Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nhà vua Vương quốc Bỉ và Hoàng hậu đi du thuyền ngắm quần đảo Cát Bà
    Tin Thế Giới
Nga bất ngờ tuyên bố ngừng bắn 3 ngày nhân Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra loạt cam kết với cộng đồng doanh nghiệp Việt – Nhật
    Tin Cộng Đồng
Không có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố ở miền Bắc Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Trump nhận tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử khảo sát 80 năm
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Hội Điện ảnh đề nghị Bộ Công an vào cuộc sau đơn đề nghị khẩn của Quyền Linh
    Âm Nhạc
12 năm thân thiết như anh em, Ngô Kiến Huy bất ngờ thể hiện sự bức xúc với quản lý vì chuyện tiền bạc
    Văn Học
Du học sinh Trung Quốc ở Việt Nam - Nhịp cầu hữu nghị từ trái tim

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
'Thủ phạm' quen thuộc gây ra vụ ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu
Qua kết quả xét nghiệm, các loại thực phẩm heo luộc, pate heo, chả lụa, nước sốt thịt heo và rau sống ăn kèm trong bánh mì có nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Liên quan vụ ngộ độc tập thể nghi do ăn bánh mì ở TP Vũng Tàu, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo kết quả xét nghiệm các thực phẩm đầu vào tại tiệm bánh mì, xôi "Cô Ba Bến Đình" (số 6 đường Nguyễn An Ninh, phường 7, TP Vũng Tàu) phát hiện có nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Cơ quan chức năng đã kết luận các mẫu thực phẩm nói trên không đạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Tính đến chiều 29/11, tổng cộng gần 380 bệnh nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị liên quan ăn bánh mì, xôi tại cơ sở trên. Trong đó, một người không qua khỏi là ông T.V.R (71 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu).

Loại vi khuẩn quen thuộc

ThS.BS Trần Thị Thu Nguyệt, Viện Y học ứng Dụng Việt Nam, cho biết nhiệt độ và độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu, nếu không được bảo quản cẩn thận.

Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị suy giảm, nhất là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Khi tiếp xúc với các độc tố của vi khuẩn, cơ thể sẽ giảm khả năng chống lại.

Theo bác sĩ Nguyệt, người dân thường bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Salmonella, E.Coli, Clostridium botulinum. Trong đó, Salmonella là phổ biến nhất.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ, Salmonella là nhóm vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Chúng thường lây lan do nấu không đúng cách và lây nhiễm chéo. Vi khuẩn Salmonella thường được tìm thấy nhiều nhất ở:

Các sản phẩm thịt và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín
Trứng và sản phẩm trứng sống hoặc nấu chưa chín
Sữa tươi hoặc chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa khác
Trái cây và rau sống

Thực phẩm bị nhiễm Salmonella có thể ảnh hưởng đến hình dáng, mùi vị, chất lượng và có khả năng gây bệnh cho người.

"Có nhiều chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh, trong đó chủ yếu là các chủng Salmonella gây ngộ độc thực phẩm (bệnh Salmonellosis), khác với chủng Salmonella gây bệnh thương hàn và phó thương hàn", bác sĩ Nguyệt lý giải thêm.

Khi nào nên nghi ngờ nhiễm Salmonella?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, Salmonella gây bệnh cho con người nhiều hơn chúng ta nghĩ. Cứ mỗi ca mắc được phát hiện thì có tới 30 trường hợp chưa được phát hiện. Tại Mỹ, ước tính mỗi năm Salmonella gây ra hơn 1,35 triệu ca mắc, 26.500 bệnh nhân phải nhập viện và 420 trường hợp không qua khỏi.

Hầu hết người mắc Salmonella sẽ có biểu hiện tiêu chảy, sốt, đau và co thắt ở dạ dày. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm Salmonella, chậm nhất là sau nhiễm 4-7 ngày. Tuy nhiên, một số người không có triệu chứng gì trong vài tuần, hiếm gặp người xuất hiện triệu chứng sau vài tuần nhiễm Salmonella.

Salmonella cũng có thể gây các nhiễm trùng ở đường tiết niệu, máu, xương, khớp, hoặc hệ thần kinh thực vật và não, tủy.

Theo bác sĩ Thu Nguyệt, việc chẩn đoán xác định mắc Salmonella được thực hiện trong phòng xét nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm như phân, tế bào hoặc dịch cơ thể.

Hầu hết người nhiễm Salmonella sẽ hồi phục trong vòng 4 đến 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh nhân cần uống các dung dịch bổ sung nước và điện giải bị mất do tiêu chảy, như Oresol và các dịch uống khác.

Điều trị kháng sinh được bác sĩ cân nhắc cho các bệnh nhân sau:

Người mắc bệnh nặng
Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch, chẳng hạn người có HIV hoặc đang trong hóa trị
Người từ 50 tuổi trở lên có bệnh nền, bệnh mạn tính, như bệnh tim mạch…
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên

Hầu hết người bị tiêu chảy do Salmonella sẽ hết triệu chứng hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ít người có thể bị ảnh hưởng đến chức năng đi ngoài của ruột và mất vài tháng để trở lại bình thường.

