Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Kỷ nguyên Thái Bình Dương chuyển động
Tháng 10/2011, trong bài xã luận trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton nhìn nhận châu Á-Thái Bình Dương (châu Á-TBD) là động lực mới của thế giới với những cỗ máy kinh tế trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu.

 



Hải quân Mỹ - Philippines diễn tập trên biển.

 

Do vậy, “đến lúc Mỹ giúp châu Á-TBD xây dựng các cấu trúc, thể chế như từng làm ở châu Âu sau Thế chiến II, cấu trúc đã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho Mỹ”.

 

Không phải đến khi chủ thuyết “Kỷ nguyên Thái Bình Dương” được chính quyền Barack Obama nêu ra, vị thế địa-chính trị châu Á-TBD mới được đề cao. Lịch sử chứng minh, khi sức nặng kinh tế dịch chuyển, sức nặng chiến lược cũng dịch chuyển theo. Từ cuối thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia Trung Á, Nam Á, Nam Mỹ, Bắc Mỹ không ngừng “biến hóa” để trở thành quốc gia thành viên.

 

Điển hình là Mỹ, quốc gia tự coi mình là một cường quốc châu Á-TBD sau khi chứng minh rằng, chiếc thuyền đầu tiên của nước này căng buồm tới Quảng Đông, Trung Quốc (TQ) từ năm 1783, sau Cách mạng Mỹ. Hiện nay, Ấn Độ cũng không giấu ý đồ “hướng Đông” để trở thành quốc gia thuộc khu vực này.

 

Theo những lập luận trên, số quốc gia góp mặt trong bản đồ châu Á-TBD ngày một đông đảo, với tổng dân số gần 4 tỷ người, chiếm hơn một nửa dân số thế giới, gồm những nước có diện tích lớn nhất thế giới (Nga, TQ, Mỹ), 3 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, TQ, Nhật Bản), 3 trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (Mỹ, Nga, TQ), 7 trong 10 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới (Mỹ, Nga, TQ, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc).

 

Như vậy, châu Á-TBD trong kỷ nguyên này là hòa bình hay chiến tranh, ổn định phồn vinh hay rối ren nghèo đói… phụ thuộc vào diễn biến cục diện địa-chính trị, mà trong đó Mỹ và TQ nổi lên là hai cực chủ đạo. Theo chủ thuyết “Kỷ nguyên Thái Bình Dương”, Mỹ sẽ triệt thoái toàn bộ lực lượng ra khỏi Iraq và Afghanistan, tức là con đường duy trì thế mạnh toàn cầu của Washington không còn đi qua ngả Baghdad, Jerusalem, Tehran hay Kabul, mà chuyển qua các tuyến hàng hải hướng về châu Á-TBD, đối đầu trực diện cường quốc đang lên TQ.

 

Với tính chất trên, xung đột lợi ích giữa Mỹ-TQ trong “Kỷ nguyên Thái Bình Dương” ngoài đặc điểm tranh giành địa vị lãnh đạo, còn mang tính đối đầu trên biển và đất liền. Mức độ và quy mô đối địch Mỹ-TQ được nhận định không thua kém sự đối đầu Mỹ-Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

 

Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên đột nhiên bùng phát dữ dội sau nhiều năm im ắng (tháng 3/2013), kế đó TQ bất ngờ tuyên bố Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) biển Hoa Đông (tháng 11/2013)… là những diễn biến bất thường ở châu Á-TBD, khiến người ta liên tưởng tới bước đà về một cuộc đối đầu Mỹ-TQ hiện tại và tương lai. Bởi lẽ, trước thời điểm bán đảo Triều Tiên căng thẳng, Washington đã không thể điều quân xuống châu Á-TBD do quan ngại phản ứng từ Bắc Kinh.

 

Khủng hoảng nổ ra, Mỹ lập tức triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á, tăng cường diễn tập quân sự với quy mô ngày càng lớn, liên tục đưa tàu sân bay, tàu chiến, máy bay ném bom chiến lược áp sát biên giới TQ. Trong khi đó, với tuyên bố ADIZ, Bắc Kinh cho thấy họ sẵn sàng đưa ra các giải pháp đáp trả buộc Tokyo và Washington phải “tôn trọng”. Bằng chứng là, ngoài một số chuyến bay quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc (đều nằm trong tầm quét của radar TQ), hàng chục hãng hàng không của nhiều quốc gia trong khu vực, kể cả Mỹ, đã phải đăng ký lịch bay trước khi qua ADIZ.

 

Năm 2011 được xem như dấu mốc, nhưng 2013 mới thực sự là khởi đầu của “Kỷ nguyên Thái Bình Dương”, khi cả Mỹ và TQ đã thực hiện những động thái đầu tiên theo các quy tắc riêng của mình nhằm chiếm lĩnh vị thế tại khu vực. 2014, khả năng xảy ra xung đột quân sự Mỹ-TQ kéo theo can dự của các bên liên quan là không cao. Tuy nhiên, như TS John Swenson-Wright, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế hàng đầu thế giới, từng nói: “Không ai muốn chiến tranh, nhưng đó cũng là những gì người ta nói đến cho tới trước năm 1914, thời điểm nổ ra Thế chiến I”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Tàu ngầm hiện đại nhất thế giới vào Biển Đông (28-12-2013)
    Xung đột vũ trang Trung-Mỹ liệu có xảy ra? (28-12-2013)
    Tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông và Biển Đông: Một năm nổi sóng! (28-12-2013)
    Hàn Quốc hủy hàng loạt cuộc gặp quốc phòng với Nhật (28-12-2013)
    Tổng thống Mỹ Obama: Một năm uy tín “bầm dập” và 2014 đầy thách thức (28-12-2013)
    Người Trung Quốc 'hiến kế' trả đũa thẳng tay Nhật Bản (28-12-2013)
    Bao giờ mới hết nghe lén? (28-12-2013)
    “Xử” Jang Song-thaek “là cần thiết” cho Kim Jong-un (28-12-2013)
    Chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe đẩy Nhật vào thế khó (28-12-2013)
    Vén màn bí mật chuyện Châu Âu giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự (28-12-2013)
    Bạo động dữ dội tại Thái Lan, 1 người chết và 97 người bị thương (27-12-2013)
    Thủ tướng Nhật muốn quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt? (27-12-2013)
    Tập Cận Bình: Mao Trạch Đông không phải thần thánh (27-12-2013)
    Trung Quốc nghĩ gì về thanh trừng ở Triều Tiên (27-12-2013)
    Người Myanmar cư xử thế nào với TQ? (26-12-2013)
    Thành công và thất bại ngoại giao Nga trong năm 2013 (26-12-2013)
    Một năm "thượng đài" của Thủ tướng Shinzo Abe (26-12-2013)
    Chiến lược an ninh mới của Nhật Bản: Logic của sự tích tụ (25-12-2013)
    Putin: Năm 2015 sẽ có Liên minh hậu Xô Viết (25-12-2013)
    Trung Quốc phác thảo ưu tiên ngoại giao năm 2014 (25-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153852657.