nước là 51 triệu m3.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước. Gần đây nhất vào năm 2020, tỉnh Bình Thuận công bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 xảy ra trên địa bàn. Toàn tỉnh đã phải cắt giảm gần 14.000 ha diện tích cây trồng trong vụ đông - xuân và hơn 30.000 ha lúa vụ hè - thu không thể sản xuất, chờ mưa và hơn 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt, vào đầu mùa khô 2023, toàn huyện Hàm Thuận Nam đã phải cắt nước tưới thanh long trong vòng một tháng để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân. Riêng đối với 2 xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần hầu như đất sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước trầm trọng, quá trình sản xuất gặp thiên tai nắng hạn gây thiệt hại cho sản xuất của bà con.

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nhất là tình hình hạn hán diễn ra khốc liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, với việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước Ka Pét có quy mô dung tích chứa hơn 51 triệu m3 để cấp nước với các nhiệm vụ trên sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng khô hạn và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Hàm Thuận Nam và vùng phía Nam Bình Thuận. Mục tiêu của tỉnh Bình Thuận là đến năm 2025 sẽ hoàn thành dự án này theo đúng tiến độ.

Đây là dự án quan trọng cấp Quốc gia và cũng là mong muốn của lãnh đạo, của nông dân tỉnh Bình Thuận từ hơn 20 năm qua. Công trình hoàn thành là nhân dân vùng hưởng lợi sẽ không còn lo lắng về vấn đề nước cho sản xuất, cho sinh hoạt mà hàng năm cứ đến mùa khô là chồng chất nỗi lo vì không đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và cuộc sống.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Phú Thọ: Kịp thời giải cứu cháu bé 5 tuổi bị người tâm thần khống chế (03-10-2024)
    Nghiên cứu dùng phà quân sự đưa dân qua sông khi cầu phao Phong Châu tạm dừng (03-10-2024)
    Chương Mỹ -rốn lũ của Hà Nội có nơi thấp hơn mặt sông 8m (03-10-2024)
    Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng: Xử lý nghiêm cán bộ tiếp tay, bảo kê 'cát tặc' (03-10-2024)
    Phát hiện trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc được hot TikToker bán livestream (03-10-2024)
    Đề nghị xử lý kỷ luật Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và 3 cấp phó (02-10-2024)
    Bà Trương Mỹ Lan khai nhận mua hàng chục bất động sản cho con gái ở nước ngoài (02-10-2024)
    Bà Nguyễn Phương Hằng vĩnh viễn không livestream, ủng hộ miền Trung 10 tỷ đồng (02-10-2024)
    Khởi tố Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 7 thuộc cấp (02-10-2024)
    Đình chỉ giáo viên có cử chỉ thân mật với nam sinh ngay tại lớp (02-10-2024)
    Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Định chủ động ứng phó với bão gần Biển Đông (30-09-2024)
    Tại sao Điện lực Đà Nẵng hủy gói thầu hơn 3 tỷ đồng? (30-09-2024)
    Vụ sập cầu Phong Châu: Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 sẵn sàng tìm kiếm người, phương tiện mất tích (30-09-2024)
    Nhóm lừa tiền 'chạy án' cho trùm mua bán trái phép hóa đơn... lĩnh án (30-09-2024)
    Người phụ nữ xây boong-ke, nuôi chó becgie cảnh giới để bán ma túy (30-09-2024)
    Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 17 cá thể khỉ đuôi dài ở Côn Đảo (30-09-2024)
    Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ 'đòi' loạt 'nợ khủng' (30-09-2024)
    Bão số 3 Yagi gây thiệt hại kinh tế 81.503 tỷ đồng, vẫn cập nhật tiếp (28-09-2024)
    Khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (28-09-2024)
    Hành trình kẻ phê ma túy điều khiển xe tải chạy hơn 70km gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ (26-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Điện lực TP.HCM nhận thiếu sót, xin lỗi khi thay đổi ngày ghi chỉ số điện (07-09-2023)
    Hà Nội xem xét Đề án thành lập quận Gia Lâm (07-09-2023)
    Cựu Tổng Giám đốc Hancorp lĩnh án tù vì gây thất thoát, lãng phí (07-09-2023)
    Quyết liệt phòng chống dịch sốt xuất huyết ở các địa bàn phức tạp (07-09-2023)
    Tạm giữ tổng giám đốc công ty lừa mua nhà TP.HCM nhưng dẫn đi 'dự án ma' (06-09-2023)
    Ông Huỳnh Uy Dũng được xác định không phải là đồng phạm của bà Hằng (06-09-2023)
    Điều trực thăng chở 3 bệnh nhân từ Trường Sa về đất liền cấp cứu (06-09-2023)
    Giải pháp giúp người dân không sập bẫy cuộc gọi mạo danh công an (06-09-2023)
    Hàng loạt dự án Cao tốc Bắc-Nam vẫn vướng mặt bằng, thi công 'xôi đỗ' (05-09-2023)
    Quảng Ninh: Xử lý gần 850 vụ buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc (05-09-2023)
    Quảng Ngãi bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (05-09-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và làm việc tại Binh đoàn 15 (05-09-2023)
    'Hot girl' Bella bị tạm giữ vì trộm cắp xe máy (04-09-2023)
    Vụ tông xe hàng loạt ở Bình Thuận: Chưa đủ cơ sở khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can (04-09-2023)
    Bình Dương: Thông tin mới vụ tự thiêu trước trụ sở Công an (04-09-2023)
    Hàng trăm cảnh sát vây bắt 1 giám đốc công ty bất động sản ở Đồng Nai (04-09-2023)
    Tá hỏa phát hiện bộ xương người lộ thiên trong vườn cà phê (02-09-2023)
    Bắt thêm doanh nghiệp khai thác cát trái phép ở An Giang (01-09-2023)
    Các nước tiểu vùng sông Mekong cần phối hợp xử lý tội phạm mạng và buôn lậu (01-09-2023)
    Thu giữ lượng lớn bánh trung thu trứng muối tan chảy gây sốt thị trường (01-09-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155899577.