Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Bộ Quốc phòng Nga công bố con số tổn thất của Ukraine tại vùng Kursk
    Tin Việt Nam
Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui
    Tin Cộng Đồng
Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới.

Trưa 31/7, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn các phòng Thương mại và công nghiệp Ấn Độ tổ chức. Tham dự có đại diện lãnh đạo bộ, ngành hai nước, cùng đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ.

Tại Diễn dàn, doanh nghiệp hai nước đã có cơ hội giới thiệu về tiềm năng, cơ hội hợp tác, trao đổi về các kế hoạch, dự án đầu tư kinh doanh thời gian tới.

Phía Ấn Độ đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam và bày tỏ ấn tượng với thành công lớn của đất nước hình chữ S đã giúp nơi đây trở thành điểm sáng trong khu vực về phát triển kinh tế, xã hội.

Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị. Kim ngạch thương mại hai nước nước tăng trưởng từ 200 triệu USD vào năm 200 lên 14,4 tỷ USD vào năm 2023. Ấn Độ là một trong 8 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ở chiều ngược lại, Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN hàng đầu trong quan hệ thương mại với Ấn Độ.

Hiện Ấn Độ có 410 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,03 tỷ USD, đứng thứ 25/146 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã đầu tư sang Ấn Độ 16 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 14 triệu USD.

Ông Jitin Prasada, Bộ trưởng Bộ Điện tử và công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết, cả Việt Nam và Ấn Độ đang tập trung vào công nghiệp sản xuất và có vai trò ngày càng cao trong kinh tế thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp hai nước có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư lâu dài.

Về phía Ấn Độ, nước này đang thảo luận về các chính sách hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất xe ô tô, phát điện, xây dựng cảng biển, hàng không… “Hai nước có thể học hỏi mô hình phát triển của nhau, thúc đẩy liên kết cộng đồng doanh nghệp hai bên", ông Jitin Prasadacho bày tỏ mong muốn.

Điểm sáng trong hợp tác

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công to lớn của Ấn Độ trong phát triển nhanh, toàn diện, đạt được tăng trưởng kinh tế cao, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ do Thủ tướng Narendra Modi những năm qua.

Ấn tượng với sự tham gia đông đảo của đại diện cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng cho rằng, điều này thể hiện sự quan tâm, tin tưởng, kỳ vọng vào tiềm năng hợp tác kinh tế song phương và môi trường đầu tư của Việt Nam.

Lịch sử quan hệ Việt Nam-Ấn Độ bắt nguồn từ quá trình giao lưu văn hóa, tôn giáo từ hơn 2.000 năm trước. Hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và giành độc lập dân tộc.

Trải qua hơn 5 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện đã mở ra không gian hợp tác mới về chuỗi giá trị và tài nguyên chiến lược, an ninh kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, khoa học công nghệ, kết nối tài chính, nhân lực chất lượng cao, giáo dục, an ninh quốc phòng...

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại là điểm sáng, trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong chính sách "Hành động hướng Đông".

Nhắc lại tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 3/9/2016, trước Hội nghị thượng đỉnh G20 rằng: "Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ" và "quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và hội tụ những quan điểm về các vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng "việc đặt Việt Nam ở vị trí quan trọng, là "trọng tâm", "cầu nối" trong chính sách "Hành động hướng Đông" đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng phát triển lên tầm cao mới”.

Theo Thủ tướng, để đạt được những thành công này, bên cạnh yếu tố nền tảng là quan hệ hữu nghị tốt đẹp lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc; sự hỗ trợ và quan tâm của Chính phủ hai nước, còn là sự góp sức và đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Ấn Độ đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam, góp phần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong hơn 50 năm qua.

Tạo sự tin cậy cao cho doanh nghiệp hai nước

Thủ tướng cho rằng, có 5 yếu tố nền tảng đã hình thành sự tin cậy cao, thành công, hiệu quả giữa doanh nghiệp hai nước: Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp; tin cậy chính trị cao; thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh tương đồng; ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Người đứng đầu Chính phủ cũng dành thời gian phân tích về những yếu tố nền tảng cho sự phát triển, những định hướng lớn về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị của Việt Nam.

Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; đã ký 16 FTA với hơn 60 nước.

Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chú trọng rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực) dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, làm mới các động lực truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các lĩnh vực mới nổi như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo...). Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Năm 2023, thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022; vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tạo kết nối lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy hợp tác công-tư, huy động mọi nguồn lực phát triển, phát triển mạnh mẽ kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư

Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao như công nghệ cao, điện tử, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), công nghệ sinh học, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…

Thủ tướng một lần nữa khẳng định với các doanh nghiệp Ấn Độ rằng, Việt Nam xem thành công của các nhà đầu tư là thành công của mình. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, hai bên cần hợp tác trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có kết quả, sản phẩm cụ thể, mang lại hiệu quả cao", "cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển".

Hai bên cần tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đối thoại, kết nối đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả; thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hóa của Việt Nam tiếp cận được thị trường Ấn Độ và sớm mở thêm đường bay thẳng giữa hai nước.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển (ODA), trong đó tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng chiến lược, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số và hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường đối thoại để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam; kịp thời báo cáo đối với các vấn đề vượt thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ số, phân cấp, phân quyền, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đầu vào của người dân, doanh nghiệp; chuẩn bị các điều kiện để thu hút đầu tư về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, cung ứng điện, quỹ đất sạch, thành lập các Tổ công tác liên ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ các nhà đầu tư…

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp Ấn Độ tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh (hydrogen), dược phẩm (đặc biệt là vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y), năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học…

Không chỉ vậy, Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp, nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng; coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời, thường xuyên có những khuyến nghị, tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ các rào cản trong quá trình sản xuất, kinh doanh và hoàn thiện thể chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của hai bên, trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện không ngừng phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam-Ấn Độ, Thủ tướng tin tưởng, hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, góp phần đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, ngày càng đơm hoa, kết trái.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui (11-09-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (11-09-2024)
    Vun đắp tình hữu nghị truyền thống đặc biệt Liên bang Nga-Việt Nam (10-09-2024)
    Việt Nam-Mozambique nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư (09-09-2024)
    Việt Nam thúc đẩy hợp tác quân sự với nhiều nước ASEAN (05-09-2024)
    Chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi số báo chí hai nước Việt Nam - Lào (05-09-2024)
    Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tham dự Hội nghị Tư lệnh Lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 21 (04-09-2024)
    Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Đại diện Văn phòng đa quốc gia của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn phụ trách Việt Nam (04-09-2024)
    Google chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam một cách đặc biệt (02-09-2024)
    Việt Nam - Hàn Quốc: Thúc đẩy kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp (29-08-2024)
    Canada đánh giá cao công tác điều hành tài chính, tiền tệ của Việt Nam (29-08-2024)
    Ghép tạng 'hồi sinh' những mảnh đời, nâng tầm y tế Việt Nam trên bản đồ y khoa thế giới (26-08-2024)
    Lễ hội 'Xin chào Việt Nam' kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ (25-08-2024)
    Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc (19-08-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị quốc tế trực tuyến 'Tiếng nói phương Nam' (17-08-2024)
    Việt Nam đạt thành tích cao tại Olympic Trí tuệ nhân tạo quốc tế lần thứ nhất (15-08-2024)
    Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam đang trên đà phát triển (15-08-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper (15-08-2024)
    Khởi đầu mới cho hợp tác Việt Nam - Macau (Trung Quốc) (14-08-2024)
    Ngày mai 13/8, Công chúa Thái Lan thăm làm việc tại Việt Nam (12-08-2024)

Các bài viết cũ:
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Josep Borrell Fontelles (30-07-2024)
    Trưởng Ban Đối ngoại TW tiếp Tổng Thư ký Đảng CNDD-FDD cầm quyền tại Burundi (29-07-2024)
    Tổng thống Joe Biden: Hoa Kỳ sẽ không quên sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (28-07-2024)
    Nữ xạ thủ Việt Nam làm nên lịch sử tại Olympic (27-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế (25-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen (25-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh (25-07-2024)
    Nhiều đoàn cấp cao sang Việt Nam dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (24-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi mãi ở trong trái tim của người dân Uzbekistan (23-07-2024)
    Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới gửi điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (21-07-2024)
    Đại sứ Phạm Hùng Tâm thăm chính thức bang Victoria (20-07-2024)
    Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang (20-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhân cách lớn (20-07-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm gửi điện chúc mừng Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran (17-07-2024)
    Chủ tịch nước: Việt Nam phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược (17-07-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm: Mở ra động lực hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Anh (17-07-2024)
    Việt Nam giành 3 huy chương Vàng, xếp thứ 3/81 nước tại Olympic Sinh học quốc tế (13-07-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia (13-07-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Quốc vương Norodom Sihamoni (12-07-2024)
    Thủ tướng đề nghị Nhật Bản mở cửa cho trái bưởi, chanh leo Việt Nam (09-07-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155466534.