Bác sĩ Nguyệt cho biết một vài bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp không nhiễm khuẩn khi mắc Salmonella, có thể kéo dài một vài tháng và rất khó để điều trị hết bệnh. Cá biệt một số người mắc viêm khớp không nhiễm khuẩn này còn có thể bị kích ứng mắt hoặc đau khi đi tiểu.

Những người dễ bị nhiễm Salmonella

Salmonella sống trong đường ruột của người và động vật. Do vậy, con người có thể bị nhiễm Salmonella bằng nhiều cách khác nhau:

Ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc uống nước uống bị nhiễm khuẩn
Chạm vào động vật mang mầm bệnh hoặc các chất thải, dịch tiết của chúng.

Theo CDC Mỹ, một số người có thể bị mắc bệnh nặng hơn những người khác, bao gồm:

Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ mắc Salmonella nhất. Một số báo cáo cho biết 2/3 số người mắc Salmonella trên thế giới là trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nhất là những trẻ không bú sữa mẹ.
Trẻ nhỏ, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người có hệ miến dịch suy yếu dễ mắc Salmonella nặng hơn.
Những người bệnh đang điều trị các thuốc làm giảm acid dạ dày cũng có nguy cơ mắc Salmonella cao hơn.
DanQuyen.com (Theo znews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Không chỉ canxi, sữa tươi còn là chìa khóa cho năng lượng và sức bền (28-04-2025)
    Bộ Y tế: Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau thời điểm kết thúc chiến dịch tiêm vaccine (19-04-2025)
    Xuất hiện nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nặng (17-04-2025)
    Vụ 6 người ngộ độc rượu: Hàm lượng methanol trong rượu vượt ngưỡng hơn 1.000 lần (09-04-2025)
    Tiêm 18 lọ huyết thanh cứu cụ ông bị rắn hổ đất cắn (07-04-2025)
    Người đàn ông không qua khỏi sau khi uống nước dừa, bác sĩ đưa ra cảnh báo (07-04-2025)
    Phát hiện kẹo Kera chứa hơn 33% là chất Sorbitol - nguyên liệu sử dụng làm thuốc xổ (04-04-2025)
    Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi (29-03-2025)
    Có đến 60% bệnh nhi mắc sởi chưa được tiêm chủng (27-03-2025)
    Kẹo rau củ Kera bị thu hồi sản phẩm, phạt 125 triệu đồng (24-03-2025)
    Nhập viện cấp cứu vì uống nước lá vối, xạ đen để giải độc gan (18-03-2025)
    Căn bệnh khiến tính mạng gặp nguy chỉ trong 24 giờ (16-03-2025)
    Ghép tạng Việt Nam: Từ giấc mơ đến đỉnh cao (27-02-2025)
    Người phụ nữ mất túi mật vì nguyên nhân ai cũng có thể mắc (27-02-2025)
    Vụ bác sĩ BV Phụ sản Trung ương bị 'tố' tắc trách: Đã dùng những loại thuốc tốt nhất (22-02-2025)
    Cúm vượt qua Covid-19 trở thành căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm nhất ở California, Mỹ (19-02-2025)
    Người phụ nữ sinh đôi xong vẫn thấy trong bụng 'có cử động', sự thật rất khó tin (15-02-2025)
    Sở Y tế Quảng Nam làm rõ nguyên nhân 3 trẻ em tử vong dịp Tết (04-02-2025)
    Trên 16.500 trẻ chào đời trong dịp Tết Ất Tỵ (02-02-2025)
    Bé trai 6 tuổi tử vong sau khi uống mật cá trắm (23-01-2025)

Các bài viết cũ:
    Hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm ở Vũng Tàu (28-11-2024)
    Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ tại Bà Rịa-Vũng Tàu: Đã có hơn 100 người nhập viện (27-11-2024)
    Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam (26-11-2024)
    Canada xác nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng clade I (23-11-2024)
    Cấp cứu sau khi ăn táo đỏ (07-11-2024)
    BV Tâm Anh chẩn đoán và mổ khẩn cứu thai phụ xoắn buồng trứng hiếm gặp (27-10-2024)
    Sớm lập Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM để giải quyết an toàn thực phẩm (14-10-2024)
    'Trận đánh' cân não thực hiện ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên ở Việt Nam (09-10-2024)
    VNVC và Sanofi ký kết tiến tới hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam (09-10-2024)
    Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên (07-10-2024)
    Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khỏe mạnh (02-10-2024)
    Nữ đại úy hiến tặng đôi giác mạc khi qua đời, giúp 2 người tìm thấy ánh sáng (30-09-2024)
    Đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà (24-09-2024)
    21 học sinh nghi bị ngộ độc từ trà sữa trong liên hoan Trung thu (16-09-2024)
    3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão (16-09-2024)
    Cấp cứu thành công 7 trường hợp nguy kịch vì khí CO (11-09-2024)
    Chuyển đổi 'chứng chỉ' hành nghề y sang 'giấy phép' hành nghề (08-09-2024)
    Lấy được cục máu đông gây đột quỵ dài chưa từng thấy (31-08-2024)
    Tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe (31-08-2024)
    Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi? (31-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bà Già Trầu Cảm Khái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 162258414.