Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga, EU được - mất gì sau lệnh cấm vận?
Nhiều nước châu Âu thừa nhận chính họ đã chịu thiệt hại lớn hơn từ cuộc chiến lệnh trừng phạt giữa phương Tây và Nga.

 


Thực tế này diễn ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và phía Nga ngày 6/8 cũng đã có sắc lệnh với nội dung cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Nga một số mặt hàng nông sản, nguyên liệu và lương thực thực phẩm có xuất xứ từ những quốc gia đã áp đặt trừng phạt kinh tế chống lại các cá nhân và thể nhân của Nga, hoặc những quốc gia đã ủng hộ quyết định trừng phạt này.

 

EU thiệt hại, ra sức tìm kiếm thị trường mới

 

Sự thiệt hại của các nước Liên minh châu Âu được ghi nhận không chỉ trên lĩnh vực công nghiệp mà đặc biệt còn thiệt hại lớn trên lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản.

 

Cụ thể, vào ngày 31/7, Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt ngày 31/7 nhận định các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga ảnh hưởng lớn tới lợi ích của nước này, đặc biệt tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu công nghiệp.

 

Cùng ngày, Thời báo tài chính Anh đưa tin cố phiếu của hãng trang phục thể thao hàng đầu thế giới Adidas đã giảm 15% sau khi hãng công bố dự báo giảm lợi nhuận liên quan đến việc sớm đóng cửa hàng loạt cửa hàng tại Nga để tránh rủi ro.

 

Không chỉ Adidas, nhiều doanh nghiệp lớn khác ở châu Âu như Siemens, Royal Dutch Shell, Erste Group cũng bày tỏ lo ngại về những thiệt hại kinh tế sau các lênh cấm vận của EU và Mỹ đối với Nga.

 

Huân tước Bamford, Chủ tịch tập đoàn JCB chuyên sản xuất và xuất khẩu máy móc xây dựng lớn hàng đầu tại Anh cũng từng cho biết nếu các biện pháp trừng phạt của EU ngăn cản việc các công ty bán máy móc và linh kiện cho Nga thì chắc chắn JCB sẽ bị ảnh hưởng lớn và hàng trăm việc làm của Anh sẽ bị mất.

 

Đặc biệt, khó khăn hiện hữu trong hoạt động xuất khẩu rau quả từ Ba Lan sang Nga đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ba Lan đích thân gửi thư yêu cầu quan chức EU phụ trách nông nghiệp, y tế và thương mại nhanh chóng tổ chức cuộc họp thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu của Nga. Bộ này cho biết thiệt hại cho khu vực trồng rau quả Ba Lan có thể lên đến 500 triệu euro.

 


Nga cấm nhập khẩu rau quả từ Ba Lan. (Nguồn: The Moscow Times)

 

Theo đó, Ba Lan hi vọng với tinh thần tương trợ của EU, các biện pháp tương ứng sẽ được áp dụng nhằm hạn chế hậu quả tiêu cực do lệnh cấm của Nga đối với các nhà trồng rau quả Ba Lan cũng như các nước khác trong EU.

 

Trước những khó khăn vừa nêu, các nước bị cấm xuất khẩu thực phẩm sang Nga bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy sẽ buộc phải định hướng lại sản xuất để xuất khẩu sang các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh và các nước vùng Caribbean.

 

Thậm chí, các nhà xuất khẩu của Cộng hòa Séc cho biết họ đang tìm kiếm những hướng đi mới cho xuất khẩu sản phẩm, trong đó kêu gọi khôi phục quan hệ thương mại với Iran, vốn là một bạn hàng lớn, song thị trường này đã bị đóng cửa hàng chục năm nay đối với Séc do những nguyên nhân chính trị.

 

Trước những khó khăn trước mắt, Phòng Kinh tế Cộng hòa Séc hiện đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh hợp tác đầu tiên mang tính lịch sử với Iran. Dự kiến, chuyến khảo sát thị trường Iran sẽ được thực hiện vào tháng 9/2014.

 

Về phía Phần Lan, trong ngày 6/8 vừa qua, Thủ tướng Alexander Stubb cũng đã buộc phải lên tiếng về các thiệt hại mà nền kinh tế nước này phải hứng chịu dù chỉ sau vài tuần EU áp đặt trừng phạt.

 

Ông Stubb cũng cho rằng cần áp dụng nguyên tắc “đoàn kết kinh tế”, có thể hiểu là vì mục đích chung của cả EU và Mỹ mà sẽ có thành viên chịu tổn thương, do đó họ cần phải nhận được sự bồi thường và hỗ trợ.

 

Thực tế, liên minh châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010. Cuộc khủng hoảng này khi đó đã đặt EU đứng trước nguy cơ tan rã khi nguyên tắc hoạt động của cả khối mâu thuẫn với lợi ích của từng quốc gia thành viên.

 

Nga có "ngán" EU trừng phạt?

 

Sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, theo hãng tin Nga ITAR-TASS, ngày 6/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh "Về áp dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt riêng rẽ nhằm bảo đảm an ninh Liên bang Nga."

