Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Nga thông báo cho Mỹ về tập trận tên lửa siêu vượt âm ở Địa Trung Hải
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão
Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền.

Muỗi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm

Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn cái có mang virus gây ra. Virus gây bệnh này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Khi mắc người bệnh có biểu hiện: Nhức đầu, chán ăn, nóng rát mắt, sốt đột ngột và phát ban ở chi trên và chi dưới, đau hạ sườn phải, nặng hơn có: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.

Viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là do muỗi cỏ/muỗi ruộng có tên khoa học là Culex tritaeniorhynchus) có mang virus gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được virus này vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản.

Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.

Khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu vùng trán, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội. Bệnh nhân có hội chứng màng não và rối loạn ý thức nhẹ.

Sốt rét

Bệnh sốt rét là do muỗi có tên khoa học là Anopheles có mang ký sinh trùng gây ra. Khi gây bệnh sẽ có các triệu chứng và biến chứng khác nhau và cần có các phương pháp điều trị riêng biệt.

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét tên khoa học là Plasmodium, chủ yếu lây truyền qua trung gian loài muỗi Anopheles với các triệu chứng đặc trưng như sốt (theo chu kỳ), ớn lạnh, vã mồ hôi, thiếu máu... Bệnh sốt rét xảy ra thường xuyên quanh năm, nhưng bệnh sẽ bùng phát vào mùa mưa ở khu vực đồi núi...

Khi mắc người bệnh ớn lạnh, nôn mửa, sốt, đổ mồ hôi, ngất xỉu và ho khan...

Chẩn đoán bệnh do muỗi truyền

Tùy từng các biểu hiện mà các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm. Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết dengue sẽ làm xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể để chẩn đoán bệnh.

Nếu nghi ngờ viêm não Nhật Bản sẽ làm xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu của virus JEV trong dịch não tủy.

Nếu nghi ngờ sốt rét sẽ soi lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét dưới kính hiển vi.

Cách phòng bệnh do muỗi truyền

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ...

Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế cụ thể:

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi cỏ, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Khi đi ngủ cần mắc mùng, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Lưu ý, nếu chỉ tiêm 1 mũi vaccine thì không đủ hiệu lực bảo vệ, tiêm 02 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ trên 80%, tiêm 03 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ 90% - 95% trong khoảng 03 năm.

Phòng ngừa bệnh sốt rét

Để phòng ngừa sốt rét người bệnh cần ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất cụ thể:

Diệt muỗi bằng phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa.

Xoa kem xua muỗi.

Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối.

Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước;

Uống thuốc dự phòng: các nước sốt rét lưu hành nặng có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng sốt rét ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét.

Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét; An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Người đàn ông trẻ ở Hà Nội nguy kịch, suy đa tạng sau 5 giờ giết mổ lợn (03-12-2024)
    'Thủ phạm' quen thuộc gây ra vụ ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu (01-12-2024)
    Hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm ở Vũng Tàu (28-11-2024)
    Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ tại Bà Rịa-Vũng Tàu: Đã có hơn 100 người nhập viện (27-11-2024)
    Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam (26-11-2024)
    Canada xác nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng clade I (23-11-2024)
    Cấp cứu sau khi ăn táo đỏ (07-11-2024)
    BV Tâm Anh chẩn đoán và mổ khẩn cứu thai phụ xoắn buồng trứng hiếm gặp (27-10-2024)
    Sớm lập Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM để giải quyết an toàn thực phẩm (14-10-2024)
    'Trận đánh' cân não thực hiện ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên ở Việt Nam (09-10-2024)
    VNVC và Sanofi ký kết tiến tới hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam (09-10-2024)
    Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên (07-10-2024)
    Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khỏe mạnh (02-10-2024)
    Nữ đại úy hiến tặng đôi giác mạc khi qua đời, giúp 2 người tìm thấy ánh sáng (30-09-2024)
    Đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà (24-09-2024)
    21 học sinh nghi bị ngộ độc từ trà sữa trong liên hoan Trung thu (16-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Cấp cứu thành công 7 trường hợp nguy kịch vì khí CO (11-09-2024)
    Chuyển đổi 'chứng chỉ' hành nghề y sang 'giấy phép' hành nghề (08-09-2024)
    Lấy được cục máu đông gây đột quỵ dài chưa từng thấy (31-08-2024)
    Tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe (31-08-2024)
    Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi? (31-08-2024)
    TPHCM lần đầu tiên công bố dịch sởi (27-08-2024)
    Nữ bác sĩ nước ngoài nhận hối lộ của hàng trăm bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tháng (27-08-2024)
    Ca lấy, ghép tạng đặc biệt ở Hà Nội: Sức khỏe hai bệnh nhân tiến triển tốt (25-08-2024)
    Hàng chục y bác sĩ của 3 bệnh viện cúi đầu tri ân người đàn ông trẻ xấu số (24-08-2024)
    Nam thanh niên ngưng thở sau khi được gây tê nhổ răng (17-08-2024)
    Người đàn ông tự đi xe khách xuống Hà Nội để vào viện cấp cứu (16-08-2024)
    An toàn thực phẩm: Phát hiện hóa chất perchlorate trong thực phẩm và nước tại Mỹ (16-08-2024)
    Nhật Bản phát triển phương pháp mới điều trị virus SARS-CoV-2 (16-08-2024)
    Nam sinh đi cấp cứu vì tai nạn không ngờ khi đang ngủ (15-08-2024)
    Thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia (14-08-2024)
    TP.HCM đủ điều kiện công bố dịch sởi (12-08-2024)
    Bộ Y tế chỉ đạo 'nóng' phòng chống dịch bạch hầu tại Thanh Hóa (11-08-2024)
    Bộ Y tế chỉ đạo 'nóng' phòng chống dịch bạch hầu tại Thanh Hóa (11-08-2024)
    Ăn 10 con sâu ban miêu, một thanh niên ở Gia Lai tử vong (07-08-2024)
    Cô gái mắc căn bệnh từng khiến 2 người thân tử vong (07-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157018556.