Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin
    Tin Việt Nam
Việt Nam nêu vấn đề hợp tác công nghiệp bán dẫn và AI giữa Mỹ và ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
Phiên đấu giá 'Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Milon tại Hà Nội
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Tiềm năng kinh tế biển Việt Nam
Biển Đông được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 64 hệ sinh thái biển rộng (large marine ecosystem) quan trọng của thế giới.

Ba hệ sinh thái lớn thường được đề cập trong Biển Đông là rạn san hô, rừng ngập mặn, và nguồn lợi hải sản. Biển Đông chiếm 20% tổng diện tích rạn san hô của khu vực Đông Nam Á trong khi khu vực này chiếm 34% tổng diện tích rạn san hô của thế giới với 50 trong số 70 loài san hô được biết đến trên thế giới có mặt ở khu vực Tây Ấn-Thái Bình Dương.

Biển Đông chiếm 12% tổng diện tích rừng ngập mặn của thế giới và 30% tổng diện tích rừng ngập mặn của châu Á với 41 trong số 51 loài cây ngập mặn được biết đến trên thế giới. Các vùng biển Đông Á là nơi tập trung 20 trong số 50 loài cỏ biển được biết đến trên thế giới trong đó 18 loài sinh trưởng trong các vùng ven bờ Biển Đông. Biển Đông cũng là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới, với hơn 2.000 loài cá, hơn 90 loài tôm và hơn 70 loài thân mềm.

Việt Nam được lợi từ Biển Đông khi nằm dọc biển và chiếm khoảng 1/3 diện tích Biển Đông. Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng nhưng trữ lượng không cao.

Biển Việt Nam có 2.038 loài cá, trong đó có trên 100 loài cá có thể đánh bắt vì mục đích kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Trữ lượng cá có thể đánh bắt hiện đã suy giảm 25-30%. (từ 4 xuống dưới 3 triệu tấn/năm).

Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, tập trung ở 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, hệ sinh thái rạn san hô chiếm 1/10 diện tích biển (1.122km2) với khoảng 350 loài san hô phân bổ rộng khắp từ Bắc vào Nam. Rừng ngập mặn có khoảng 252.500ha.

Các thảm cỏ biển có tổng diện tích trên 5.583ha. Theo các báo cáo khoa học, hiện 96% các rạn san hô bị tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao. Việt Nam chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo.

Trữ lượng dầu mỏ Việt Nam khoảng 4,4 tỷ thùng, xếp thứ 28 trong số 52 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trữ lượng khí đã xác minh của Việt Nam đạt khoảng 0,6 nghìn tỷ m3, đứng thứ ba trong khu vực. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai hoạt động khai thác dầu khí tại 36 mỏ với 21 hợp đồng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của thềm lục địa Việt Nam, có 5 hệ thống đường ống dẫn khí, 3 nhà máy xử lý khí (2 ở Vũng Tàu, 1 ở Cà Mau).

Hiện tại sản lượng khai thác dầu thô ở trong nước trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm, tương đương đạt 24-26 nghìn tấn/ngày; sản lượng khai thác khí đạt 9-11 tỷ m3/năm, tương đương đạt 26- 30 triệu m3/ngày. Song dự báo khai thác dầu và khí của Việt Nam năm 2025 là 24 triệu TOE giảm xuống dưới 10 triệu TOE vào năm 2045. Trong tương lai, Việt Nam không còn tự chủ về nguồn nguyên liệu dầu khí và sẽ phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài.

Băng cháy (gas hydrate hay methane hydrate) tìm thấy ở Biển Đông được coi là nguồn năng lượng tương lai. Độ dày trung bình trầm tích để chứa băng cháy tại Biển Đông là khoảng 225m, 270m và 365 m với các loại cấu trúc khí metan I, II và H, tức tương ứng với khu vực từ chân dốc thềm lục địa Việt Nam trở ra. Tổng trữ lượng băng cháy ở Biển Đông được đánh giá là 1.38 × 1014 m3, 1.41 × 1014 m3 và 1.7 1014 m3 tương ứng với các loại I, II và H, có biểu hiện tập trung ở Hoàng Sa, Nam Đài Loan, Máng Palawan, các bể Trường Sa, Tư Chính -Vũng May và Phú Khánh.

