Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nhà vua Vương quốc Bỉ và Hoàng hậu đi du thuyền ngắm quần đảo Cát Bà
    Tin Thế Giới
Tổng thống Ba Lan: Ukraine sẽ phải nhượng bộ
    Tin Việt Nam
Bình luận của Việt Nam về thông tin Mỹ sẽ áp thuế lên đến 800% đối với pin năng lượng mặt trời
    Tin Cộng Đồng
Không có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố ở miền Bắc Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
'Thảm họa bảo mật' ở Nhà Trắng tiếp diễn
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Hội Điện ảnh đề nghị Bộ Công an vào cuộc sau đơn đề nghị khẩn của Quyền Linh
    Âm Nhạc
12 năm thân thiết như anh em, Ngô Kiến Huy bất ngờ thể hiện sự bức xúc với quản lý vì chuyện tiền bạc
    Văn Học
Du học sinh Trung Quốc ở Việt Nam - Nhịp cầu hữu nghị từ trái tim

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Ghép tạng Việt Nam: Từ giấc mơ đến đỉnh cao
Ghép tạng tại Việt Nam không còn là giấc mơ. Những bước phát triển đỉnh cao đáng kinh ngạc của y học nước nhà đã mở ra cánh cửa hồi sinh cho hàng nghìn bệnh nhân đang khắc khoải giành sự sống.

Gần 5 tháng sau ca ghép tim - gan đồng thời đầu tiên ở Việt Nam, anh Đinh Văn Hòa đã trở lại cuộc sống gần như một người bình thường. Anh có thể giúp vợ con làm những công việc tưởng chừng ai cũng thực hiện được như quét nhà, dọn dẹp.

Tết vừa qua, anh Hòa còn nấu cơm, gói bánh chưng. Gia đình rất phấn khởi bởi cuối tháng 9/2024, họ từng mất hết hy vọng khi bác sĩ tiên lượng thời gian sống của anh Hòa chỉ tính bằng giờ.

Người đàn ông 42 tuổi là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được ghép cùng lúc tim - gan. Ca mổ diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) vào tháng 10/2024, đi vào lịch sử ngành ghép tạng, một phần vì đây là ca rất khó, bệnh nhân rất nặng, đánh dấu bước tiến mạnh của ngành ghép tạng Việt Nam trên hành trình hơn 30 năm.

Anh Hòa nhập viện khi tình trạng đã rất nặng, gan suy hoàn toàn không còn chức năng nào, rối loạn đông máu, các mũi tiêm đều ứa máu. Tim bị suy nặng, nhịp đập gần như không đảm bảo được huyết áp.

Cả tim và gan của anh Hòa khi đó đều cần máy móc hỗ trợ; tim phải dùng máy tim phổi nhân tạo còn gan thì dùng máy lọc thay chức năng gan.

“Nếu không có giải pháp thay thế, chỉ khoảng 6 đến 12 tiếng sau, không thể giữ được bệnh nhân”, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhớ lại.

Bởi vậy, khi mũi khâu cuối cùng của ca ghép đồng thời tim - gan đóng lại, 8 tiếng sau tim bệnh nhân đập lại những nhịp đầu tiên, gan hồng hào lên và bắt đầu hoạt động tiết ra mật, thầy thuốc trong phòng mổ vỡ òa.

Gần nửa năm sống cuộc đời mới, anh Hòa vẫn rất xúc động, chỉ biết nói cảm ơn các thầy thuốc Việt Nam và gia đình người hiến tạng.

Gần 3 thập kỷ hiện thực hóa ước mơ ghép tạng

Thế giới bắt đầu nghiên cứu ghép tạng từ đầu thế kỷ XX, nhưng đến năm 1954 mới ghép thận thành công. Năm 1963, ca ghép gan đầu tiên được tiến hành và đến năm 1967, ca ghép gan đầu tiên thành công.

Tại Việt Nam, ý tưởng ghép tạng thai nghén từ những năm 60 thế kỷ trước tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Thời gian đó, y học Việt Nam còn thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở vật chất, thuốc men và nhân lực, song Giáo sư, Viện sĩ Tôn Thất Tùng, khi ấy là Giám đốc Bệnh viện, đã nghiên cứu ghép tạng và đã ghép thành công ở động vật từ năm 1965-1966.

