Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam giải "bài toán" rủi ro trước nước lớn
Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam.

 


LTS: Năm 2013 là một năm "được mùa" của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập khái niệm "lòng tin chiến lược", duy trì được một môi trường khu vực hòa bình, ổn định đồng thời với việc triển khai ngoại giao nước lớn. Đây là cơ sở để tính toán một năm 2014 theo góc nhìn dài hơi hơn, với những xung lực mới.




Dưới góc nhìn của một "Nhà nước kiến tạo phát triển" như thông điệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa nêu, chính sách đối ngoại phải có tầm nhìn đủ bao quát với những lựa chọn ứng xử khác nhau sẽ giúp quốc gia đối phó một cách hiệu quả với các rủi ro. Khi tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, tình hình nội bộ của các nước lớn và đối tác cũng có những thay đổi, chuyển biến liên tục thì một trong những điểm cốt lõi của ngoại giao Việt Nam 2014 chính là nhận diện và quản lý được rủi ro tiềm tàng khi nó còn chưa lộ diện.




Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài phân tích về thông điệp này, nhìn từ góc độ tác động tới chính sách đối ngoại.

 

Ngoại giao nước lớn và chiến lược lòng tin

 

Các nước lớn là những chủ thể đầy quyền lực trong quan hệ quốc tế, và cường quốc rõ ràng có nhiều công cụ chính sách hơn các nước nhỏ. Mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ, hay giữa các nước lớn với nhau đều chứa đựng đầy rẫy rủi ro mà nếu không biết cách ứng xử khéo léo thì lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ dễ dàng bị đe dọa.

 

Rủi ro lớn nhất trong mối quan hệ với các nước lớn chính là hiểu sai hoặc không thể dự đoán được những bước đi chính sách của họ. Mặc dù có một số điểm chung trong cách hành xử, tuy nhiên mỗi một nước lại có những yếu tố lịch sử, dân tộc,... khác nhau ảnh hưởng tới cách thức các nước lớn nhìn nhận thế giới, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao là khác nhau tùy tình hình và thời điểm cụ thể.

 

Với một nước nhỏ, quá cứng rắn hay quá mềm dẻo khi ứng xử với nước lớn có thể dẫn tới những hệ quả mà nước này không thể kiểm soát được, dẫn tới lợi ích chiến lược bị đe dọa nghiêm trọng. Quá trình phân tích và đánh giá rủi ro sẽ phải xác định được các yếu tố then chốt, giúp nước nhỏ hiểu đúng hơn bản chất các mối quan hệ đan xen phức tạp trong mối quan hệ với các nước lớn. Cuối cùng ngoại giao phải thiết lập được một hệ thống chính sách trong đó ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra.

 


Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

 

Xây dựng "lòng tin chiến lược" chính là một trong những bước "kiến tạo" như vậy. Thiết lập lòng tin chính là một chiến lược nhằm "phòng ngừa rủi ro" về mặt dài hạn thông qua những biện pháp ngoại giao cụ thể, thông qua đối thoại và từ đó tìm kiếm tiếng nói chung. "Đoán" được ý nghĩ và hành động của các nước lớn không những là một môn khoa học, mà còn là một "nghệ thuật" mà các nước nhỏ hơn phải nắm vững để có thể bảo vệ lợi ích cho riêng mình.

Nhưng "đoán" như thế nào, và sau đó là hoạch định chiến lược đối phó với từng kịch bản tiếp cận ra sao lại là một vấn đề khác. Muốn "đoán" thì phải "hiểu", muốn "hiểu" thì phải "đối thoại", và muốn "đối thoại" thì cần có một chiến lược gây dựng lòng tin dài hạn. Phòng ngừa rủi ro chính từ bước đầu tiên, hiểu và xây dựng lòng tin với đối phương. Biển Đông có thể là một thí dụ điển hình.

 

Biển Đông và những rủi ro

 

Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang.

 

Trong một môi trường quốc tế mà sự tin cậy lẫn nhau vẫn chưa thể được xây dựng, cần thiết phải có những đối sách ngắn hạn để đối phỏ với rủi ro có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Và vì là một nước nhỏ, Việt Nam phải chấp nhận một rủi ro lớn hơn rất nhiều. Rủi ro khi các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để đạt ưu thế trong tranh chấp, rủi ro khi các cường quốc bắt tay nhau để "chia chác" các lợi ích trên biển mà không cần "để ý" tới phản ứng của các nước nhỏ hơn.

 

Nhiệm vụ của ngoại giao và những người phân tích chính sách đối ngoại là phải xác định rõ trong từng trường hợp Việt Nam phải ứng xử ra sao, phải có chính sách ứng phó như thế nào để bảo toàn lợi ích và chủ quyền từ ngàn đời nay của quốc gia, với việc đánh đổi ít nhất.