Việt Nam chưa làm chủ được các giải pháp kỹ thuật và công nghệ khai thác, xử lý băng cháy. Việc đánh giá và phân vùng tiềm năng băng cháy là nhiệm vụ cần được quan tâm xúc tiến và sớm tiếp cận với công nghệ thăm dò và khai thác dạng tài nguyên này.

Năng lượng gió được nói nhiều như cứu cánh cho nền kinh tế biển xanh. Ngân hàng Thế giới năm 2021 đưa ra một kịch bản cao cho Việt Nam như quốc gia thành công trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi với sản lượng 70 GW vào năm 2050, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản). Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, các khó khăn quy hoạch, thu gom, vận chuyển và tranh chấp biển sẽ là rào cản cho mục tiêu này.

Báo cáo 2013 của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ đánh giá Việt Nam sở hữu 22 triệu tấn đất hiếm, chủ yếu trên đất liền, so với Trung Quốc có 55 triệu tấn. Lưu vực sông Mekong được coi là tiềm năng, tạo điều kiện hình thành đất hiếm ở Biển Đông. Khu vực Hoàng Sa và Trường Sa có trữ lượng không cao. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất trên 2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,11 triệu tấn từ năm 2050.

Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng nhưng không phải giàu. Năm vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay liên quan đến sử dụng tài nguyên biển là: Ô nhiễm nghiêm trọng, đánh bắt quá mức, nghiên cứu hiểu biết chưa đầy đủ, không có cơ chế quản lý phát triển bền vững chung và tranh chấp biển.

Để vươn lên thành một quốc gia mạnh về biển, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để quản lý bền vững tài nguyên biển và phát triển khoa học công nghệ biển.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam nêu vấn đề hợp tác công nghiệp bán dẫn và AI giữa Mỹ và ASEAN (11-10-2024)
    Thủ tướng đề nghị Nhật Bản cung cấp ODA cho dự án đường sắt tốc độ cao (11-10-2024)
    Thủ tướng dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với đối tác Trung Quốc và Hàn Quốc (10-10-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các định hướng tương lai quan hệ ASEAN-Trung Quốc (10-10-2024)
    Trao tặng Huân chương Hữu nghị cho cựu Đại sứ Đức tại Việt Nam (09-10-2024)
    Việt Nam-Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (08-10-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam (08-10-2024)
    'Thành công của Lào trong Năm ASEAN 2024 có đóng góp quan trọng của Việt Nam' (08-10-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào (08-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp gặp gỡ báo chí (07-10-2024)
    Việt Nam ủng hộ tích cực và hiệu quả các nỗ lực của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN (06-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp Tổng thống Guinea-Bissau, Madagascar và Ghana (05-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 (05-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Canada, Thủ tướng Bỉ (05-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ai-len Michael Higgins và nhiều hoạt động quan trọng tại Ai-len (03-10-2024)
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt doanh nghiệp Ireland (03-10-2024)
    Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ (02-10-2024)
    Tổng thống Ireland và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (02-10-2024)
    Việt Nam - Mông Cổ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (30-09-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm gửi điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (30-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Thông điệp của Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2023 (16-11-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hungary (15-11-2023)
    Đề nghị Myanmar tạo điều kiện cho người Việt rời khỏi khu vực nguy hiểm (13-11-2023)
    Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) sẽ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam (13-11-2023)
    Xung lực 'nhận diện Việt Nam' trên bản đồ thế giới (11-11-2023)
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Giám đốc điều hành Công ty Warburg Pincus, Hoa Kỳ (10-11-2023)
    Mỹ tiếp tục công nhận Việt Nam không thao túng tiền tệ (08-11-2023)
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Thủ hiến Bang Thuringia, Cộng hòa Liên bang Đức (07-11-2023)
    Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc (06-11-2023)
    Sắp diễn ra Ngày hội 'Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào' (06-11-2023)
    Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc (04-11-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Hungary (02-11-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan dự Diễn đàn Kinh tế Xanh (02-11-2023)
    Việt Nam đạt cấp độ 6 về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (02-11-2023)
    Việt Nam - Mông Cổ hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ mới (01-11-2023)
    Nữ sĩ quan 'mũ nồi xanh' được vinh danh Gương sáng pháp luật 2023 (01-11-2023)
    Việt Nam-Mông Cổ ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững (01-11-2023)
    Việt Nam - Mông Cổ nhất trí thúc đẩy mục tiêu nâng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương (01-11-2023)
    Chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas (26-10-2023)
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ (26-10-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155997266.