Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Sai lầm chiến lược của phương Tây ở Ukraina
Hành động của Putin là dễ hiểu. Ukraina là một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Nga. Không có nhà lãnh đạo Nga nào chịu được một liên minh quân sự được xem là kẻ thù của Moskva di chuyển tới Ukraina. Cũng không có bất kì nhà lãnh đạo Nga nào chịu đứng yên trong khi phương Tây đang có âm mưu cài đặt một chính phủ có mục đích đưa Ukraina về phe của phương Tây.

 


 


 


Mở đầu bài viết đăng trên tờ Foreign Affairs (Đối ngoại), giáo sư John J.Mearsheimer (Đại học Tổng hợp Chicago, Mỹ) khẳng định Mỹ và các đồng minh châu Âu là những đối tượng phải chịu trách nhiệm lớn nhất về cuộc khủng hoảng Ukraina. Gốc rễ của vấn đề này chính là sự khuếch trương của NATO với mục tiêu đưa Ukraina thoát khỏi “quỹ đạo” của Nga và đưa nước này hướng sang phía châu Âu. Đồng thời sự mở rộng của Liên minh châu Âu (EU) về phía đông và sự ủng hộ của phương Tây đối với phong trào dân chủ ở Kiev - bắt đầu với cuộc Cách mạng Cam năm 2004 – cũng là một nhân tố lớn gây ra tình trạng hiện nay tại miền Đông Ukraina.

 

Kể từ giữa những năm 1990, các nhà lãnh đạo Nga đã cực lực phản đối sự khuếch trương của NATO và trong những năm gần đây, họ đã khẳng định rằng sẽ không đứng yên để nhìn những nước láng giềng quan trọng bị biến thành một pháo đài của phương Tây. Đối với ông Putin, việc cựu Tổng thống Ukraina Yanukovych, một tổng thống ủng hộ Nga, bị lật đổ giống như “giọt nước tràn ly”. Đáp lại với hành động mà Nga không thể chấp nhận được đó, ông Putin dường như đã không mảy may do dự khi sáp nhập Crimea, bán đảo mà ông lo sợ rằng sẽ trở thành căn cứ hải quân của NATO. Đồng thời, ông Putin được cho là sẽ gây mất ổn định ở Ukraina cho đến khi nước này từ bỏ nỗ lực gia nhập EU.

 

Hành động đáp trả của ông Putin đối với mục đích của phương Tây chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Phương Tây đang di chuyển vào sân sau của Nga và đe dọa lợi ích chiến lược cốt lõi của Moskva bất chấp cảnh báo của ông Putin.

 

Mỹ và các nhà lãnh đạo châu Âu đã mắc sai lầm trong việc cố gắng biến Ukraina thành một thành trì phương Tây ở sát biên giới Nga. Hiện, những hậu quả của sai lầm đó đã xuất hiện và chúng sẽ còn lớn hơn nữa nếu họ vẫn tiếp tục các chính sách thiếu chín chắn như vậy.

 

Công cụ cuối cùng của phương Tây nhằm kéo Kiev khỏi Moskva là truyền bá các giá trị phương Tây, thúc đẩy dân chủ ở Ukraina và các quốc gia hậu Xô Viết khác. Kế hoạch này thường đòi hỏi sự ủng hộ tài chính của các cá nhân và tổ chức thân phương Tây. Victoria Nuland, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu, ước tính kể từ năm 1991, Mỹ đã đầu tư hơn 5 tỷ USD để giúp Ukraina đạt được cái mà họ gọi là "tương lai xứng đáng" với nước này thay vì lệ thuộc vào Nga. Chính phủ Mỹ đã cấp vốn cho Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED). NED đã tài trợ cho hơn 60 dự án nhằm thúc đẩy dân chủ ở Ukraina. Sau khi ông Yanukovych giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraina vào tháng 2/2010, NED cho rằng ông Yanukovych đã phá hoại mục tiêu của mình, và vì vậy tổ chức này tăng cường hỗ trợ phe đối lập và tăng cường các thể chế dân chủ ở Ukraina.

 

Khi các nhà lãnh đạo Nga nhìn vào những chiến lược trên của phương Tây ở Ukraina, họ lo lắng rằng đất nước của họ có thể sẽ trở thành “nạn nhân” tiếp theo. Và nỗi sợ hãi này không phải là không có căn cứ. Hồi tháng 9/2013, ông Gershman, Chủ tịch của NED, đã viết trên tờ Washington Post rằng: "Việc Ukraina lựa chọn gia nhập châu Âu sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của hệ tư tưởng chủ nghĩa đế quốc Nga do Putin đại diện". Ông nói thêm: "Nga cũng phải đối mặt với một sự lựa chọn, và Putin sẽ bị thất bại không chỉ ở các nước láng giềng mà còn chính trong nước Nga”.

 

Đến tháng 11/2013, tình hình căng thẳng bắt đầu được châm ngòi bằng việc ông Yanukovych từ chối một hợp đồng kinh tế lớn với EU và quyết định chấp nhận một thỏa thuận thay thế trị giá 15 tỷ USD từ phía Nga. Quyết định này đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ, leo thang thành bạo lực, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Các sứ giả phương Tây vội vã bay đến Kiev để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ngày 21/2, chính phủ và phe đối lập đi đến thống nhất cho phép Yanukovych duy trì quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Tuy nhiên, một ngày sau đó, ông này bị lật đổ và chạy sang Nga. Chính phủ mới được lập lên với cốt lõi là những người thân phương Tây và chống Nga.