Mong muốn của Giáo sư Tôn Thất Tùng là thực hiện ghép gan, thận cho người vào những năm 1970. Nhưng khi đó, cả nước phải tập trung nhân lực, vật lực cho kháng chiến, rồi cả những khó khăn thời hậu chiến nên ý nguyện, ước mơ khoa học và giấc mơ cứu người của Giáo sư Tùng cùng các bác sĩ phải tạm dừng.

Dù vậy, với tầm nhìn chiến lược, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã gửi các kíp mổ đi học ở nước ngoài, chuẩn bị sẵn lực lượng cho ngành ghép tạng. Ghép tạng khi ấy chỉ là ước mơ đối với giới y học và bệnh nhân Việt Nam không may bị suy tạng cần điều trị thay thế.

Phải tới cuối những năm 1980 - 1990, chương trình ghép tạng mới được xây dựng lại.

Ngày 4/6/1992 đánh dấu lịch sử của ngành ghép tạng trên người của Việt Nam khi ca ghép thận đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội. Bệnh nhân là Thiếu tá Vũ Mạnh Đoan, 40 tuổi (thời điểm ca phẫu thuật diễn ra), bị suy thận giai đoạn cuối. Người hiến thận là em trai ruột 28 tuổi.

Trong ca lấy - ghép tạng đầu tiên này, các giáo sư đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103 và Học viện Quân y đều tham gia với sự hỗ trợ từ chuyên gia người Đài Loan (Trung Quốc).

Hơn một năm sau, tháng 7/1993, các bác sĩ Việt đã tự mình (không cần chuyên gia nước ngoài hỗ trợ) thực hiện ca ghép thận cho bệnh nhân 33 tuổi ở Tuy Hòa, người cho thận là chị ruột của anh, 42 tuổi.

Ghép tạng không còn là giấc mơ. Những bước phát triển đỉnh cao đáng kinh ngạc của y học nước nhà đã mở ra cánh cửa hồi sinh cho hàng nghìn bệnh nhân đang khắc khoải giành sự sống.

Số 1 Đông Nam Á về số ca ghép

“Ngành ghép tạng Việt Nam bắt đầu tương đối muộn so với thế giới, nhưng chúng ta đã tiến những bước rất nhanh”, Tiến sĩ Dương Đức Hùng nhận định.

Đến năm 2012, các bác sĩ Việt Nam đã ghép tạng cho hơn 600 trường hợp, chủ yếu là ghép thận. Trong đó riêng 3 năm 2010-2012, gần 300 ca ghép thận được tiến hành với kết quả tốt. Đến hết năm 2023, số ca ghép được là hơn 8.300 ca.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết tổng chung, sau 33 năm, Việt Nam thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng. 3 năm nay (từ 2022-2024), Việt Nam là quốc gia số 1 tại Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm (trên 1.000 ca). Thận là tạng được ghép nhiều nhất ở Việt Nam (chiếm hơn 84% số ca ghép).

Những năm đầu tiên, số cơ sở thực hiện ghép tạng chỉ đếm trên đầu ngón tay, như Bệnh viện Quân y 103, Chợ Rẫy, Việt Đức, Trung ương Huế, Trung ương Quân đội 108,… Đến nay, cả nước có 27 trung tâm ghép tạng. Trong đó, những tên tuổi như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện là trung tâm ghép gan số 1 Đông Nam Á, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là nơi ghép thành công nhiều tạng và đa tạng đồng thời…

Không chỉ gia tăng nhanh về số lượng trung tâm ghép tạng ở bệnh viện trung ương, hàng chục bệnh viện tỉnh cũng học tập, triển khai, ghi tên thêm vào bản đồ ghép tạng của Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết hằng tuần, đơn vị đều nhận được các hồ sơ xin đăng ký để thực hiện việc ghép tạng từ các tỉnh ở đồng bằng hay miền núi xa xôi.

Giáo sư Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam, cho biết ghép tạng ở Việt Nam đi sau thế giới hơn 40 năm nhưng hiện nay đã sớm hơn 20 năm so với điều kiện ghép tạng trong nước. Điều này vừa mang lại cơ hội sống cho hàng chục nghìn người bệnh vừa khẳng định vị thế của ngành y tế Việt Nam.