 

Tranh chấp lãnh thổ không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi có những chiến lược dài hơi, với những rủi ro được nhận diện một cách rõ ràng. Một nền ngoại giao chỉ biết thụ động đối phó với tác động từ bên ngoài sẽ dễ dàng đánh mất lợi ích, vị thế và cả bản sắc của cả một quốc gia.

 

Trung Quốc có chiến lược riêng của họ trong tranh chấp biển Đông, và chênh lệch quyền lực là quá rõ ràng giữa Bắc Kinh và các bên còn lại trong tranh chấp. Rủi ro và thách thức trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều lần so với cơ hội, và vì vậy cần những chiến lược rõ ràng cụ thể để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có.

 

"Thể chế hóa" hay "học thuật hóa" chính là những chiến lược như vậy. "Thể chế hóa" là việc làm sao thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa các nước có liên quan tới tranh chấp và cố gắng tìm một đồng thuận về nội dung trong các cánh diễn dịch UNCLOS khác nhau. Làm sao để giúp Trung Quốc nhận ra được lợi ích của việc xây dựng COC, và làm thế nào giúp ASEAN trở nên đoàn kết hơn nữa trong vấn đề này chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2014, thông qua việc lấy cơ chế xây dựng lòng tin chiến lược làm nền tảng.

 

Bên cạnh đó, "học thuật hóa" sử dụng sức mạnh của khoa học và lý lẽ như một vũ khí tuyên truyền nhằm "đánh bật" những lập luận và bằng chứng khống, thiếu sức thuyết phục từ phía Trung Quốc, vốn áp đảo trên các diễn đàn quốc tế. Một sự kết hợp giữa khoa học vốn mang đậm tính hợp lý và logic, và tuyên truyền với sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ giúp các quan điểm của Việt Nam vừa mang sức nặng và tính thuyết phục, lại vừa được phổ biến một cách rộng rãi trên các diễn đàn, cả trong và ngoài nước.

 

Môi trường quốc tế đầy biến động hiện nay đi kèm với quá trình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung khiến cho tương lai an ninh khu vực trở nên rất bấp bênh. Điều này đòi hỏi việc hoạch định sách lược ngoại giao phải có những chiến lược cụ thể, rõ ràng, nhận diện được những rủi ro có thể xảy đến trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 

Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam trong thời điểm 2014 hiện nay, lẫn tương lai trung hạn sắp tới.

 

Theo Nguyễn Thế Phương
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương (02-07-2024)
    Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (01-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm  (30-06-2024)
    Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông (26-06-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (24-06-2024)
    Thúc đẩy tình hữu nghị, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản (24-06-2024)
    Việt Nam ủng hộ HĐBA LHQ trong giải quyết thách thức an ninh mạng toàn cầu (21-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 (21-06-2024)
    Thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật (19-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư (18-06-2024)
    Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (17-06-2024)
    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững (17-06-2024)
    Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực (17-06-2024)
    Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi (15-06-2024)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới (13-06-2024)
    Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Hàn Quốc (13-06-2024)
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)
    Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (10-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Đối ngoại năm 2013 toàn diện, trọng tâm và chiến lược (31-12-2013)
    Tổng Bí thư làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận TƯ (31-12-2013)
    Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27-12-2013)
    Uy tín và trách nhiệm của Liên hợp quốc (20-12-2013)
    Nhật Bản cam kết sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (16-12-2013)
    Ngoại trưởng Mỹ Kerry tản bộ thăm Nhà thờ Đức Bà TPHCM (14-12-2013)
    Nhà nước Việt Nam luôn bảo vệ, thúc đẩy quyền con người (10-12-2013)
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký lệnh công bố Hiến pháp (09-12-2013)
    Thủ tướng Hun Sen tiếp Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (03-12-2013)
    97,59% đại biểu có mặt ấn nút thông qua Hiến pháp (28-11-2013)
    Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng (27-11-2013)
    Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand (25-11-2013)
    Công trình mang biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nga (25-11-2013)
    Tổng thống Mông Cổ kết thúc chuyến thăm Việt Nam (25-11-2013)
    Việt Nam giữ vị trí tiên phong về cải tổ Liên hợp quốc (23-11-2013)
    Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Mông Cổ (22-11-2013)
    Tăng cường hợp tác Việt Nam-Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực (18-11-2013)
    “Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người” (14-11-2013)
    Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất (12-11-2013)
    Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Nga Putin tại Việt Nam (11-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153881434.