 

Mặc dù chưa rõ Mỹ có tham gia vào cuộc đảo chính này hay không nhưng chắc chắn Washington ủng hộ sự kiện này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Victoria Nuland và Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Chris Murphy cũng đã tham gia biểu tình chống chính phủ ở Ukraina. Ông John Mc Cain còn đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Viktor Yanukovych nếu nhà chức trách nước này tiếp tục giải tán biểu tình bằng bạo lực.

 

Sau khi ông Yanukovych bị lật đổ, ông Geoffrey Pyatt, Đại sứ Mỹ tại Ukraina còn tuyên bố, đó là một sự kiện trọng đại đối với Ukraina. Theo một đoạn ghi âm được tiết lộ, Nuland ủng hộ việc thay đổi chế độ và muốn chính trị gia người Ukraina Arseniy Yatsenyuk trở thành thủ tướng lâm thời. Ông Yatsenyuk đã lên làm thủ tướng đúng với mong muốn đó. Người Nga chắc chắn nghĩ rằng phương Tây đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ông Yanukovych bị lật đổ.

 

Do đó, hành động của Putin là dễ hiểu. Ukraina là một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Nga. Không có nhà lãnh đạo Nga nào chịu được một liên minh quân sự được xem là kẻ thù của Moskva di chuyển tới Ukraina. Cũng không có bất kì nhà lãnh đạo Nga nào chịu đứng yên trong khi phương Tây đang có âm mưu cài đặt một chính phủ có mục đích đưa Ukraina về phe của phương Tây.

 

Washington có thể không thích lập trường của Moskva, nhưng phải hiểu được logic đằng sau đó. Các cường quốc luôn nhạy cảm với những mối đe dọa tiềm năng gần lãnh thổ của họ. Hãy tưởng tượng xem Washington sẽ phẫn nộ thế nào nếu Trung Quốc xây dựng một liên minh quân sự lớn và cố gắng kéo Canada và Mexico về phía mình. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Nga cũng đã nhiều lần cảnh báo rằng, họ không thể chấp nhận được việc NATO mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới Georgia và Ukraina, hay bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến những quốc gia này chống lại Nga.

 

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1998, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Nga, George Kennan cũng dự đoán rằng sự khuếch trương của NATO sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng.

 

Nga sẽ không thể bỏ qua bộ ba chính sách của phương Tây gồm sự khuếch trương của NATO, sự mở rộng của EU và chiến dịch thúc đẩy dân chủ.

 

Sau những lập luận trên, ông Mearshemer đã đề xuất giải pháp để phương Tây thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Ukraina:

 

Ông nói: “Có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraina, tuy nhiên, nó sẽ đòi hỏi phương Tây phải suy nghĩ về đất nước này theo một cách hoàn toàn mới. Mỹ và các đồng minh nên từ bỏ kế hoạch tây hóa Ukraina mà thay vào đó khiến Kiev thành điểm trung hòa giữa NATO và Nga, giống như vị trí của Áo trong Chiến tranh Lạnh. Điều đó có nghĩa là, chính phủ tương lai của Ukraina không nghiêng về Nga cũng không nghiêng về phương Tây.

 

Các lãnh đạo phương Tây phải thừa nhận rằng ông Putin rất coi trọng các vấn đề của Ukraina và sẽ không cho phép xuất hiện một chế độ chống Nga tồn tại ở Kiev.

 

Mỹ và các đồng minh châu Âu hiện đang phải lựa chọn về Ukraina. Họ có thể tiếp tục chính sách hiện tại, làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Nga và phá hủy Ukraina, một kịch bản mà tất cả sẽ là kẻ thua cuộc. Hoặc họ sẽ chuyển hướng, tạo ra một Ukraina thịnh vượng nhưng trung lập, một nước không đe dọa Nga và cho phép phương Tây sửa chữa các mối quan hệ với Moskva. Bằng cách đó, tất cả đều là người chiến thắng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Ấn Độ ráo riết phòng thủ trước Trung Quốc (23-08-2014)
    Mỹ “kết thân” với cựu thù để tấn công tổ chức khủng bố? (23-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K3): Tương lai khó đoán (23-08-2014)
    Vì sao khủng bố dùng công dân Anh để hành quyết nhà báo Mỹ? (23-08-2014)
    Vì sao Tổng thống Ukraine giải tán Quốc hội? (22-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K2): Diễn biến nguy hiểm (22-08-2014)
    Nữ chính trị gia: Ít số lượng, nhiều lợi thế (22-08-2014)
    Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" nguy hiểm tới mức nào? (22-08-2014)
    Ấn Độ: Đưa 17 quân đoàn, 150 xe tăng T-72 đến biên giới giáp TQ (22-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K1): Tuyên chiến (21-08-2014)
    Nhà nước Hồi giáo (IS) muốn gì khi hành quyết phóng viên Mỹ? (21-08-2014)
    Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Quốc? (21-08-2014)
    "Tình thân mến thân" với Trung Quốc, Nga được và mất gì? (20-08-2014)
    Triều Tiên đem xe tăng đến biên giới "dọa"' Trung Quốc (20-08-2014)
    Phá đường dây gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ (20-08-2014)
    Phóng viên Mỹ bị "trảm" dã man bởi IS (20-08-2014)
    Cuộc nói chuyện giữa những “người điếc” (19-08-2014)
    “Bà đầm thép” Hồng Kông đối đầu với Bắc Kinh (19-08-2014)
    Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền như thế nào? (19-08-2014)
    Ukraine cầu cứu, phương Tây quay lưng (19-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153873386.