Tự tin làm chủ, tự hào được chia sẻ

Tiến sĩ Dương Đức Hùng chia sẻ, những năm đầu thực hiện ghép tạng, các bác sĩ Việt Nam được cử ra nước ngoài để học kỹ thuật lấy - ghép tạng, đưa cách thức tổ chức về áp dụng Việt Nam.

Nhưng giờ đây, không chỉ tự thực hiện độc lập các ca ghép thận, tim, gan…, các bác sĩ Việt Nam còn có những thay đổi kỹ thuật để phù hợp. Bác sĩ Hùng cho hay trong những hội nghị quốc tế lớn tổ chức ở Pháp, khi các bác sĩ Việt Nam báo cáo hoạt động ghép tạng đang thực hiện, đồng nghiệp nước ngoài rất ngạc nhiên. Họ đã đặt lịch để sang tham quan.

“Họ nói ‘Chúng tôi học các bạn’. Điều này cho thấy chúng ta đã có thể trao đổi, bàn bạc một cách bình đẳng với đồng nghiệp nước ngoài, chứ không phải luôn luôn đóng vai người đi học nữa”, Tiến sĩ Hùng cho rằng đây là điều đáng tự hào.

Từ trường hợp ghép thận đầu tiên năm 1992, ca ghép vẫn được các chuyên gia như Giáo sư Phạm Gia Khánh gọi vui là “đi dép lốp lên tàu vũ trụ” (câu của Trung tướng Phạm Tuân), đến nay, các trung tâm ghép tạng lớn của Việt Nam liên tục xác lập các kỷ lục, dấu mốc đáng nhớ.

Năm 2020, trong 16 ngày trung tuần giữa tháng 9, các thầy thuốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực cùng đồng nghiệp của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 4 ca ghép tim, đặc biệt có 2 ca ghép trong hai ngày liên tiếp.

Đây là kỷ lục chưa từng có khi đó. Hai ca ghép chỉ cách nhau vài giờ, mỗi ca ghép đều hơn 10 tiếng. Ê-kíp vừa thực hiện ca trước xong, chỉ kịp nghỉ ngơi, ăn uống ngay tại chỗ rồi lại bắt tay vào ca sau.

Niềm vui của các bác sĩ khi ấy không phải vì ghép được bao nhiêu ca mà các kỹ thuật ghép tim đã đi vào thường quy, việc ghép tạng có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong ngày. Điều này chứng tỏ sức mạnh, tính sẵn sàng của bệnh viện đạt ngưỡng thực hiện kỹ thuật khó, việc mà 10-15 năm trước chưa dám nghĩ đến.

Hơn 4 năm từ kỷ lục đó, đến nay, tại Bệnh viện Việt Đức và nhiều trung tâm lấy - ghép tạng, đã tự viết thêm các dấu mốc mới, như trường hợp anh Đinh Văn Hòa trên đây là ví dụ. Hay đầu năm 2025, chỉ trong 6 ngày (từ ngày 6-11/1/2025), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ghép tạng thành công cho 15 người bệnh từ 4 người cho chết não (4 bệnh nhân ghép tim, 1 bệnh nhân ghép đồng thời gan - thận, 3 bệnh nhân ghép gan, 7 bệnh nhân ghép thận).

Trong hơn 9.500 ca ghép tạng thực hiện trên cả nước trong 33 năm, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đóng góp gần 1/3. Tiến sĩ Dương Đức Hùng khiêm tốn dùng từ “bình thường” khi nói về công tác ghép tạng ở đây. Thực tế, các thầy thuốc tại bệnh viện ngoại khoa hàng đầu Việt Nam này đã có những cải cách, đổi mới, cập nhật những tiến bộ của khoa học, giúp chất lượng ghép tạng tốt lên.

Ví dụ, trước đây thời gian trung bình một ca ghép gan từ người cho chết não khoảng 12-14 tiếng, nhưng nay, thầy thuốc Việt Đức đã thay đổi kỹ thuật để phù hợp và tốt hơn bằng cách đưa nhiều máy móc, dụng cụ thiết bị. Từ đó, thời gian ghép được rút ngắn xuống còn 4-5 tiếng.