 

Sắc lệnh yêu cầu các cơ quan chính quyền trung ương thực thi những biện pháp liên quan, theo đó trong thời gian 1 năm kể từ ngày sắc lệnh trên có hiệu lực, phải cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Nga một số mặt hàng nông sản, nguyên liệu và lương thực thực phẩm có xuất xứ từ những quốc gia đã áp đặt trừng phạt kinh tế chống lại các cá nhân và thể nhân của Nga, hoặc những quốc gia đã ủng hộ quyết định trừng phạt này.

 


Tổng thống Nga Putin gia tăng các biện pháp đáp trả sự trừng phạt của EU

 

Tổng thống Putin đã chỉ thị Chính phủ Nga lên danh sách các mặt hàng nông sản, nguyên liệu và lương thực thực phẩm nằm trong danh sách cấm hoặc hạn chế nhập khẩu trên, cũng như các biện pháp cụ thể cần thiết để thực hiện sắc lệnh.

 

Hãng phân tích thị trường Euromonitor cho biết, lệnh cấm của Moskva chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mà Nga có thể sản xuất trong nước hoặc ít phụ thuộc hơn cả, cụ thể nhập khẩu các nhóm hàng bị áp lệnh cấm chỉ bằng 10% sản lượng các nhóm hàng đó tại Nga.

 

Vậy, trong trường hợp mâu thuẫn giữa Nga và EU leo thang, những trừng phạt về kinh tế được mở rộng, phía Nga sẽ hạn chế nhập khẩu nhiều hơn những sản phẩm nông sản từ các nước EU, hoặc phía EU cương quyết không xuất khẩu những sản phẩm nông sản mà Nga đang có nhu cầu và không tự sản xuất được gia tăng sức ép với Nga, Nga sẽ tìm kiếm thị trường mới ở đâu?

 

Liệu Trung Quốc có phải lựa chọn đầu tiên của Nga khi trước đó, đứng trước nguy cơ gia tăng trừng phạt và không bán năng lượng cho EU, Nga đã tìm lối thoát cho ngành xuất khẩu năng lượng của mình bằng việc ký hợp đồng 400 tỷ USD cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Tiếp đến, Nga có hợp tác mua linh kiện quốc phòng của Trung Quốc sau khi Mỹ yêu cầu các đồng minh chấm dứt mọi hợp tác quân sự với Nga.

 

Việc tìm kiếm thị trường mới của Nga cũng là một cơ hội tốt cho các quốc gia khác đặc biệt là Việt Nam khi Nga và Việt Nam đang trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, kim ngạch thương mại song phương có bước phát triển tích cực. Nga cũng đang tìm kiếm những cơ hội gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á nói chung. Việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt và đòn đáp trả của Nga hoàn toàn có thể mở ra cơ hội hợp tác của các thị trường này với các thị trường mới mà chưa khai thác hết tiềm năng.

 

Nhưng nắm bắt cơ hội tham tán thương mại của Việt Nam tại Nga chắc chắn sẽ phải hoạt động nhiều hơn ngay cả thời điểm này khi lệnh trừng phạt mới chỉ diễn ra ở một số mặt hàng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn (03-07-2024)
    Rộ tin đồn Tổng thống Ukraine Zelensky thất vọng với Thủ tướng Shmyhal (03-07-2024)
    Trung Quốc hiện diện tại 4 căn cứ quân sự cũ của Liên Xô trên đất Cuba? (03-07-2024)
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Liệu Nga có thực sự sắp xâm lăng Ukraine? (09-08-2014)
    Nhà môi giới mới cho hòa bình Trung Đông (08-08-2014)
    Mỹ mở lại không kích trên đất Iraq (08-08-2014)
    “Sai lầm lớn nhất của Mỹ, EU là đánh giá thấp người Nga” (08-08-2014)
    Hé lộ phi vụ thả bom hạt nhân giả của Mỹ - Kỳ cuối (08-08-2014)
    Báo Pháp: “Nguy cơ Nga mở cuộc chiến tranh với Ukraine ngày càng rõ nét” (08-08-2014)
    Cuộc đua ngầm ở Mỹ Latin (K1): 3 chuyến thăm (07-08-2014)
    Hé lộ phi vụ thả bom hạt nhân giả của Mỹ - Kỳ 1 (07-08-2014)
    Truyền thông biến dạng khi phản ánh về xung đột dải Gaza (07-08-2014)
    Vì sao Nhật không nhắc đến vụ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki? (07-08-2014)
    Bí ẩn Thế chiến thứ nhất: Một lính Anh từng tha mạng Hitler? (07-08-2014)
    Vì sao chính quyền của ông Kim Jong un muốn tăng quan hệ với ASEAN? (07-08-2014)
    Chiến lược Pakistan của Nga (06-08-2014)
    69 năm và bài học từ nỗi đau bom nguyên tử Hiroshima, Nagasaki (06-08-2014)
    Putin thúc giục chính phủ lên kế hoạch "trả đũa" phương Tây (06-08-2014)
    Mỹ nỗ lực cản bước Trung Quốc tại châu Phi (06-08-2014)
    Israel đóng sập “cửa sổ nhân đạo” ở Gaza (05-08-2014)
    Bộ Ngoại giao Nga: NATO đang "hồi sinh" chiến tranh lạnh (05-08-2014)
    Trung Quốc bắt "gián điệp" Canada để trả đũa? (05-08-2014)
    Nhật thông qua sách trắng quốc phòng, coi Trung, Nga, Triều là mối đe dọa chính (05-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153912359.