Với 4-5 tiếng gây mê được rút ngắn, tình trạng của bệnh nhân sau ghép nhẹ hơn rất nhiều. Điều này giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân ghép gan được rút ống nội khí quản trực tiếp trên bàn mổ hoặc sau ghép chỉ còn 6 tiếng, không cần truyền máu nhiều như trước.

Nhờ vậy, các bác sĩ có thể mổ thêm cho những bệnh nhân nặng hơn mà trước đây rất dè dặt. Hiện tại, bác sĩ Việt Đức đã mở rộng thêm chỉ định, không chỉ tăng về số lượng mà còn nâng cao chất lượng ghép. Cũng nhờ đó, thời gian hậu phẫu, hồi phục được rút ngắn, thuốc men sử dụng ít đi, giảm bớt chi phí. “Lợi đơn, lợi kép”, ông Hùng nhấn mạnh.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ Y tế: Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau thời điểm kết thúc chiến dịch tiêm vaccine (19-04-2025)
    Xuất hiện nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nặng (17-04-2025)
    Vụ 6 người ngộ độc rượu: Hàm lượng methanol trong rượu vượt ngưỡng hơn 1.000 lần (09-04-2025)
    Tiêm 18 lọ huyết thanh cứu cụ ông bị rắn hổ đất cắn (07-04-2025)
    Người đàn ông không qua khỏi sau khi uống nước dừa, bác sĩ đưa ra cảnh báo (07-04-2025)
    Phát hiện kẹo Kera chứa hơn 33% là chất Sorbitol - nguyên liệu sử dụng làm thuốc xổ (04-04-2025)
    Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi (29-03-2025)
    Có đến 60% bệnh nhi mắc sởi chưa được tiêm chủng (27-03-2025)
    Kẹo rau củ Kera bị thu hồi sản phẩm, phạt 125 triệu đồng (24-03-2025)
    Nhập viện cấp cứu vì uống nước lá vối, xạ đen để giải độc gan (18-03-2025)
    Căn bệnh khiến tính mạng gặp nguy chỉ trong 24 giờ (16-03-2025)

Các bài viết cũ:
    Người phụ nữ mất túi mật vì nguyên nhân ai cũng có thể mắc (27-02-2025)
    Vụ bác sĩ BV Phụ sản Trung ương bị 'tố' tắc trách: Đã dùng những loại thuốc tốt nhất (22-02-2025)
    Cúm vượt qua Covid-19 trở thành căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm nhất ở California, Mỹ (19-02-2025)
    Người phụ nữ sinh đôi xong vẫn thấy trong bụng 'có cử động', sự thật rất khó tin (15-02-2025)
    Sở Y tế Quảng Nam làm rõ nguyên nhân 3 trẻ em tử vong dịp Tết (04-02-2025)
    Trên 16.500 trẻ chào đời trong dịp Tết Ất Tỵ (02-02-2025)
    Bé trai 6 tuổi tử vong sau khi uống mật cá trắm (23-01-2025)
    BV Đa khoa Tâm Anh đứng top đầu bệnh viện tư nhân cấp chuyên sâu (18-01-2025)
    Người phụ nữ phải đi cấp cứu do tai nạn khi dọn dẹp giáp Tết (14-01-2025)
    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc (08-01-2025)
    Bộ Y tế thông tin về loại virus đang lây lan tại Trung Quốc (05-01-2025)
    Cấp cứu bé trai 13 tuổi thương tích đầy mình vì tự chế tạo pháo (28-12-2024)
    Phan Như Thảo phải cắt túi mật vì giảm cân sai cách, thừa nhận sai lầm vì đẹp mà bất chấp (23-12-2024)
    Bác sĩ cảnh báo phương pháp chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy' (23-12-2024)
    Người phụ nữ U50 suy gan, thận sau khi ăn loại lá quen thuộc để chữa táo bón (18-12-2024)
    Thuốc miễn dịch đường uống tiềm năng cho người ung thư giai đoạn cuối (13-12-2024)
    Người đàn ông trẻ ở Hà Nội nguy kịch, suy đa tạng sau 5 giờ giết mổ lợn (03-12-2024)
    'Thủ phạm' quen thuộc gây ra vụ ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu (01-12-2024)
    Hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm ở Vũng Tàu (28-11-2024)
    Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ tại Bà Rịa-Vũng Tàu: Đã có hơn 100 người nhập viện (27-11-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bến Hoa Hồng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 161963002.